Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 43)

3.1.2.1. Kỉnh tế

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-Hòa Lạc nên có nhiều lợi thế phát triền các khu đô thị và công nghiệp.

Khai thác lợi thế trên địa bàn huyện, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình CNH-HĐH đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước.

Theo báo cáo tại Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ 23 năm 2020, giai đoạn 2015-2020, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,7%/năm; thu ngân sách năm năm đạt hơn 4.200 tỷ đồng, cao gấp 4,16 lần so giai đoạn 2010-2015. Thu nhập binh quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/nãm, tăng gấp 1,9 lần so năm 2015. Việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đạt kết quả nổi bật, toàn diện, đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2018, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội trước hai năm.

Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó, vùng trồng cây ăn quả là 1.500ha, gồm: Vùng chuyên canh nhãn chín muộn tại xã Đại Thành 165ha; vùng trồng bưởi, nhãn, ổi, phật thủ tại xã Yên Sơn,

Sài Sơn, Phượng Cách, Đồng Quang với diện tích 600ha; vùng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã cấn Hữu, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông

Yên với diện tích 750ha. Môi mô hình phát triên kinh tê trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cho doanh thu từ 500 triệu đồng đến 3,5 tỷ đồng/hộ/năm; mô hỉnh thủy sản từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng như cụm công nghiệp Yên Sơn, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ - Thạch Thán, Tân Hòa, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Liệp Tuyết và Ngọc Liệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.

Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng CNH-HĐH trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

Tuy vậy, mũi nhọn thực sự đem lại nhiều hứa hẹn cho Quốc Oai trong tương lai phải là công nghiệp. Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đà được khai thông, chạy cắt ngang 4 xã phía Bắc của Quốc Oai với chiều dài 9 km đã mở ra cho Quốc Oai cơ hội rất lớn để phát triển đồng đều mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có công nghiệp.

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến nãm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trên địa bàn huyện Quốc Oai có các khu: khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các khu đô thị (chủ yếu dọc hai bên trục đường Láng Hòa Lạc), các khu sinh thái nông nghiệp, dịch vụ du lịch, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm vui chơi giải trí phát triền ở ven đê sông Đáy; các vùng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá ven sông Tích và dọc đê Hữu sông Đáy. Diện tích đất nằm trong khu đô thị sinh thái Quốc Oai là 1.750 ha, khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc 2.250 ha. 3.7.2.2. Xã hội

Theo kết quả tổng hợp, hiện trên địa bàn huyện Quốc Oai có dân số gần 188.000 người, trong số đó, người đang trong độ tuổi lao động chiếm gần 109.000 người, chiếm 57,97%, chủ yếu trong các lĩnh vực: nông nghiệp, tiều thủ công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ. số lao động có việc làm qua đào tạo là 76.235 người, đạt tỷ lệ 69,35% so với số lao động có việc làm, giải quyết việc làm thường xuyên và

ôn định cho 8.900 lao động. Bên cạnh đó, tỉ lệ that nghiệp và thiêu việc làm chiêm trên 7%.

Thu nhập bình quân đầu người cùa huyện tăng mạnh từ 29 triệu đồng năm 2015 đến năm 2018 đạt 44 triệu đồng/người/năm. Các hộ nghèo trên địa bàn đều được quan tâm hỗ trợ xây sửa nhà ở, tư liệu sản xuất, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ khám, chữa bệnh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm...để ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo. Đến hết năm 2018, số hộ nghèo giảm còn 253 hộ, tỷ lệ 0,46%.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được quan tâm, nhất là ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động.

Huyện Quốc Oai có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt quần thể di tích, danh thắng Chùa thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng. ƯBND huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 97,6 tỷ đồng.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kính tế -hội huyện Qụấc Oai,

thành phố Nội

3.1.3.1. ưu điểm

Từ những thông tin cơ sở về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai cho thấy huyện có những ưu điểm như:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho huyện tiếp tục phát triển ổn định nông nghiệp, chuyến dịch dần sang phát triến phi nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triền du lịch, là địa bàn giao thoa giữa khu vực đồi núi với khu vực đồng bàng nên có cành quan đa dạng, với quần thể thắng cảnh núi Thầy, động Hoàng Xá, núi đá ở Phượng Cách, tạo ra cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn huyện.

- Điều kiện tự nhiên tại Quốc Oai đang được huyện phát huy trong phát triển du lịch là: Chùa Thầy, một trong những di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội và của

Quôc gia; khu vực đôi núi phía Tây quôc lộ 21A (xã Phú Mãn, Đông Xuân), cảnh quan đầm hồ ở Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát (phía Đông quốc lộ 21A), cảnh quan vùng bãi khu vực ven sông Đáy, cảnh quan nội đồng... Đây là những khu vực có tiềm năng lớn thuận lợi cho huyện phát triển du lịch sinh thái.

