4.2.2.1 Hoàn thiện các chính sách cho vay
❖ Căn cứ của giải pháp
Chính sách cho vay là yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Một ngân hàng có chính sách cho vay tốt khả năng thu hút và phát triến khách hàng vay sẽ nâng cao đáng kể. Hiện tại, BIDV Hà Thành cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các chính sách từ các TCTD khác trên địa bàn. Vì vậy, đòi hởi B1DV Hà Thành phải xây dựng cho mình một chính sách hợp lý, thu hút được sự quan tâm của DNNVV.
❖ Nội dung của giải pháp
Chính sách về thị trường khách hàng
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành cần lập kế hoạch về tín dụng chi tiết nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn huy động, linh động trong hoạt đông tín dụng, giảm thiều rủi ro, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn vay.
Toàn bộ quá trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được BIDV Hà Thành xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn, cho từng phân khúc khách hàng cụ thể. Giai đoạn 2020 - 2022, nền kinh tế được dự báo là vẫn phải đối mặt với những khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bị hạn chế bời những chính sách vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước. BIDV Hà Thành vì thế sẽ vẫn quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng truyền thống của mình, sau đó là ưu tiên xem xét cho vay đối với những đối tượng được sự hỗ trợ từ Chính phủ, từ các tổ chức tín dụng có uy tín như... Bên cạnh là việc thực hiện đa dạng hóa khách hàng cho vay.
Thực thi các chính sách lãi suất cho vay, phí suất tín dụng linh hoạt và phù họp với từng khách hàng, từng khoản vay. Điều này là thực sự cần thiết trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gắt gao, quyết liệt hơn.
- Chính sách về sản phẩm cho vay
Đa dạng hóa các hình thức cho vay. Trước nhu cầu vốn ngày càng cấp thiết của DNNVV và các loại hình Doanh nghiệp khác, Ngân hàng cần có các biện pháp để mở rộng, tìm kiếm các hình thức, phương thức cho vay mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cùa các thành phần kinh tế. Nên thiết lập các sản phẩm mới đặc thù như cho vay đầu tư bất động sản du lịch, cho vay thanh toán qua khu chế xuất...
Qua đó, góp phần nâng cao được uy tín cũng như doanh số cho vay, hiệu quả cho vay của Ngân hàng.
- Chính sách về lãi suất
BIDV Hà Thành cần nghiên cứu và trình các chính sách về lãi suất cụ thể của địa bàn cũng như đặc thù DNNVV lên cấp Trụ sở chính để có tạo chủ trương và tiền đề phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh về lãi suất đối với các TCTD khác trên địa bàn.
- Chính sách vê rủi ro
BIDV Hà Thành cần bám sát các yêu cầu và chỉ đạo về quản trị rủi ro theo đúng chỉ tiêu của Trụ sở chính BIDV đế giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu đã và đang phát sinh trong hoạt động cho vay.
4.2.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
❖ Căn cứ của giải pháp
Thông tin có thế được thu thập từ 3 nguồn chủ yếu là: phỏng vấn trực tiếp, thông qua các trung gian mua hoặc tìm kiếm, thông qua các thông tin có được báo cáo từ người vay. Ngân hàng sử dụng các thông tin này nhằm đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, khả năng sinh lời của dự án, lịch sử kinh doanh và trả nợ của khách hàng (nếu khách hàng có vay vốn) và những rủi ro có thể xảy ra nếu khách hàng không trả hoặc trả không đầy đù, giá trị tài sản bảo đảm phát mãi. Vì vậy, chất
lương thông tin tín dụng được nâng cao giúp ích rất nhiều trong việc Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng.
