Hệ thống quản lý cho vay doanh nghiệp nhở và DNNVV tại BIDV Hà Thành khi triến khai đã đạt được những thành tựu nhất định qua các nhóm chỉ tiêu
a. Lập kế hoạch cho vay
Bộ máy quản lý cho vay của DNNVV cùa BIDV Hà Thành được xây dựng cụ thể và theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chức năng riêng biệt và chuyển môn hóa của từng bộ phận. Nhóm chỉ tiêu về lập KH cho vay:BIDV Hà Thành xây dựng kế hoạch có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, và được lên kế hoạch sớm để chủ động trong thực hiện. Chi nhánh luôn chủ động phân tích môi trường KD để đặt ra những kế hoạch khả thi, đa dạng hóa các phương án và chương trình hành động.
b. về tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay
BIDV Hà Thành đã có sự phân công rõ ràng trách nhiệm và chức năng tại từng bộ phận, cá nhân thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, có chất lượng các dịch vụ hồ trợ khách hàng trong suốt quá trình cho vay, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tạo uy tín trên địa bàn.
c. về kiểm soát cho vay
BIDV Hà Thành thực hiện lập báo cáo kinh doanh theo tuần giúp cho Ban lãnh đạo nắm được việc thực hiện triển khai kế hoạch tại đơn vị, từ đó kịp thời đôn đốc cán bộ nhân viên thực hiện tốt hơn cũng như điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong chính sách để tiếp tục triển khai.
Hoạt động kiểm soát được thực hiện dựa trên sự hồ trợ của hệ thông công nghệ thông tin tiên tiến, đảm bảo tính chính xác và dễ theo dõi, quản lý.
3.3.2. Hạn chế về quản lỷ cho vay DNNVVtại BIDVHà Thành
Nhìn nhận một cách khách quan về quản lý cho vay DNNVV giai đoạn 2017 - 2019, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động quản lý cho vay của BIDV Hà Thành vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:
+ về bộ máy quản lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đối với những hồ sơ thuộc thẩm quyền chi nhánh, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thực sự nhịp nhàng đôi khi tạo nên sự chẫm trễ cho khách hàng. Đối với những hồ sơ vượt thẩm quyền chi nhánh, sự không thống nhất trong quan điểm tín dụng cùa đơn vị kinh doanh và bộ phận Phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính cũng tạo nên những hạn chế nhất định, đặc biệt là thời gian phê duyệt khoản cấp tín dụng.
+ về lập kế hoạch cho vay cloanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chính sách chưa thực sự linh hoạt theo phân khúc khách hàng, chính sách xúc tiến khách hàng, chính sách thị trường chưa đúng, chưa có kế hoạch dài hạn, chưa xác định các giải pháp khả thi.
+ về tô chức thực hiện:
Phân công công việc theo quy trình cho vay còn gặp những vân đê vê tương tác giữa các bộ phận. Ngoài ra, BIDV Hà Thành còn gặp các vấn đề, điểm yếu về truyền thông như chưa có kênh truyền thông có hiệu quả và phạm vi rộng, các
phương thức tiêp thị quảng cáo còn tự phát, chưa có định hướng cụ thê. Cuôi cùng, công tác giải quyết thắc mắc khiếu nại với khách hàng còn do cán bộ tín dụng đảm nhiệm, không có bộ phận riêng biệt để xử lý khiếu nại và thắc mắc của khách hảng kịp thời.
+ về kiêm soát cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quá trình thẩm định dự án, các phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực hiện tốt theo quy định, nhiều dự án không thật sự hiệu quả vẫn được xét duyệt cho vay làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, do trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng không đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án, có thể đưa ra quyết định sai lầm.
3.3.3. Nguyên nhân các hạn chế về quản lý cho vay DNNVV
Có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan tác động đến quản lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp nhất.
+ Nguyên nhân từ BIDV Hà Thành
Những hạn chế và điểm yếu về quản lý cho vay DNNVV tại BIDV Hà Thành bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, cụ thể:
- về bộ máy nhân sự quản lý cho vay:
Bắt nguồn từ tâm lý phân biệt doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn của ban lãnh đạo và các cán bộ tín dụng, dẫn đến bở qua các doanh nghiệp nhở nhưng có tiềm năng phát triển cao. Tiếp đến là do trình độ cán bộ ngân hàng nói chung và trình độ cán bộ tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc cho vay.