- Huyện cũng có lợi thế tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội bằng việc phát triển các khu công nghiệp, công nghệ cao tận dụng lợi thế đường giao thông Láng Hòa Lạc chạy qua, việc phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện nhằm phát triển du lịch sinh thái với sản phẩm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề. Cụ thể như xây dựng các mô hình tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch, kết hợp phục vụ dịch vụ văn hóa với việc bán các sản phẩm công nghiệp - tiều thủ công nghiệp như: Mộc dân dụng, mây tre giang đan, chế biến nông sản, dệt len, đồ gỗ, làm nón cũng là những hướng đi đúng đắn của chính quyền và nhân dân trong huyện trong việc đấy mạnh kinh tế - xã hội.

3.1.3.2. Hạn chế

- Quá trình đô thị hóa nhanh, việc thay thế diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành các khu công nghiệp, dự án có thể dẫn đến những xáo trộn cho nhân dân trong huyện như: diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp bị thu hẹp, người dân phải chuyển đồi mục đích sử dụng đất, đời sống văn hóa cùa nhân dân có sự thay đổi do có nhiều người dân từ các địa phương khác về đây sinh sống và làm việc,...

- Quá trình đô thị hóa nhanh theo hướng CNH-HĐH trên nhiều lĩnh vực cũng đồng nghĩa với việc tạo ra khối lượng công việc nhiều, đặc biệt cho đội ngũ CBCC là những người thực thi công vụ. Vì vậy, đòi hỏi các cấp lãnh đạo huyện phải có chủ trương và định hướng quản lý đội ngũ CBCC đảm bảo tính họp lý, tránh trồng chéo.

3.1.4. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chúc tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

3.1.4.1. về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tồng số CBCC của huyện đến cuối năm 2015 có 627 người, trong đó khối cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện là 139 người, chiếm 22,17%; khối Đảng, đoàn thể: 70 người, chiếm 11,16%; khối CBCC xã: 418 người, chiếm 66,67%. Đến năm 2020 có 646 người, trong đó khối QLNN cấp huyện là 159 người, chiếm 24,61%;

khôi Đảng, đoàn thê: 67 người, chiêm 10,37%; khôi CBCC câp xã: 420 người, chiếm 65,02%.

Nhìn chung, tổng số CBCC các khối trong thời kỳ này vẫn có xu hướng tăng lên đặc biệt là CBCC cấp xã. Lý do trước tiên do huyện được bổ sung thêm biên chế hàng năm trong khung biên chế của thành phố giao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Diễn biến số lượng CBCC các khối trong giai đoạn 2015-2020 như sau:

r Z

Bảng 3.1: Sô lượng cán bộ, công chức các khôi

Nguôn: tông hợp từ Ban tô chức huyện ủy Quôc Oai và phòng Nội vụ - UBND

Khối/Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Cả huyện 627 631 637 642 644 646 Khối Đảng và đoàn thể 70 70 69 68 67 67 Khối QLNN cấp huyện 139 143 149 154 157 159 Khối Cán bộ, công chức 418 418 419 420 420 420 Tỷ lệ % đội ngũ QLNN cấp huyện trên tổng số CBCC --->---9---9--- 22,17 22,66 ---7-- 23,39 23,99 24,38 24,61

huyện Quôc Oai

Số liệu trên cho thấy, đội ngũ CBCC thuộc khối cơ quan QLNN cấp huyện chiếm tỷ lệ thấp (từ 22,17 % năm 2015 và 24,61% năm 2020). Tỉ lệ này có xu hướng tăng dần theo từng năm (từ 139 người năm 2015 lên 159 người năm 2020). Việc số lượng đội ngũ CBCC thuộc cơ quan QLNN cấp huyện tăng qua hàng năm do huyện Quốc Oai là một huyện rộng với 01 thị trấn và 20 xã. Từ năm 2008, sau khi huyện Quốc Oai sát nhập vào thành phố Hà Nội, huyện đã chủ trương phát triển

mạnh mẽ nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, việc QLNN cấp huyện trực tiếp quản lý với số lượng nhiều đơn vị hành chính thị trấn và các xã trong huyện về nhiều lĩnh vực, đòi hỏi khối QLNN cấp huyện đảm bảo về số lượng và chất lượng đề thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hành chính nhà nước trong tình hình mới. Từ đó, huyện đã căn cứ vào số lượng biên chế được giao qua hàng năm, bô sung thêm số lượng CBCC vào khối QLNN cấp huyện.

Việc tổ chức lại các phòng, ban gồm 12 phòng, gồm có: Phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thanh tra huyện, phòng Giáo dục & Đào

tạo, phòng Tài chính & Kê hoạch, phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Quản lý đô thị, phòng Văn hóa - Thông tin, phòng Lao động Thương Binh Xã Hội, Văn phòng HĐND - UBND. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ QLNN tại các phòng, ban có xung hướng tăng lên, các vị trí, chức danh cũng được bổ sung thêm.