❖ Nội dung của giải pháp
Ngân hàng phải tự xây dựng cho mình một hệ thống thông tin khách hàng, không chỉ là những khách hàng quen thuộc đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn bao gồm cả những khách hàng tiềm năng. Các thông tin về khách hàng cần được phân loại ngay từ khi thu thập, cần đặc biệt chú ý tới khách hàng mục tiêu.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên tạo quan hệ chặt chẽ với trung tâm tín dụng NHNN Việt Nam (CIC) và các ngân hàng khác cùng hệ thống. Ngoài việc thu thập các thông tin về khách hàng thì khi thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng thì cán bộ Tín Dụng cũng cần phải tìm hiểu thông tin thị trường, thông tin về các chính
sách, quy định của Nhà nước, những thông tin về các đối thủ cạnh tranh...
Công tác thu thập, xử lý thông tin của ngân hàng phải được hoàn thiện, nâng cao nhằm dự báo trước xu hướng biến động của môi trường kinh doanh, trên cơ sở đó giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi có được các thông tin cần thiết thì việc chọn lựa, sàng lọc, phân tích thông tin khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro của Ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra thu hồi đầy đủ cả vốn lẫn lãi, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cùa Ngân hàng. Khi lựa chọn khách hàng, Ngân hàng càn chú ý lựa chọn những khách hàng có hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín.
4.2.2.3 Xây dựng các chương trình cho vay
❖ Căn cứ của giải pháp
Các NHTM luôn tạo sự cạnh tranh trên thị trường bằng các chương trình cho vay đặc thù nhằm thu hút sự quan tâm của DNNVV. Các chương trình này vừa thúc đẩy khả năng bán hàng của NHTM, vừa phát huy được điểm mạnh và hạn chế những yếu điểm trong các sản phẩm cho vay của Ngân hàng. Đối với BIDV cũng vậy, BIDV cũng cần xây dựng nhưng chương trinh cho vay hiệu quả để có thể phát triển tín dụng bền vững và hạn chế kiểm soát rủi ro.
❖ Nội dung của giải pháp
Chương trình cho vay bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng ; quy định về thời gian cho vay, TSĐB vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng.
Thực hiện đồi mới các cơ chế, chính sách tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả, và từng bước phù hợp với những thông lệ, cũng như chuẩn mực quốc tế. Thủ tục cấp tín dụng điều chinh theo hướng đơn giản hóa, làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại của khách hàng khi đến vay vốn. Đưa ra được nhiều phương thức cho vay đa dạng hơn nữa để có thể phù hợp với loại hình là các DNNVV, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Có những chính sách khách hàng phù hợp : thực hiện nhiều ưu đãi với nhóm khách hàng truyền thống, có nhiều khuyến mãi hấp dẫn với nhóm khách hàng tiềm năng... Luôn có những điều chỉnh và theo dõi kịp thời đến thời hạn tín dụng và kì hạn nợ trong kì. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chính sách tài sản đảm bảo, thực hiện linh hoạt trong chính sách này để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn cùa Ngân hàng hơn.
4.2.2A Hoàn thiện lập kế hoạch cho vay
❖ Căn cứ của giải pháp
Hiện nay, do thị trường biến động liên tục, cũng như do chủ trương của Trụ sở chính, hầu như các kế hoạch cho vay của BIDV Hà Thành chỉ được lập trong thời
gian là 01 năm, dựa theo định hướng và các chỉ tiêu của Trụ sở chính giao cho. Vì vậy, để đảm bảo tính xuyên suốt và có tính định hướng lâu dài, BIDV Hà Thành cần hoàn thiện các kế hoạch cho vay dài hạn hơn đế có thể tăng trưởng và phát triển tốt hơn nữa.
❖ Nội dung của giải pháp
BIDV Hà Thành cần thực hiện lập kế hoạch cho vay 5 nàm (dài hạn)để thống nhất về định hướng thị trường cũng như phân khúc khác hàng, đi sâu vào thế mạnh ngân hàng. Trong giai đoạn tới định hướng tập trung vào cho vay trung và dài hạn các DNNVV trong lĩnh vực xây lắp vì tính tiềm năng của thị trường. Bên cạnh đó, đây là thị phần mang lại biên lợi nhuận cao, giúp BIDV Hà Thành phát triểm thêm các sản phẩm như bảo lãnh, chuyển tiền, huy động vốn không kỳ hạn bên cạnh sản phẩm cho vay.
