Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 105)

Đánh giá CBCC là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý CBCC, là công việc xem xét thực trạng trinh độ dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê lượng CBCC không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Để công tác này đạt hiệu quả cao đối với huyện Quốc Oai cần thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo

định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục. Việc đánh giá sẽ được tiến hành theo định kỳ, có các mức đánh giá từ cao xuống thấp đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thăng chức...Nhờ việc đánh giá định kỳ và kiềm

soát thường xuyên mà các CBCC kịp thời nhận ra được nhừng sai lầm, khuyết điềm của mình để sửa chữa. Đồng thời đây cũng chính là một áp lực buộc các CBCC cấp huyện, xã chủ động phấn đấu học tập, tu dưỡng phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, để công tác đánh giá CBCC có hiệu quả thì việc rà soát luôn phải gắn với tiêu chuẩn chức danh vì có gắn với tiêu chuẩn chức danh mới có một cơ sờ đúng đắn để đánh giá CBCC. Lý do là với mỗi vị trí, chức danh khác nhau thì đặc thù công việc khác nhau, yêu cầu công việc khác nhau, trách nhiệm cũng khác, do

đó, đòi hỏi mỗi một vị trí cần có các tiêu chí dành riêng, đảm bảo tiêu chí sát với thực tế công việc.

Thứ ha, để công tác này đạt kết quả cao nhất cần có sự phối hợp chặt chè giữa cấp huyện, xã với cơ quan quản lý CBCC của huyện là phòng Nội vụ.

Thứ tư, cần có các mức độ đánh giá đi liền với các hình thức xử lý, khen thưởng đội ngũ CBCC cấp huyện, xã. Trong các mức độ để đánh giá này thì trình độ và chất lượng thực thi công vụ là hai tiêu chí quan trọng nhất.

Thú’ năm, đồi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại CBCC (có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp huyện đối với đánh giá CBCC cấp xã

và có sự tham gia nhận xét cùa cấp xã, cơ quan cùng cấp có liên quan theo từng ngành tương ứng đối với đánh giá CBCC cấp huyện); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC; kiên quyết xử lý đối với CBCC trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu câu mới.

Bên cạnh cơ chế đánh giá và kiểm soát của cơ quan có trách nhiệm thì việc đánh giá và kiểm soát của nhân dân địa phương đối với đội ngũ CBCC cấp huyện, xã cũng cân được quan tâm và được đảm bảo. Người dân chính là đôi tượng thụ hưởng các hoạt động cùa CBCC trong các cơ quan của chính quyên địa phương. Mặt khác, người dân cũng chính là người trực tiếp bầu nên đội ngũ CBCC chủ chốt của cấp huyện, xã. Do đó, tăng cường cơ chế kiềm soát và đánh giá của nhân dân địa phương đôi với đội ngũ CBCC câp huyện, xã cũng là một phương thức tác động có hiệu quả tới việc nâng cao chất lượng của đối tượng này. Hệ thống công cụ và cơ chế kiềm chế đó bao gồm: điều tra thăm dò dư luận; hộp thư góp ý; hệ thống khiếu nại, tố cáo; bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân đối với CBCC chủ chốt và phiếu đánh giá đối với công chức. Ngoài ra, Nhà nước nên quy định việc học tập để nâng cao trình độ cùa đội ngũ CBCC cấp huyện, xã là một nhiệm vụ bắt buộc.

4.3.6, Hoàn thiện công tác kiêm tra, giám sát công tác quản cán bộ, công chức

- Cải thiện tình trạng công tác kiếm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về CBCC chưa phát huy hiệu quả, còn phụ thuộc vào những tố cáo từ phía người dân, bằng cách chủ động hơn trong hoạt động thanh kiểm tra, bằng việc định kỳ tổ chức các đợt thanh, kiểm tra, hoặc thanh tra thông qua việc nhận thấy những dấu hiệu vi phạm dù là nhỏ nhất thông qua những thông tin nội bộ, hoặc những kết quả rà soát sổ sách hàng năm.