Số lượng CBCC cấp xã chiếm tỉ lệ cao nhất và vẫn tăng lên hàng năm, nhưng số lượng không đáng kể, từ 418 người năm 2015 lên 420 người năm 2020 là do quy định của Chính phủ theo Nghị định 92 và của thành phố tăng biên chế CBCC như: Văn hóa xã hội, địa chính, tài chính...

3. ỉ.4.2. về cơ cấu đội ngũ CBCC

* Cơ cấu độ tuổi giai đoạn 2015 - 2020:

Ớ huyện Quốc Oai, số lượng CBCC thuộc khối các cơ quan nhà nước Cấp huyện ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỉ lệ trên 50%, độ tuổi dưới 30 và đội tuổi 51-60 chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Trong những năm gần đây, độ tuổi từ 51- 60 có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm, ngược lại, ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng tăng nhẹ do xu thế trẻ hóa đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, những sự thay đổi này đều không đáng kể, thậm chí là rất ít. Đặc điểm này thể hiện một cơ cấu về độ tuồi khá hợp lý, đảm bảo được tính kế thừa một cách an toàn giữa độ tuổi trẻ và độ tuổi chuấn bị nghỉ hưu. Diễn biến cụ thể về cơ cấu các độ tuổi như sau:

9 _ r

Bảng 3.2: Độ tuôi CBCC khôi cơ quan Nhà nước câp huyện

\ 7 r Năm Tổng số Dưới 30( %) Từ 30-50( %) Trên 50 đến 60 Tổng số(%) Đến tuổi nghỉ hưu 2015 139 18 (12,95%) 99 (71,22%) 22 (15,83%) 4 2016 143 19(13,29%) 98 (68,53%) 26(18,28%) 2 2017 149 21 (14,09%) 99 (66,45%) 29 (19,46%) 5 2018 154 22(14,28%) 104 (67,54%) 28(18,18%) 8 2019 157 23 (14,65%) 107 (68,16%) 27(17,19%) 4 2020 159 23 (14,47%) 109(68,55%) 27(16,98%) 2

Nguôn: tông hợp từ Phòng Nội vụ-UBND huyện Quôc Oai

Nhóm cơ quan QLNN của huyện có những nét đặc thù. Sự thay đổi cơ cấu ở các độ tuối qua từng năm tăng giảm không nhiều và giữ mức khá ổn định.

Đôi với câp xã: Độ tuôi từ 30 đên 50 tuôi có sô lượng đông nhât và cũng có xu hướng giảm nhẹ; Độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ hạn chế, trên 10%. Độ tuổi từ 51 đến 60 vẫn chiếm tỉ lệ nhất định, khoảng 27%. Độ tuổi từ 30 đến 50 vẫn chiếm tỉ lệ cao, lý do số lượng CBCC có độ tuổi dưới 30 còn hạn chế là vì ở các địa phương, các xã, nhất là khu vực một số đồng bào dân tộc vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các CBCC trẻ về làm việc. Thậm chí, nhiều người gần đến tuổi về hưu rồi nhưng vẫn giữ các chức vụ vì chưa tuyển được người thay thế. Diễn biến cụ thế về cơ cấu các đô tuổi như sau:

Bảng 3.3: Độ tuổi CBCC cấp xã

Năm FW1Tong so Ấ Dưới 30 (%) Từ 30 đến 50

(%) Trên 50 đến 60 r 1 ông (%) Đen tuổi nghỉ hưu 2015 418 44(10,53%) 256(61,24%) 118(28,23%) 5 2016 418 44 (10,53%) 256(61,24%) 118 (28,23%) 6 2017 419 45 (10,74%) 257 (61,34%) 117 (27,92%) 6 2018 420 46 (10,95%) 258(61,43%) 116(27,62%) 5 2019 420 46(10,95%) 258(61,43%) 116(27,62%) 8 2020 420 45(10,71%) 259(61,67%) 116(27,62%) 5 5 9 r

Nguôn: tông họp từ Phòng nội vụ - UBND huyện Quôc Oai

* Cư cấu giới tính:

Trong đội ngũ CBCC của toàn huyện, nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam (năm 2015 tỷ lệ này là 33,09%); năm 2020 (35,85%). Đặc biệt, số lượng nữ giới làm quản lý, lãnh đạo trong khối QLNN cấp huyện còn thấp. Thống kê của phòng Nội vụ huyện Quốc Oai về số lượng nữ giữ các chức vụ trưởng, phó phòng ban qua các năm: Năm 2015(14/139 chiếm 10,07%), năm 2020 (22/159 chiếm 13,84%).

Trong các cơ quan QLNN huyện tỷ lệ nữ không cao. Tuy nhiên theo thống kê (xem bảng 3.4) cho thấy tỷ lệ này dù thấp nhưng cũng chiếm 1/3 số CBCC trong khối QLNN cấp huyện và có xu hướng tăng lên hàng năm. Đây là xu hướng tốt, tiến

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)