4,2,3, Hoàn thiện tổ • •chức thực hiện • kế hoạch • cho vay DNNVV tại • BIDV Hà
Thành
4.2.3.1. Phân công công việc
❖ Căn cứ của giải pháp
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay cần thống nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới để đạt được hiệu quả cao nhất.
Kê hoạch cho vay/chỉ đạo
định hướng tín dụng của Trụ sở chính BIDV
Ban lãnh đạo chi nhánh, Cán bộ quản lý các phòng ban
So' đồ 4,1, Thực hiện kế hoạch cho vay theo trục dọc của BIDV
Nguôn: Hệ thông cho vay theo trục dọc của Trụ sở chính BỈDV
❖ Nội dung của giải pháp
Phân công công việc tại BIDV Hà Thành cần sơ đồ hóa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong đó bố sung thêm những nội dung sau cho hoàn chỉnh:
- Ban lành đạo: Chỉ đạo và điều hành hoạt động của chi nhánh
- Bộ phận tín dụng: duy trì, phát triển các hoạt động cho vay và các sản phẩm khác của BIDV Hà Thành
- Bộ phận Quản lý nợ: Hồ trợ nghiệp vụ về hồ sơ và tác nghiệp hệ thống cho bộ phận tín dụng.
- Bộ phận dịch vụ khách hàng, ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy giao dịch.
- Bộ phận hành chính nhân sự: Đảm bảo về nhân sự và các hoạt động hành chính của ngân hàng.
4.2.3.2. Tập huấn cán bộ tín dụng
❖ Căn cứ của giải pháp
Chất lượng cán bộ nhân viên là yểu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Khi cán bộ tín dụng có kiến thức chuyên môn tốt, kiến thức thực tế vững vàng sẽ đảm bảo việc chọn lựa các khoản vay tốt. Ngân hàng cần đảm bảo việc tuyển chọn, sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng hợp lý. Đồng thời nâng cao chất lượng nhân sự tín dụng bàng các hình thức tập huấn, đào tạo để đạt kết quả tốt nhất.
❖ Nội dung của giải pháp
Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đảm bảo cán bộ tín dụng phải đạt được những yêu cầu sau:
- CBTD phải có phẩm chất đạo đức tốt. Cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho mỗi CBTD là yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, tận tinh, có tính kỷ luật cao và luôn chấp hành đầy đủ các quy định của ngân hàng.
- CBTD cũng cần có bản lĩnh kinh doanh vững vàng. Điều này sể giúp cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng một cách khách quan, không vụ lợi vì lợi ích cá nhân, luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ được giao nhằm đem lại cho ngân hàng những khoản vay chất lượng.
- CBTD phải có trình độ học vân và chuyên môn nghiệp vụ tôt. Hoạt động tín dụng luôn đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để đáp ứng với yêu cầu cùa công việc. Điều này sẽ giúp CBTD có thể đánh giá, phân tích tình hình tài chính cùa khách hàng một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc thẩm định tài sản đảm bảo, phương án SXKD cùng các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay cũng đòi hỏi kỹ năng và kiến thức giỏi.
- CBTD phải có kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Mọi giao dịch cho vay của ngân hàng và khách hàng đều thực hiện thông qua CBTD. Hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh, ngân hàng nào cũng phát triển dịch vụ
chăm sóc khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Do đó, CBTD cần không ngừng nâng cao trinh độ giao tiếp, nắm rõ thông tin để tư vấn cho khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
- CBTD phải có năng lực điều tra, thu thập và xử lý thông tin. Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, CBTD phải có năng lực xử lý, đánh giá độ chính xác của thông tin. Mặt khác, thông tin từ phía khách hàng bao gồm nhiều nội dung khác nhau với số lượng rất lớn đòi hỏi CBTD phải sàng lọc và tổng hợp lại một cách chính xấc
4.2.3.3. Tư vấn, tiếp thị, Marketing
❖ Căn cứ của giải pháp
Thực tế, trên địa bàn TP. Hà Nội có khoảng 21 TCTD, các TCTD này đã có lịch sử hoạt động nhiều nãm trên địa bàn đặc biệt là các ngân hàng lớn như BIDV,
Vietinbank, Agribank, với mạng lưới trải rộng khắp toàn tỉnh. BIDV Hà Thành mới chỉ có 07 năm hoạt động với 1 trụ sở chi nhánh và 03 phòng giao dịch, mạng lưới
vô cùng mỏng. Vì vậy, BIDV Hà Thành cần mạnh mẽ triển khai hoạt động tư vấn, tiếp thị, marketing để tạo vị thế và danh tiếng trên thị trường.