Thêm vào đó một số cán bộ tín dụng đôi khi chỉ chú ý coi trọng tài sản thế chấp, thấy tài sản thế chấp có giá trị lớn là có thể cho vay mà không quan tâm đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hay không.
Trên địa bàn có nhiều NHTM hoạt động, tuy nhiên một số cán bộ tín dụng còn có thái độ thờ ơ, chưa tận tình niềm nở với khách hàng xin vay đế cho khách hàng sang ngân hàng khác. Điều này đà làm giảm việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánhHà Thành.
Mặc dù ngân hàng đã tô chức một bộ máy quản lý tách bạch giữa các bộ phận, các phòng ban nhưng vẫn chưa có một bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt về tín dụng để quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rúi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực.
Cuối cùng, BIDV Hà Thành chưa có bộ phận chuyên biệt tại chi nhánh để giải quyết những thắc mắc, khuyến nại của khách hàng, dẫn đến việc xử lý khiếu nại diễn ra chậm và không thỏa mãn nhu cầu khiếu nại của khách hàng.
- về hệ thống và các chương trình nghiệp vụ:
BĨDV chưa có hệ thống thông tin dể kiểm soát danh mục tín dụng khách hàng phục vụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng, chuyển dịch cơ cấu, cũng như thực hiện đánh giá khách hàng để quyết định tín dụng. Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp thiếu thông tin từ các báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác kịp thời, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành kiểm toán, một số doanh nghiệp tiến hành kiểm toán nhưng chậm so với thời gian mà ngân hàng Cần có thông tin để có quá trình phân tích. Đối với khách hàng cá nhân, thông tin về thu nhập cơ bàn, thu thập khác kê khai không đầy đủ làm cho việc xác định dòng tiền thực của người vay không chính xác.
Hệ thống chấm điểm tín dụng chi nhánh đang áp dụng còn đơn giản chưa đánh giá được tất cả các mặt của khách hàng. Hiện tại việc phân tích, đánh giá khách hàng vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp truyền thống là phương pháp tài chính, ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc xác định vòng đời của dự án trên cơ sở nghiên cứu tình hình biến động của thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ... điều đó dẫn đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vốn vay không phù hợp.
Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo: không chỉ ở hệ thống BIDV Hà Thành mà thực trạng chung của các NHTM hiện nay là hầu hết các món cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng lại chưa có hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Vì vậy thời gian định giá tài sản bảo đảm kéo dài và tốn kém chi phí cho việc đánh giá. Hiện nay NHNN Việt Nam cho phép các NHTM tự thoả
thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản thê châp, câm cô cùa khách hàng, do đó việc thấm định giá trị theo giá trị thị trường là một vấn đề khó khăn.
+ Cơ cấu bộ máy quản lý cho vay DNNVV
Tại BIDV Hà Thành, Phòng Khách hàng bán lẻ là phòng đầu mối mọi hoạt động liên quan đến cho vay DNNVV. Các phòng ban khác trong chi nhánh mang nhiệm vụ hồ trợ tác nghiệp, về cơ bản sự phối hợp giữa các phòng ban trong chi nhánh tương đối nhịp nhàng. Tuy nhiên, đôi khi do quan điểm và sự chưa chặt chẽ trên mặt hồ sơ dẫn đến thỉnh thoảng xảy ra tình trạng chậm trễ trong công tác giải ngân cho khách hàng.
Cán bộ tín dụng tại BIDV Hà Thành còn gặp những hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường dẫn đến việc chậm trễ trong xử lý hồ sơ cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức về thị trường dẫn đến việc đánh giá về tình hình tài chính khách hàng, tài sản bảo đảm còn sơ sài dẫn đến những rủi ro sau cho vay như nợ quá hạn/nợ xấu.