- Huyện cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác quản lý đội ngũ CBCC cho từng năm, 3 năm và 5 năm.

- Huyện cần tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác quản lý CBCC. Nội dung đào tạo, bồi dường tập trung vào các nội dung của công tác quản lý CBCC, vào các nghiệp vụ của công tác kiếm tra, giám sát nói chung và công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý CBCC nói riêng.

- Cần nâng cao hiểu biết của đội ngũ CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra về khung xử lý vi phạm theo quy định từ đó giúp đội ngũ cán bộ thanh tra có thề có kiến thức đầy đủ hơn khi xử lý vi phạm.

- Cần thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiểm tra, giám sát CBCC

KÉT LUẬN

Quản lý đội ngũ CBCC là công tác hêt sức quan trọng, vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuận và đòi hỏi thực hiện một cách khoa học và thường xuyên; nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang tiến hành CNH - HĐH theo định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có cả thuận lợi và khó khăn, có thời cơ vận hội và thách thức đan xen. Đảng ta, Nhà nước ta cũng đã khẳng định: Xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên và lâu dài. Nhận thức được ỷ nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài quản lý đội ngũ CBCC được lựa chọn nghiên cứu trong giới hạn cùa địa bàn huyện Quốc Oai.

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước, trong đó vai trò quyết định thuộc về yếu tố con người, thuộc về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp huyện nói riêng. Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý để nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, lý luận, chất lượng thi hành công vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện. Thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phòng Nội vụ huyện Quốc Oai cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý CBCC, chính sách đối với CBCC, thay đối cách thức quản lý thông qua hiệu quả công việc; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác khen thưởng, kỷ luật nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở góp phần xây dựng huyện Quốc Oai ngày càng giàu mạnh.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CBCC tại huyện Quốc Oai, luận văn đề xuất một số giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý CBCC của huyện đó là:

1. Hoàn thiện quy hoạch cán bộ, công chức tại huyện Quôc Oai 2. Hoàn thiện công tác xác định vị trí việc làm

3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức

4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dường cán bộ, công chức 5. Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức

6. Hoàn thiện công tác kiếm tra, giám sát công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Các giải pháp nêu trên cần được hoàn thiện đồng bộ với sự tham gia tích cực và thiết thực của đội ngũ CBCC và nhân dân huyện Quốc Oai.

Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của tác giả về đề tài “Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”. Trong quá trình thực tế nghiên cứu tại huyện Quốc Oai và trong phạm vi thời gian nghiên cứu có nhiều khó khãn, biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Quá trình thực hiện không tránh khởi những thiếu sót về lý luận, thực tiễn. Tác giả rất mong được

sự góp ý, bổ sung để hoàn thiện đề tài, có thể áp dụng vào thực tế tại huyện Quốc Oai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính Trị, 2000. Nghị quyêỉ sô 42-NQ/TW vê Công tác quỵ hoạch cán bộ lãnh

đạo quản lý thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hà Nội.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 2004. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộtrưởng Bộ Nội • • vụvề việc ban hành quỉ địnhJ • tiêu chuẩn cụ thế đối với CBCC xã, phường, thị trấn. Hà Nội

3. Bộ Lao động Thương binh và xà hội, 2005. Các vãn bản quy định về chế độ tiền

lương - bảo hiểm xã hội. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

4. Bộ Nội vụ, 2010. TAơng tư số Ỉ3/20Ỉ0/TT-BNV ngày 30/12/2010 Quy định chỉ tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số

24/20Ỉ0/NĐ-CP ngày ỉ5 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyên dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hà Nội

5. Ban Tổ chức TW, 2012. Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI). Hà Nội: Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012.

