Tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 95)

Trong năm 2020, thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp khắc phục khó khăn, phục hồi tăng trưởng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 gây ra. Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế (GRDP - Gross Regional Domestic Product) của Hà Nội

quý I tăng 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng bứt phá so với các quý trước, đạt 5,51%.

Tính chung tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế (GRDP) năm 2020 của Hà Nội ước tăng 3,94% - cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước. Công nghiệp, xây dụng duy tri tăng trưởng khá; cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực, ngành chế biến chế tạo chiếm hơn 90%.

Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt; kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức có chuyển biến rõ rệt. Các hoạt động văn hóa cơ bản được duy trì; giáo dục tiếp tục phát triển; công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được bảo đảm...

Năm 2021, Hà Nội xác định tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép ” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch; ngàn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa. Đồng thời tận dụng tốt các cơ hội, tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, năm 2021 thành phố đề ra mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế; phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, xã hội, thực hiện tốt chương trình

giáo dục phô thông mới, các hoạt động khoa học và công nghệ, đôi mới, sáng tạo và khởi nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân; tăng cường xây dựng, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đàu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính; thăng hạng các chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh), PAR Index (công bố chỉ số cải cách hành chính), có giải pháp nâng cao chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công), SIPAS (chỉ số hài lòng cùa người dân); siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

4.

L3. Tình hình kinh tế - hội huyện Quốc Oai

Phát triền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiều mẫu theo hướng đô thị là nhũng nhiệm vụ trọng tâm Đảng bộ huyện Quốc Oai đặt ra trong phát triển kinh tế - xà hội giai đoạn 2021-2025.

Trong giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ huyện Quốc Oai đề ra mục tiêu: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân đạt 11-12%; trong đó công nghiệp - xây dựng 11-12%, dịch vụ 15-16%, nông nghiệp 1-2%. Cơ cấu kinh tế cùa huyện đến năm 2025 chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng 56,5%, dịch vụ 36% và nông nghiệp 7,5%.

Huyện sẽ phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp xu hướng chung và đặc thù của địa phương trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại đế tạo ra những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Trong giai đoạn 2021-2025, huyện sẽ tạo bước chuyển mới trong hoạt động của 17 làng nghề, từ đó thu hút 60% số lao động tại các địa phương.

Mặt khác, huyện sẽ phát triên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ...; phấn đấu đến nãm 2025 đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế có thế mạnh của huyện với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 15%/năm.

Với lĩnh vực nông nghiệp, huyện Quốc Oai xác định phát triển theo hướng khai thác lợi thế của từng địa phương trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung định hướng phát triển các sản phẩm nông sản chù lực

của huyện, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quốc Oai sẽ tập trung thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ sau:

Một là, cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, huyện Quốc Oai coi việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiều mẫu gắn với định hướng đô thị là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và không có điếm kết thúc. Do vậy, trong thời gian tới, huyện sè tập trung huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung kết nối vùng, trung tâm cụm xã với đô thị sinh thái Quốc Oai.

Cùng với đó là phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại theo hướng đô thị thông minh. Trên cơ sở quy hoạch chung phát triển đô thị sinh thái, vành đai xanh, Quốc Oai tập trung đầu tư phát triển các khu đô thị, khu chung cư, khu tái định cư mới bảo đảm yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ trở thành một đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững.

Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát và gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; thực hiện tốt phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn cùng với cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Mồi địa phương, mồi ngành, đoàn thể có hoạt động cụ thể để hưởng ứng các phong trào thi đua này. Từ đó phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

Ba là, huy động tông hợp các nguôn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiếu mẫu, trong đó tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời, khuyến khích các mô hình nguời dân tụ làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình kết

cấu hạ tầng nông thôn mới ờ cơ sở.

Bốn là, không ngừng củng cố hệ thống chính trị vững chắc; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, từ đó nâng cao chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả của cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo các cấp.

Năm là, bảo đảm tốt công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xà hội; tăng cường sự phối hợp, tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xà hội trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

4.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước về công tác quản lý CBCC, lãnh đạo chính quyền địa phương.

Sự vững mạnh của đội ngũ CBCC trước hết phụ thuộc vào trách nhiệm chính trị của cấp ùy, lãnh đạo các cấp chính quyền ở huyện. Việc thực hiện các khâu, các bước trong công tác bố trí, sử dụng CBCC đúng là kết quả của sự thống nhất trong

nhận thức của cấp ủy, cán bộ chủ trì và của tập thể cán bộ, đảng viên.

Hai là, đánh giá đúng CBCC

Nếu đánh giá đúng CBCC sẽ bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý. Sinh thời, V.I.Lênin chỉ rõ: nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn. Để đánh giá đúng cán bộ, trước hết phải cụ thề hóa tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ.

