Kinh nghiệm của quận cầu Giấy

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 42)

Quận Cầu Giấy được thành lập tháng 9/1997, có tồng diện tích tự nhiên là 1.204 ha, dân số khoảng 185.000 người; dân cư hàng năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng từ 10 - 12%. Đây là quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, nên dự án đầu tư xây dựng rất lớn... do vậy hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội không đáp ứng kịp nhu cầu... Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng và quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công được triến khai khá hiệu quả, thống nhất. Hàng năm, Quận tiến hành rà soát quỹ đất công, đánh giá việc sử dụng đất công để có thể điều chỉnh, thay đổi kế hoạch sử dụng đất công trong thời gian sau. Quận

cũng đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, 7 tháng đầu năm 2020, quận đã cấp được 669 giấy phép xây dựng (163.266 m2 sàn), tăng tỷ lệ kiểm soát công trình đạt 85%, công tác quản lý thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép mặt bằng, đấu giá cũng tích cực được triền khai thực hiện. Đặc biệt, quận đã triển khai rất tốt công tác đấu giá quyền SDĐ, chỉ tính 7 tháng đầu năm 2020, đã tổ chức được 2 đợt đấu giá quyền SDĐ, với tổng diện tích 0,93 ha thu được 294 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để người dân hiểu rõ về quản lý đất công trên địa bàn, UBND quận đã công khai các bản quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công. Đối với đất công phục vụ hệ thống giao thông hoặc các công trinh cần thiết của thành phố, quận có thông báo tới các hộ gia đình để thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù, chuyển đổi đất. Với những khu đất công bị lấn chiếm, UBND quận kiên quyết thu hồi và lên kế hoạch sử dụng phù họp. Đối với những trường họp đất công sử dụng không đúng mục đích, theo phản hồi người dân, ƯBND quận cử cơ quan chức năng tới để kiểm tra và giải quyết kịp thời.

1.3.2. Kinh nghiệm của quận Đấng Đa

Trong lĩnh vực giao thông Hà Nội (trên địa bàn quận Đống Đa là các quận nội thành cũ), do quy hoạch và quản lý thiếu tính đồng bộ nên chi phí đền bù lớn hơn nhiều so chi phí làm đường. Ví dụ, đoạn đường Trần duy Hưng - Khuất Duy Tiến đến Nguyễn Trãi dài 6,3 km chi phí hết 1.300 tỷ VNĐ, nghĩa là lkm hết 206 tỷ VNĐ (xấp

xỉ 14 triệu USD/km), đắt gấp 10 lần so với thế giới. Gần đây nhất đoạn đường thi công kéo dài từ Trung Tự đến Ò Chợ Dừa dài khoảng 1.082 m được dự tính chi hết 750 tỷ VNĐ (hơn 46 triệu ƯSD/km). Nguyên nhân của vấn đề này là bởi công tác đền bù mặt bằng có chi phí quá lớn. Điều này thể hiện tính chưa hiệu quả của công tác quản lý đất đai và cũng là một kinh nghiệm cần học hỏi để quận Nam Từ Liêm không vướng phải. Với những quận mới hơn, cần phải rà soát quỹ đất công để dự phòng cho các dự án cần thiết, có thể linh hoạt đổi trả cho người dân. Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định đất đai cũng là vấn đề mà quận Đống Đa chỉ ra. Công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được đẩy nhanh tiến độ thông qua sử dụng hệ thống khai báo qua internet và kiểm tra bằng dữ liệu phân tích máy tính.

133. Bài học tham khảo cho quận Nam Từ Liêm

Một là, quản lý đất công là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều nãm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chốt hàng đầu của quận. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục, cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên của chính quyền thành phố, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tố chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người dân.

Hai là, trong quản lý đất công, khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để. Bất kể đối tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiện không hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bắt buộc bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Hằng năm, chính quyền quận cần thực hiện nghiêm túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.

Ba là, chính quyền quận cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân; đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ được nâng cao nếu được quan tâm bồi dưỡng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý đất công.

Bốn là, công tác lập và quản lý quy hoạch cũng cần được coi trọng, chính quyền quận cần thường xuyên rà soát, tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyến khi giải phóng mặt bằng. Trong công tác quản lý quy hoạch, cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.

Năm là, chính quyền quận cần nghiên cứu để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong quản lý đất công cần thực hiện hình thức đấu giá quyền sừ dụng đất, đấu thầu thuê đất. cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát.

Sáu là, chính quyền quận cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, sử dụng

đất không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống đê đấu thầu, đấu giá cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả hơn,...

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

2.1. Phương pháp luận cách tiếp cận nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là kim chỉ nam, định hướng của nghiên cứu xuyên suốt luận văn. Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phương pháp luận được lựa chọn phù họp là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận đặc trưng,

làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn.

Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu thế giới thực với các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ qua lại (biện chứng) với nhau. Các sự vật, hiện tượng đều luôn trong trạng thái vận động, thường xuyên biến đổi, thường xuyên tương tác. Sự biến đổi cùa điều này sẽ dẫn đến sự vận động, thay đổi của điều khác. Những nguyên lý ấy cung cấp một thế giới quan khoa học, yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng theo quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thế... Như vậy, có thể coi phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận khoa học cho các phương pháp cụ thể để nghiên cứu đề tài.