6. Chính Phủ, 2003. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về CBCC xã, phường, thị trấn. Hà Nội

7. Chính Phủ, 2004. Thông số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về CBCC

xã, phường, thị trấn. Hà Nội

8. Chính Phủ, 2011. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày

05/12/201 ỉ về công chức xã, phường, thị trấn. Hà Nội

9. Phan Huy Đường, 2011. Quản lỷ nhà nước. Giáo trình. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

10. Phạm Thu Hằng, 2013. Kinh nghiệm quán lý công chức theo Vị trí việc làm của

các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt nam. Bộ Nội vụ.

11. Nguyên Thị Thu Huyên, 2018. Quản lỷ đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện

Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Tạ Ngọc Hải, 2013. Phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chỉnh Nhà nước. Bộ Nội• •vụ.

13. Huyện ủy Quốc Oai, 2016. Ke hoạch Ĩ78/KH-HƯ về việc triển khai nghị quyết

04-NQ/HƯ về đôi mới mạnh mẽ công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trên địa bàn huyện giai

đoạn 2015-2020.

14. Đồ Viết Minh, 2013. Cơ sở khoa học hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh và

nghiệp vụ ngạch công chức hành chính. Bộ Nội vụ.

15. Dương Xuân Ngọc, 2019. Một số vấn đề về đội ngũ CBCC. Tạp chỉ Đàng cộng

sản.

16. Hồ Duy Phương, 2018. Quản lỷ đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Kỳ Anh,

tỉnh Hà Tĩnh. Luận, văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế Trường Đại học kinh tế - Đại học

quốc gia Hà Nội,

17. Nguyễn Hồng Quân, 2020. Phát triến đội ngũ cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhản

dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Luận Văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế Trường Đại

học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Quốc hội nước CHXHCNVN, 2008. Luật cán bộ, công chức. Hà Nội.

19. Chu Văn Thành và Thang Văn Phúc, 2000. Chính quyền cấp xã và quản lý nhà

nước cấp xã, Viện Khoa học chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.

Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

20. ƯBND thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định số Ỉ03/2009/QĐ-ƯBND, Quy định

về quản lý tô chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên

chức và lao động họp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.

21. UBND thành phố Hà Nội, 2012. Quyết định số 1Ỉ/2012/QĐ-UBND sửa đôi, bô

sung, điều chỉnh một so điều của Quyết định số 103/2009/QĐ-ƯBND.

22. ƯBND thành phố Hà Nội, 2017. Quyết định số Ỉ5/2017/QĐ-ƯBND, Ban hành

Quỵ định vê phân câp quản lý tô chức bộ máy, cán bộ, công chức, lao động hợp

đồng trong các cơ quan hành chỉnh thuộc thành phố Hà Nội.

23. UBND huyện Quốc Oai, 2016. Quyết định ỉ509/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai nhiệm kỳ 2016-2021.

24. ƯBND huyện Quốc Oai, 2016. Quyết Định 7707/QĐ-ƯBND về việc thành lập

Đoàn Kiêm tra công tấc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính huyện Quốc Oai

năm 2016.

25. ƯBND huyện Quốc Oai, 2015. Quyết định 207/QĐ-ƯBND về việc rà soát, đánh giá sử dụng biên chế, lao động họp đồng tại các cơ quan, đơn vị năm 2015.

26. UBND huyện Quốc Oai, 2019. Quyết định Ỉ058/QĐ-ƯBND về việc phê duyệt

chi tiêu tuyên dụng công chức năm 2019.

27. UBND huyện Quốc Oai, 2017. Quyết định 100/QĐ-UBND về việc rà soát danh

sách cán bộ, công chức, người lao động phục vụ công tác chức nhân sự năm 2017.

28. Vuơng Thị Trâm, 2015. Quản lý đội ngũ CBCC cấp xã huyện Nam Sách, tỉnh

Hải Dương. Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

29. Trần Thị Vân, 2016. Quản lý đội ngũ CBCC tại Bọ nông nghiệp phát triển nông thôn. Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nôi.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)