Ba là, dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý CBCC. Dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý CBCC là biếu hiện của việc chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng. Song song với phát

huy trách nhiệm của các câp ủy và người đúng đâu, cơ quan tô chức cán bộ cân phải tạo điều kiện đế đảng viên và nhân dân tham gia theo dõi, phản biện, giám sát kết quả phấn đấu, rèn luyện cùa cán bộ, làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, quy hoạch, đồng thời góp phần ngăn ngừa những sai phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo CBCC gắn đào tạo với sử dụng

Có làm tốt công tác đào tạo CBCC mới có thể có những CBCC tốt phục vụ Đảng, phục vụ chế độ. Thực tế đã chứng minh, cơ quan, đơn vị nào không có CBCC tốt, không được đào tạo cơ bản, làm việc theo lối chủ nghĩa kinh nghiệm thì chất lượng, hiệu quả công việc sẽ không cao, thiếu sự đột phá, thiếu sự sáng tạo.

Năm là, kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy chế về việc sử dụng, bố trí CBCC

Hoàn thiện công tác tố chức cán bộ trước hết phải từ việc đối mới và hoàn thiện các văn bản pháp lý. Việc xây dựng, ban hành các quy chế cùa huyện Quốc Oai về công tác cán bộ nói chung, bố trí, sử dụng CBCC nói riêng sè tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CBCC cũng như thực thi công vụ của CBCC và sự tham gia kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý CBCC cũng như tình hình thực hiện công vụ cùa CBCC.

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quán lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch cán hộ, công chức

Quy hoạch CBCC là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý CBCC, bảo đảm cho công tác quản lý CBCC đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đe công tác quy hoạch, tạo nguồn CBCC đảm bảo chất lượng huyện Quốc Oai cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn

của chính quyền các cấp để xác định nhu cầu CBCC trong thời gian tới cần bổ sung, thay thế (số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ...). Lập kể hoạch cụ thể định kỳ hàng năm, báo cáo lãnh đạo ƯBND huyện, thành phố để điều chỉnh, phê duyệt và đưa kế hoạch CBCC vào triển khai.

Thử hai, trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC đê đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có định hướng cho quy hoạch, tạo nguồn. Kết quả đánh giá về thực trạng CBCC ngoài yêu cầu về sự chính xác, cần phải đáp ứng yêu cầu là có thể lượng hóa, để căn cứ theo kết quả đánh giá CBCC đó mà quyết định kế hoạch quy hoạch nhân sự cho các chức danh cũng như bồ sung, thay thế nhân sự khi có yêu càu. Cụ thể là việc đưa ra các chỉ tiêu theo từng thang điếm với quá trình đánh giá cán bộ định kỳ.

Thứ ba, việc quy hoạch CBCC phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, vào số lượng cũng như chất lượng từng loại chức danh, hiện nay căn cứ theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 cùa Bộ Nội vụ. Với mỗi chức danh, ngoài quy hoạch về số lượng, trình độ, cần có những quy định về chế độ tương ứng với mỗi chức danh, tạo điều kiện để cán bộ, công chức yên tâm hơn trong công việc.

Thứ tư, công tác quy hoạch phải đảm bảo kỹ lưỡng, dân chù và công khai, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết. Một nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý CBCC được chỉ ra từ nghiên cứu là nếp nghĩ duy tình, dẫn đến tình trạng nể nang, bao che, gây khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, kiểm tra việc thực hiện công vụ của CBCC cũng như việc đánh giá, xếp loại, khen thường, kỷ luật CBCC. Do đó, để cải thiện yếu tố này, công tác quy hoạch của huyện Quốc Oai cần phải có sự tham gia chéo của nhiều bộ phận, phòng ban, lên kế hoạch CBCC một cách công khai.

Thứ năm, trẻ hóa và tạo nguồn CBCC phù hợp với yêu Cầu của nhiệm vụ mới,

đảm bảo nguồn CBCC có năng lực, được tạo điều kiện công tác sớm đề tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm ở các vị trí cấp cao, áp lực lớn.

Cuối cùng công tác quy hoạch của huyện phải gắn liền với công tác đào tạo, bồi dường phải chính xác, kịp thời. Đe làm được điều này cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về CBCC.

4.3.2. Hoàn thiện công tác xáco định vị trí việc làm

Xác định vị trí việc làm là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý CBCC, do đó, thời gian tới huyện Quốc Oai cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Tô chức rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tô chức, đơn vị trên địa bàn huyện để làm cơ sờ tiến hành xác định vị trí việc làm. Một trong những nguyên tắc quan trọng để xác định vị trí việc làm là phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên hiện nay “chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo, trùng lắp, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả”. Vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện việc xác định vị trí việc làm có hiệu quả thì cần tiếp tục rà soát và ban hành các quy định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện và ƯBND xã theo đúng quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện xác định vị trí việc làm. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quan trọng trong<^2 thực hiện xác định vị •• trí việc làm. Vì vậy,• J ' để thực••• hiện việc xác định vị trí việc làm một cách có hiệu quả, cần tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện xác định vị trí việc làm. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và bản đề án công việc của công chức đế tham khảo, phân nhóm, tiến hành xác định lại, rồi sắp xếp vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu phải đánh giá chính xác khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của công chức trong đơn vị mình và dự kiến công việc có thề phát sinh trong tương lai để làm căn cứ đề xuất số lượng biên chế hoặc số lượng người làm việc cần thiết bảo đảm khách quan, tiết kiệm, hiệu quả.

- Trong xác định vị trí việc làm phải xác định rõ yêu cầu về chuyên môn của

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)