❖ Nội dung của giải pháp
BIDV Hà Thành cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing đối với DNNVV thông qua việc thực hiện đồng bộ nhiều chính sách khách hàng như : chính sách sản phẩm, thông tin, thanh toán, phân phối, giao tiếp...
BIDV Hà Thành cân tiêp tục duy trì, thường xuyên tô chức nhiêu hơn nữa hội nghị khách hàng thường quý, thường niên. Đây không chỉ là buổi gặp mặt, chia sẻ các cơ hội, sự thành công giữa khách hàng, Ngân hàng với nhau, mà còn là dịp để bày tở lời cảm ơn chân thành của Ngân hàng đối với các khách hàng, những đối tác của mình vì sự hợp tác bền chặt và hiệu quả trong những năm qua. Tại hội nghị, chi nhánh còn có thể giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của mình, đồng thời nắm bắt được cụ thể hơn nhu cầu khách hàng truyền thống của mình, để phục vụ một cách thích họp, hiệu quả, tận tình và chuyên nghiệp hơn nữa.
4.2.3.4. Giải quyết khiếu nại
Nhanh chóng và kịp thời giải quyết các khiếu nại của khách hàng khi Khách hàng có yêu cầu, luôn bày tỏ thái độ cầu thị và nhẹ hàng khi giải quyết khiếu nại với khách hàng. Thực hiện các khảo sát, đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau mỗi yêu cầu xử lý đế rút kinh nghiệm, khắc phục những điếm chưa hài lòng của khách hàng để hoàn thiện hơn trong công tác xử lý khiếu nại, thắc mắc.
4.2.3.5. Tạo động lực cho cán bộ tín dụng
Tổ chức khen thường và cam kết lộ trình về phát triển sự nghiệp cho các cán bộ tín dụng khi hoàn thành tốt và xuất sắc các chỉ tiêu được giao. Thường xuyên tố chức các ngày lễ như ngày lễ gia đinh, du lịch để tạo sự gắn kết trong chi nhánh và bảo đảm cuộc sống tinh thần của cán bộ nhân viên. Giữ chân nhân sự gioi, kinh nghiệm và thu hút thêm nhân sự tiềm năng từ các ngân hàng khác hoặc nhân sự bên ngoài.
4.2.4. Hoàn thiện kiểm soát cho vay DNNVVtại BIDVHà Thành
❖ Căn cứ của giải pháp
Công tác kiếm soát cho vay là công tác vô cùng quan trọng đối với NHTM. NHTM cần làm tốt công tác này đế đảm bảo giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất
lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tại BIDV Hà Thành, công tác kiểm soát chưa thực• • sự được chú• trọng.• <^2 Tại• • chi nhánh mới chỉ có 01 cán bộ kiểm tra nội bộ không thể đảm bảo công tác kiểm soát cho vay của toàn chi nhánh. Bộ phận quản lý nợ có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ cho vay, tuy nhiên còn kèm theo các nhiệm vụ khác như hỗ trợ tác nghiệp, giải ngân thu nợ, tác nghiệp tài sản trên hệ
thông nên không thê cùng lúc đảm bảo rà soát hô sơ cũng như kiêm soát cho vay. Vì vậy, việc hoàn thiện kiểm soát cho vay là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với BIDV Hà Thành.
❖ Nội dung của giải pháp
Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro tại Chi nhánh