Phương pháp này được thực hiện khi tác giả tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Sau khi tập họp các tài liệu cần thiết, tác giả đọc và nghiên cứu để phục vụ cho phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở chương 1. Việc nghiên cứu tài liệu cũng giúp tác giả có cái nhìn sâu rộng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra các nhận định trong suốt các chương của luận văn. Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tác giả khái quát hoá và xây dựng khung lý luận về quản lý đất công trên địa bàn cấp huyện, phân tích thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó, tham khảo, tim kiếm những giải pháp phù hợp đế giải quyết các vấn đề mà công tác quản lý đất công trên địa bàn quận đang gặp phải.
2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Dựa vào phương pháp này, tác giả có được những thông tin cần thiết đế phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc thống kê được thực hiện dựa trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả được tiến hành để làm rõ nhũng yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn.
Trong chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về quản lý đất công ích
của chính quyền cấp quận.
Ớ chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa cùa phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Đối với chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tồng hợp các số liệu, dữ liệu bằng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, luận văn đưa ra những đánh
giá về thực trạng quản lý đất đai nói chung và đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Trên cơ sở thống kê mô tả các số liệu, các nội dung về công tác quản lý đất
công được làm rõ, từ đó định hình được giải pháp cho công tác quản lý đất công.
2.3.3. Phương pháp phân tích và tong hợp
Phân tích, trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đế nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những thuộc tính bản chất của từng yếu tố đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hồ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tồng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chè, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tống hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận văn. Ở chương 3, phân tích các điều kiện đất đai của quận Nam Từ Liêm, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, hiện trạng quản lý, sử dụng đất công trên thực tế, việc thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng đất công trong từng giai đoạn cụ thể. Thông qua phương pháp phân tích - tổng hợp, thực trạng của công tác quản lý đất công của quận Nam Từ Liêm
được bộc lộ rõ nét, thây được các tôn tại hạn chê, nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trên cơ sở đó, ở chương 4, tác giả có những đề xuất và dự báo xu hướng của việc quản lý đất công trong giai đoạn tiếp theo.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Thông qua nguồn số liệu thứ cấp đà thu thập, tiến hành so sánh với các tiêu chí cụ thể để xem xét việc quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn được diễn ra như thể nào. Phương pháp so sánh được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ lệ các loại đất... Từ đó, chỉ ra xu hướng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tác giả áp dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 3 khi đánh giá về thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn 2015 - 2020.
2.3.5. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử
Phương pháp kết hợp logic với lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của
sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian cùa các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển cúa sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trinh vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sừ, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.
Lịch sử bắt đầu từ đâu, tư duy bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện những bước nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu nên cần phải có phương pháp logic. Phuong pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng
tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Theo đó, phương pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý logic. Phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bàng lý luận,
có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản.
Theo đó, luận văn đã vận dụng phương pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, giai đoạn 2015 - 2020, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần quản lý hiệu quả hơn quỹ đất công ích trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn tới 2030. Quá trình xem xét việc quản lý đất công trên địa bàn được nghiên cứu theo một trình tự liên tục, được xem xét trên nhiều mặt.• • • • • X • « Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, nhân tố... tác động đến quá trình quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn. Đồng thời, đặt vấn đề quản lý và sử dụng nó như thế nào trong quá trình phát triển về kinh tế và xã hội của quận theo các mục tiêu được đề ra. Qua đó, luận văn có thề cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phần nào đưa ra nhũng nhận định, xu hướng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận.
CHƯƠNG 3
THỤC TRẠNG QUÀN LÝ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
3.1. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đất công trên địa bàn quận Nam TừLiêm Liêm
3.1.1. Nhân tố khách quan
3.1.1.1. Đỉều kiện tự nhiên * Vị trí địa lỷ
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NỌ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành
lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Có thể thấy Nam Từ Liêm là một là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xà: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người. Địa giới hành chính của quận Nam Từ Liêm như sau:
- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và cầu Giấy; - Phía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông;
- Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Quận Nam Từ Liêm có 10 phường gồm: Trung Văn, Đại Mồ, Tây Mỗ, Mễ Tri, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.
* Khí hậu, thủy văn
Quận Nam Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ấm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24°C; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm -
1.800mm; độ ẩm không khí cao, trung binh khoảng 82%.
* Các nguôn tài nguyên về tài nguyên đất
Đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph); đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Phl); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng giây (Phg); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước (Phn). Đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.
về tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông cầu Ngà... Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng
là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: Tầng 1: có độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép tù' 0.42-0.93 mg/1; tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25 mg/1; tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng đế khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 - 0,65g/l, thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat - Clorua - Natri - Canxi. Hàm lượng sắt từ 0,42- 47,4 mg/1; Hàm
lượng Mangan từ 0,028 - 0,075 mg/1; Hàm Lượng NH4 từ 0,1 - 1,45 mg/1.
về tài nguyên khoảng sản
Tài nguyên khoáng sản chủ yểu phân bố trên địa bàn Quận là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ, sụt đê. Ngoài ra, Quận còn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở những khu hồ, đầm. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không có giá trị kinh tế cao.
Vê tài nguyên nhân vãn
___ r r . , - '
Quận Nam Từ Liêm là mảnh đât văn hiên, giàu bản săc dân tộc, người dân trong
ỵ 1 __
Quận có truyên thông cân cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và cách mạng. Trong
9 A r
thời kỳ xây dựng và phát triên đât nước dưới sự lãnh đạo của các câp Uy, Đảng, chính quyên, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Quận đã phát huy truyên thông đoàn kêt, ý chí tụ’ lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng vê kinh tê, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngày nay, phát huy những lợi thê có săn, Đảng bộ và nhân dân quận Nam Từ Liêm luôn vừng vàng đi lên đề thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của quận cho thấy đất đai phù hợp với hoạt động nông nghiệp không lớn. Nam Từ Liêm là một quận mới của Hà Nội, diện tích đất ở và dân cư cũng không nhiều như các quận nội thành cũ. Có nhiều đất đai còn trống và quỹ đất công khá lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý đất công đặc biệt trong việc rà soát, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công hiệu quả.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Điều kiện kinh tế
Cùng với việc phát triên kinh tê chung của thành phô Hà Nội, trong nhừng năm qua kinh tế của Nam Bắc Từ Liêm đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá... được cũng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần cúa nhân dân không ngừng được cải thiện.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, thu nhập bình quân đạt 92 triệu đồng/người/năm (gấp 2,1 lần so với giai đoạn trước). Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 15,5% (vượt 1,5%), quy mô giá trị các ngành kinh tể tăng hơn 2 lần so với đầu giai đoạn. Ngành công nghiệp, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,9% (vượt 1,9%). Ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16,6% (vượt 1,6%).
Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,6% (tăng 4% so với năm 2014); công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 41,3% (giảm 3,9% so với năm 2014); nông nghiệp
chiếm tỷ trọng 0,1%. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đến năm 2019 đạt 59,8 triệu đồng/ người (tăng 16,8 triệu đồng/người so với năm đầu thành lập). Trong đó, ngành thương mại, dịch vụ có