Phương pháp kết hợp logic với lịch sử

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 52 - 54)

Phương pháp kết hợp logic với lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của

sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian cùa các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển cúa sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trinh vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sừ, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.

Lịch sử bắt đầu từ đâu, tư duy bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện những bước nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu nên cần phải có phương pháp logic. Phuong pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng

tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Theo đó, phương pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý logic. Phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bàng lý luận,

có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản.

Theo đó, luận văn đã vận dụng phương pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, giai đoạn 2015 - 2020, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần quản lý hiệu quả hơn quỹ đất công ích trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn tới 2030. Quá trình xem xét việc quản lý đất công trên địa bàn được nghiên cứu theo một trình tự liên tục, được xem xét trên nhiều mặt.• • • • • X • « Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, nhân tố... tác động đến quá trình quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn. Đồng thời, đặt vấn đề quản lý và sử dụng nó như thế nào trong quá trình phát triển về kinh tế và xã hội của quận theo các mục tiêu được đề ra. Qua đó, luận văn có thề cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phần nào đưa ra nhũng nhận định, xu hướng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận.

CHƯƠNG 3

THỤC TRẠNG QUÀN LÝ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)