Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 38)

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tồng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tống quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là việc quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để làm cơ sở phân tích thực trạng quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù họp, khách quan, phản ánh được nội dung cần phân tích. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ờ Chương 3 của luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng họp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đề nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất cùa từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta nắm được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung, phức

tạp từ những yểu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua các cái riêng để tìm ra bản chất, thông qua các đặc thù để tìm ra các phổ biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải xác định tiêu thức để phân chia, chọn điểm xuất phát để nghiên cứu, xuất phát từ mục đích nghiên cứu đế tìm thuộc tính riêng và chung.

Tống hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, xu hướng vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân

sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng đúng đăn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Ớ Chương 1, luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ nội dung của mỗi công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Bằng phương pháp tổng hợp, luận văn đưa ra những nhận xét chung về kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu đã được tổng quan và khoảng trống nghiên cứu.

về lý luận, thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận chung về quản lý đội ngũ CBCC cấp huyện (khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng) và tống hợp lại đó chính là khung phân tích của luận văn.

về kinh nghiệm thực tiễn, thông qua phân tích kinh nghiệm của một số quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội về quản lý đội ngũ CBCC, luận văn dùng phương pháp tổng hợp để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Ớ Chương 3, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội theo các nội dung của công tác này, luận văn sử dụng phương pháp tổng họp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Thông qua thu thập và phân tích thông tin, số liệu, tài liệu luận văn so sánh diễn biến các thời điểm để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của công tác quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và hướng đi phù hợp cho việc quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lý đội ngũ CBCC tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020.

CHƯƠNG 3

THựC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Khái quát vê huyện Quôc Oai, thành phô Hà Nội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Quốc Oai, thành phố Nội

3.1.1.1. VỊ trí địa lý

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có diện tích 147,01 km2, tổng diện tích tự nhiên: 508,91 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 197,54 ha, đất phi nông nghiệp: 308,13 ha. Khu vực được giới hạn trong tọa độ địa lý: 200 54’ đến 210 04’ vĩ độ bắc, 1050 30’ đến 1050 43’50” kinh độ đông. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía

Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.

|AH’.3|

Quôc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gôm thị trân Quôc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên

Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

3.1.1.2. Khí hậu

Quốc Oai có khí hậu đặc trưng của đồng bàng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, Quốc Oai quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điềm rõ nét của khí hậu là sự thay đối và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình

18,6°c. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nơi đây có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Do đặc điểm địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau:

- Vùng đồng bằng phía Đông sông Tích độ cao chủ yếu dưới 10m, mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Gồm các xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết.

- Vùng gò đồi nằm ờ phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15-50m, khí hậu ôn hòa hơn so với vùng đồng bằng. Gồm thị trấn Sài Sơn, các xã Tân Phú, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa, Cộng Hòa, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai.

3.1.1.3. Mạng lưới thủy vãn

Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là sông Đáy và sông Tích. Chế độ thủy vàn của huyện phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và nhiều ao hồ khác. Sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai nhưng mực nước sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1000 ha ở vùng ven sông Đáy. Nếu nước sông Hồng lên cao phân lũ qua sông Đáy thì vùng ven Đáy khó khăn trong việc tiêu nước.

- Sông Đáy là phân lưu phía hữu ngạn của sông Hồng, chảy qua địa phận huyện Quốc Oai 15km, độ uốn khúc của sông lớn, bị bồi lấp mạnh. Sông Đáy hoàn toàn bị chặn chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng, lun lượng phân lũ lớn Qmax(giá trị lớn nhất) = 5000m3/s. Đây chính là nguyên nhân cùa hiện

tượng bôi lâp và xói lở dòng sông Đáy. Hiện tại sông Đáy là nguôn cung câp nước tưới tiêu quan trọng cho đồng ruộng của huyện.

- Sông Tích (còn gọi là sông Tích Giang) - phụ lưu cấp I của sông Đáy, chảy qua địa phận Quốc Oai 18 km. Sông Tích có độ dốc lưu vực và độ dốc khá lớn, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hướng đến tiêu úng của huyện.

3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Nội

3.1.2.1. Kỉnh tế

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-Hòa Lạc nên có nhiều lợi thế phát triền các khu đô thị và công nghiệp.

Khai thác lợi thế trên địa bàn huyện, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình CNH-HĐH đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước.

Theo báo cáo tại Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ 23 năm 2020, giai đoạn 2015-2020, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,7%/năm; thu ngân sách năm năm đạt hơn 4.200 tỷ đồng, cao gấp 4,16 lần so giai đoạn 2010-2015. Thu nhập binh quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/nãm, tăng gấp 1,9 lần so năm 2015. Việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đạt kết quả nổi bật, toàn diện, đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2018, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội trước hai năm.

Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó, vùng trồng cây ăn quả là 1.500ha, gồm: Vùng chuyên canh nhãn chín muộn tại xã Đại Thành 165ha; vùng trồng bưởi, nhãn, ổi, phật thủ tại xã Yên Sơn,

Sài Sơn, Phượng Cách, Đồng Quang với diện tích 600ha; vùng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã cấn Hữu, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông

Yên với diện tích 750ha. Môi mô hình phát triên kinh tê trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cho doanh thu từ 500 triệu đồng đến 3,5 tỷ đồng/hộ/năm; mô hỉnh thủy sản từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng như cụm công nghiệp Yên Sơn, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ - Thạch Thán, Tân Hòa, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Liệp Tuyết và Ngọc Liệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.

Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng CNH-HĐH trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

Tuy vậy, mũi nhọn thực sự đem lại nhiều hứa hẹn cho Quốc Oai trong tương lai phải là công nghiệp. Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đà được khai thông, chạy cắt ngang 4 xã phía Bắc của Quốc Oai với chiều dài 9 km đã mở ra cho Quốc Oai cơ hội rất lớn để phát triển đồng đều mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có công nghiệp.

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến nãm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trên địa bàn huyện Quốc Oai có các khu: khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các khu đô thị (chủ yếu dọc hai bên trục đường Láng Hòa Lạc), các khu sinh thái nông nghiệp, dịch vụ du lịch, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm vui chơi giải trí phát triền ở ven đê sông Đáy; các vùng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá ven sông Tích và dọc đê Hữu sông Đáy. Diện tích đất nằm trong khu đô thị sinh thái Quốc Oai là 1.750 ha, khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc 2.250 ha. 3.7.2.2. Xã hội

Theo kết quả tổng hợp, hiện trên địa bàn huyện Quốc Oai có dân số gần 188.000 người, trong số đó, người đang trong độ tuổi lao động chiếm gần 109.000 người, chiếm 57,97%, chủ yếu trong các lĩnh vực: nông nghiệp, tiều thủ công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ. số lao động có việc làm qua đào tạo là 76.235 người, đạt tỷ lệ 69,35% so với số lao động có việc làm, giải quyết việc làm thường xuyên và

ôn định cho 8.900 lao động. Bên cạnh đó, tỉ lệ that nghiệp và thiêu việc làm chiêm trên 7%.

Thu nhập bình quân đầu người cùa huyện tăng mạnh từ 29 triệu đồng năm 2015 đến năm 2018 đạt 44 triệu đồng/người/năm. Các hộ nghèo trên địa bàn đều được quan tâm hỗ trợ xây sửa nhà ở, tư liệu sản xuất, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ khám, chữa bệnh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm...để ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo. Đến hết năm 2018, số hộ nghèo giảm còn 253 hộ, tỷ lệ 0,46%.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được quan tâm, nhất là ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động.

Huyện Quốc Oai có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt quần thể di tích, danh thắng Chùa thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng. ƯBND huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 97,6 tỷ đồng.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kính tế -hội huyện Qụấc Oai,

thành phố Nội

3.1.3.1. ưu điểm

Từ những thông tin cơ sở về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai cho thấy huyện có những ưu điểm như:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho huyện tiếp tục phát triển ổn định nông nghiệp, chuyến dịch dần sang phát triến phi nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triền du lịch, là địa bàn giao thoa giữa khu vực đồi núi với khu vực đồng bàng nên có cành quan đa dạng, với quần thể thắng cảnh núi Thầy, động Hoàng Xá, núi đá ở Phượng Cách, tạo ra cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn huyện.

- Điều kiện tự nhiên tại Quốc Oai đang được huyện phát huy trong phát triển du lịch là: Chùa Thầy, một trong những di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội và của

Quôc gia; khu vực đôi núi phía Tây quôc lộ 21A (xã Phú Mãn, Đông Xuân), cảnh quan đầm hồ ở Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát (phía Đông quốc lộ 21A), cảnh quan vùng bãi khu vực ven sông Đáy, cảnh quan nội đồng... Đây là những khu vực có tiềm năng lớn thuận lợi cho huyện phát triển du lịch sinh thái.

- Huyện cũng có lợi thế tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội bằng việc phát triển các khu công nghiệp, công nghệ cao tận dụng lợi thế đường giao thông Láng Hòa Lạc chạy qua, việc phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)