Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 47 - 48)

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý đất công ở địa phương nên cách tiếp cận nghiên cứu được lựa chọn là dựa trên lý thuyết quản lý Nhà nước bao gồm các nội dung từ xây dựng chính sách quản lý, quy hoạch đất công, tổ chức thực hiện chính sách quản lý đất công và kiểm tra, giám sát quản lý đất công ở địa phương. Đe thực hiện luận văn, tác giả sẽ thực hiện lần lượt các bước trong quy trình nghiên cứu

sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát tù’ thực tiễn công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm những năm qua, tác giả nhận thấy những bất cập đang tồn tại. Mặc dù diện tích đất công đã được tăng lên nhung vẫn còn hiện tượng đất công chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, từ việc tống quan các công trình nghiên cứu, tác giả cũng thấy còn nhiều khoảng trống về cách tiếp cận, các nghiên cứu thực tiền về quản lý đất công. Từ đó, tác giả xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Bước 2: Hệ thống hoá cơ sở lý luận

Sau có xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả hệ thống hoá cơ sở lý luận thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, các bài báo khoa học... để xây dựng khung lý luận cho nghiên cứu của luận văn. Khung lý luận là cơ sở quan

trọng của việc nghiên cứu và được thực hiện ở chương 1 luận văn. Khung lý luận mang tính tổng quát, có thể làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực tiễn có cùng chủ đề nói

chung và của luận văn nói riêng.

Bước 3: Thu thập dừ liệu và xử lý thông tin

Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn có độ tin cậy và chính xác cao khác nhau như các công trình đã được công bố, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học, tạp chí tài chính, website chính thức của UBND quận Nam Từ Liêm,... Với những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc và phân tích bàng các kỹ thuật khác nhau thực hiện trong chương 3 luận văn, thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm được khắc hoạ rõ nét, tìm ra những thành công và hạn chế đế đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qua quản lý đất công trong thời gian tới.

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Căn cứ vào các kết quả phân tích tại bước 3, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới ở chương 4. Các giải pháp đều có căn cứ khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đảm bảo tính cấp thiết và khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)