Việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài phải tuân thù yêu càu phù hợp, chính xác và đày đủ đế làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Muốn vậy, nguồn thu thập thông tin phải là những nguồn đáng tin cậy, thường được công khai và được công nhận là nguồn thông tin chính thức.
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cãp
Luận vàn chủ yếu sử dụng và phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thử cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tim kiếm nhanh. Đó là do dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Dữ liệu thứ câp phân lớn có trong các thư viện, các nguôn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án...
Cụ thể, những số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm các công trình đã nghiên cứu trước có liên quan, các nghiên cứu và báo cáo cùa các ban
ngành hữu quan, văn kiện, nghị quyêt, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đuợc xuât bản, các số liệu cùa quận Nam Từ Liêm, số liệu thống kê về đất đai trên địa bàn từ năm 2015 đến năm 2019; các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm. Sử dụng các số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu hoặc các số liệu đã được xử lý và công bố giúp tác giả có nhiều nguồn dữ liệu đế đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, tống
quan của luận văn.
Các dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tác giả xử lý lại bằng các công thức toán học, thống kê học để đảm bảo mang lại những minh hoạ phù họp cho các khía cạnh nghiên cún.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ căp
Ngoài ra, luận văn còn bổ sung thêm nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát ý kiến người dân và cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm để có thêm những đánh giá về công tác quản lý đất công trên địa bàn quận.
Đối tượng khảo sát’, cán bộ làm việc trong ƯBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp, Thanh tra và cán bộ ở các phường) và người dân sống trong quận Nam Từ Liêm.
Địa điêm khảo sát: tại quận Nam Từ Liêm.
Sổ lượng mẫu: Tác giả phát 220 phiếu khảo sát, thu về và làm sạch được 212
r ___ r Ỵ _
phiêu. Trong đó đôi tượng khảo sát gôm 50 cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp, Thanh tra và cán bộ ở các phường), 162 người dân sống trong quận Nam Từ Liêm.
Phương pháp khảo sát’. Do đặc tính công việc của cán bộ công chức và nhà quản lý ở các cơ quan hành chính của quận Nam Từ Liêm và người dân, việc lấy mẫu phải theo phương thức ngẫu nhiên. Trong quá trinh nghiên cứu, tác giả tới các cơ quan có liên quan để gửi bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Với những người không gặp được, tác giả xin gửi bảng hỏi qua google docs đề thu thập dữ liệu trực tuyến.
Nội dung khảo sát xoay quanh nội dung quản lý đất công gồm: các đánh giá về việc xác định mục đích sứ dụng đất công của ƯBND quận, việc xây dựng chính
sách quản lý và sử dụng đât công, lập quy hoạch, kê hoạch sử dụng đât công, thực hiện chính sách quản lý và thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại.
Thang đảnh giá: Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert - thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm. Mỗi điềm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ đồng thuận của người trả lời với quan điểm được nghiên cứu đưa ra. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 = không đồng ý, mức 2 =ít đồng ý, mức 3 = Bình thường, trung lập, mức 4 = Khá đồng ý và mức 5 = Hoàn toàn đồng ý.
2.3. Phương pháp xử lý và thực hiện nghiên cứu cụ thế
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được thực hiện khi tác giả tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Sau khi tập họp các tài liệu cần thiết, tác giả đọc và nghiên cứu để phục vụ cho phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở chương 1. Việc nghiên cứu tài liệu cũng giúp tác giả có cái nhìn sâu rộng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra các nhận định trong suốt các chương của luận văn. Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tác giả khái quát hoá và xây dựng khung lý luận về quản lý đất công trên địa bàn cấp huyện, phân tích thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó, tham khảo, tim kiếm những giải pháp phù hợp đế giải quyết các vấn đề mà công tác quản lý đất công trên địa bàn quận đang gặp phải.
2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Dựa vào phương pháp này, tác giả có được những thông tin cần thiết đế phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc thống kê được thực hiện dựa trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả được tiến hành để làm rõ nhũng yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn.
Trong chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về quản lý đất công ích
của chính quyền cấp quận.
Ớ chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa cùa phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Đối với chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tồng hợp các số liệu, dữ liệu bằng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, luận văn đưa ra những đánh
giá về thực trạng quản lý đất đai nói chung và đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Trên cơ sở thống kê mô tả các số liệu, các nội dung về công tác quản lý đất
công được làm rõ, từ đó định hình được giải pháp cho công tác quản lý đất công.
2.3.3. Phương pháp phân tích và tong hợp
Phân tích, trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đế nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những thuộc tính bản chất của từng yếu tố đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hồ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tồng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chè, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tống hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận văn. Ở chương 3, phân tích các điều kiện đất đai của quận Nam Từ Liêm, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, hiện trạng quản lý, sử dụng đất công trên thực tế, việc thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng đất công trong từng giai đoạn cụ thể. Thông qua phương pháp phân tích - tổng hợp, thực trạng của công tác quản lý đất công của quận Nam Từ Liêm
được bộc lộ rõ nét, thây được các tôn tại hạn chê, nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trên cơ sở đó, ở chương 4, tác giả có những đề xuất và dự báo xu hướng của việc quản lý đất công trong giai đoạn tiếp theo.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Thông qua nguồn số liệu thứ cấp đà thu thập, tiến hành so sánh với các tiêu chí cụ thể để xem xét việc quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn được diễn ra như thể nào. Phương pháp so sánh được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ lệ các loại đất... Từ đó, chỉ ra xu hướng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tác giả áp dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 3 khi đánh giá về thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn 2015 - 2020.
2.3.5. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử
Phương pháp kết hợp logic với lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của
sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian cùa các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển cúa sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trinh vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sừ, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.
Lịch sử bắt đầu từ đâu, tư duy bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện những bước nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu nên cần phải có phương pháp logic. Phuong pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng
tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Theo đó, phương pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý logic. Phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bàng lý luận,
có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản.
Theo đó, luận văn đã vận dụng phương pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, giai đoạn 2015 - 2020, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần quản lý hiệu quả hơn quỹ đất công ích trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn tới 2030. Quá trình xem xét việc quản lý đất công trên địa bàn được nghiên cứu theo một trình tự liên tục, được xem xét trên nhiều mặt.• • • • • X • « Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, nhân tố... tác động đến quá trình quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn. Đồng thời, đặt vấn đề quản lý và sử dụng nó như thế nào trong quá trình phát triển về kinh tế và xã hội của quận theo các mục tiêu được đề ra. Qua đó, luận văn có thề cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phần nào đưa ra nhũng nhận định, xu hướng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận.
CHƯƠNG 3
THỤC TRẠNG QUÀN LÝ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
3.1. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đất công trên địa bàn quận Nam TừLiêm Liêm
3.1.1. Nhân tố khách quan
3.1.1.1. Đỉều kiện tự nhiên * Vị trí địa lỷ
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NỌ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành
lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Có thể thấy Nam Từ Liêm là một là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xà: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người. Địa giới hành chính của quận Nam Từ Liêm như sau:
- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và cầu Giấy; - Phía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông;
- Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Quận Nam Từ Liêm có 10 phường gồm: Trung Văn, Đại Mồ, Tây Mỗ, Mễ Tri, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.
* Khí hậu, thủy văn
Quận Nam Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ấm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24°C; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm -
1.800mm; độ ẩm không khí cao, trung binh khoảng 82%.
* Các nguôn tài nguyên về tài nguyên đất
Đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph); đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Phl); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng giây (Phg); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước (Phn). Đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.