Theo đó, việc nghiên cứu luận văn bắt đầu từ các phạm trù cơ bản về quản lý, đất công, quản lý Nhà nước về đất công trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá bởi các tiêu chí đế tìm ra xu hướng thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và rút ra vấn đề tồn tại thông qua các khía cạnh được phân tích. Vấn đề quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn được nghiên cứu trong suốt quá trình đô thị hoá thì từ khi thành lập quận đến nay, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố tác động khác và gắn với phát triến kinh tế. Nội dung nghiên cứu được xem xét trong mối liên hệ với nhau về cả thời gian và không gian trong điều kiện cụ thể của quận Nam Từ Liêm đang thực thi nhiều chính sách, quy định về quản lý đất đai. Việc đưa ra các giải pháp cũng phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển chung cùa thành phố, của cả nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Phương pháp luận duy vật lịch sử đặt nghiên cứu của luận văn trong bôi cảnh nhất định ở một giai đoạn lịch sử là 2015 - 2019. Đây là khoảng thời gian đũ dài để có thể quan sát được những biến đổi, kết quả cùa quá trình quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Với quan điểm duy vật lịch sử, việc nghiên cứu sẽ trở nên thống nhất về không gian và thời gian, bộc lộ xu hướng vận động khách quan của các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý đất công.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu về quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm phải xây dựng khung lý thuyết và sau đó kiểm chứng bàng thực tiễn. So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, chỉ ra các vấn đề đang tồn tại. Luận văn cũng phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của các quy luật khách quan. Việc nghiên cứu cũng cần nhìn nhận vấn đề với nhiều lát cắt, nhiều kliía cạnh khác nhau để có được nhận định tổng quát.

2.1,2, Cách tiếp cận

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý đất công ở địa phương nên cách tiếp cận nghiên cứu được lựa chọn là dựa trên lý thuyết quản lý Nhà nước bao gồm các nội dung từ xây dựng chính sách quản lý, quy hoạch đất công, tổ chức thực hiện chính sách quản lý đất công và kiểm tra, giám sát quản lý đất công ở địa phương. Đe thực hiện luận văn, tác giả sẽ thực hiện lần lượt các bước trong quy trình nghiên cứu

sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát tù’ thực tiễn công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm những năm qua, tác giả nhận thấy những bất cập đang tồn tại. Mặc dù diện tích đất công đã được tăng lên nhung vẫn còn hiện tượng đất công chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, từ việc tống quan các công trình nghiên cứu, tác giả cũng thấy còn nhiều khoảng trống về cách tiếp cận, các nghiên cứu thực tiền về quản lý đất công. Từ đó, tác giả xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Bước 2: Hệ thống hoá cơ sở lý luận

Sau có xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả hệ thống hoá cơ sở lý luận thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, các bài báo khoa học... để xây dựng khung lý luận cho nghiên cứu của luận văn. Khung lý luận là cơ sở quan

trọng của việc nghiên cứu và được thực hiện ở chương 1 luận văn. Khung lý luận mang tính tổng quát, có thể làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực tiễn có cùng chủ đề nói

chung và của luận văn nói riêng.

Bước 3: Thu thập dừ liệu và xử lý thông tin

Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn có độ tin cậy và chính xác cao khác nhau như các công trình đã được công bố, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học, tạp chí tài chính, website chính thức của UBND quận Nam Từ Liêm,... Với những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc và phân tích bàng các kỹ thuật khác nhau thực hiện trong chương 3 luận văn, thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm được khắc hoạ rõ nét, tìm ra những thành công và hạn chế đế đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qua quản lý đất công trong thời gian tới.

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Căn cứ vào các kết quả phân tích tại bước 3, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới ở chương 4. Các giải pháp đều có căn cứ khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đảm bảo tính cấp thiết và khả thi.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài phải tuân thù yêu càu phù hợp, chính xác và đày đủ đế làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Muốn vậy, nguồn thu thập thông tin phải là những nguồn đáng tin cậy, thường được công khai và được công nhận là nguồn thông tin chính thức.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cãp

Luận vàn chủ yếu sử dụng và phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thử cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tim kiếm nhanh. Đó là do dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Dữ liệu thứ câp phân lớn có trong các thư viện, các nguôn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án...

Cụ thể, những số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm các công trình đã nghiên cứu trước có liên quan, các nghiên cứu và báo cáo cùa các ban

ngành hữu quan, văn kiện, nghị quyêt, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đuợc xuât bản, các số liệu cùa quận Nam Từ Liêm, số liệu thống kê về đất đai trên địa bàn từ năm 2015 đến năm 2019; các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm. Sử dụng các số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu hoặc các số liệu đã được xử lý và công bố giúp tác giả có nhiều nguồn dữ liệu đế đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, tống

quan của luận văn.

Các dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tác giả xử lý lại bằng các công thức toán học, thống kê học để đảm bảo mang lại những minh hoạ phù họp cho các khía cạnh nghiên cún.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu căp

Ngoài ra, luận văn còn bổ sung thêm nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát ý kiến người dân và cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm để có thêm những đánh giá về công tác quản lý đất công trên địa bàn quận.

Đối tượng khảo sát’, cán bộ làm việc trong ƯBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp, Thanh tra và cán bộ ở các phường) và người dân sống trong quận Nam Từ Liêm.

Địa điêm khảo sát: tại quận Nam Từ Liêm.

Sổ lượng mẫu: Tác giả phát 220 phiếu khảo sát, thu về và làm sạch được 212

r ___ r _

phiêu. Trong đó đôi tượng khảo sát gôm 50 cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp,

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)