Nguyên nhân từ phía DNNVV
Khách hàng thiếu kinh nghiệm, khả năng tài chính kém. Hơn thế nữa, khách hàng còn không kê khai đúng tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của công ty dẫn đến ngân hàng không thể đánh giá đúng thực trạng cùa khách hàng vay
vốn. Bên cạnh đó, khách hàng có hiện tượng cố tình không trả nợ đúng hạn, kéo dài thời gian trả nợ, sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Nguyên ngân thuộc môi trường bên ngoài cùa BIDV Hà Thành
a. Nguyên nhân từ Trụ sở chính BIDV
Các chính sách về cho vay DNNVV của Trụ sở BĨDV được xây dựng theo chuẩn mực chung của tất cả các tỉnh thành dẫn đến sự trật khớp khi áp dụng giữa các địa bàn khác nhau. Ngoài ra, quy trình tập trung của BIDV dẫn đến việc kéo dài trong các khâu thẩm định khách hàng và quy trình giải ngân làm giảm đi tính cạnh tranh của BIDV Hà Thành
b. Nguyen nhân từ ngân hàng Nhà nước
Những chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của ngân hàng thay đổi vì còn trong quá trình hoàn thiện. Do đó, hoạt động trong ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng cũng phải thay đổi thường xuyên, gây khó khăn trong quán lý cho vay.
Nền kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều biến động phức tạp. Trên thế giới, già dầu và giá vàng liên tục biến động mạnh, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khùng hoảng kinh tế thế giới, tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và Chính phủ cũng như NHNN đà thực hiện các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt đế hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng chưa lập tức phát huy được hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn ở mức thấp, các doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD và đời sống, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn và thua lỗ trong SXKD, hệ quả là làm mất khả nãng thanh toán, làm phát
sinh nợ quá hạn của ngân hàng.
Môi trường vĩ mô chưa thông thoáng, thiếu tính ổn định. Các chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng như chính sách tiền tệ, chính sách thuế,... hay thay đối ảnh hưởng tới hoạt động cùa hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp lý hiện còn rườm rà, rắc rối, việc tuyên truyền pháp luật lại rất hạn chế khiến cho doanh nghiệp và ngân hàng khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ.
CHUÔNG 4.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẢM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV HÀ THÀNH
4.1. Định hướng hoạt động của BIDV Hà Thành đên năm 2022
4.1.1.Định hướng cho vay DNNVVcủa BIDVđến năm 2022
- Tiếp tục tiếp cận các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có phưong án kinh doanh hiệu quả để cho vay, đồng thời có chính sách ưu đãi lãi suất,
đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đối với các DNVVN đang có quan hệ vay vốn thì ngân hàng thường xuyên kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn.
- Mở rộng thị phần tín dụng theo hướng đầu tư khép kín gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn nghiệp vụ tín dụng với thanh toán kể cả thanh toán quốc tế; chuyển đổi tín dụng sản xuất với tín dụng lưu thông và tín dụng tiêu dùng trong mỗi khách hàng.
- Tăng cường tháo gỡ và hoàn thiện quy chế bảo đảm tiền vay, thực hiện cho vay bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho các DNVVN có thể tiếp cận vốn vay cùa Ngân hàng.
- Tích cực giám sát các món vay và tìm ra biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ khó đòi, nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn trên tồng dư nợ ở mức cho phép. Đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và tuân thủ đúng pháp luật,
quy định, quy chế tín dụng.
Từ những định hướng cho vay DNVVN trên, các yêu cầu đặt ra cho hoạt động quản lý cho vay DNVVN tại Ngân hàng Techcombank, như sau:
- Ngân hàng cần xây dựng một kế hoạch, chính sách tiếp thị các DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội một cách khoa học, có hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo nâng cao trinh độ nghiệp vụ, tiếp thị của cán bộ tín dụng trong việc khai thác tìm kiếm, thấm định, cho vay khách hàng DNVVN.
- Xây dựng chỉnh sách chăm sóc, duy trí khách hàng DNVVN hiện hữu của toàn
hệ thống, tăng cường các hiện pháp giám sát và tìm ra các hiện pháp thu hồi nợ
quá hạn, nợ xấu.
4.1.2. Định hướng hoàn thiệnquản lỷcho vay DNNVVtại BIDVHà Thành
Với mục tiêu trở thành ngân hàng phát triển toàn diện, hoạt động đa năng, kết hợp với các điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm "An toàn - Phát triến - Quản lý - Bền vững". Trong bối cảnh nền kinh tế việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng với những cơ hội phát triển và không ít thách thức thì BIDV - Chi nhánh Hà Thành đã xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong giai đoạn 2020 - 2022 như sau:
- Tăng trường cho vay phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm báo quản lý kinh doanh của ngân hàng. Phấn đấu tăng trưởng thị phần tín dụng, tiếp tục đổi mới công tác tiếp thị khách hàng, tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn, các doanh nghiệp làm ăn có quản lý.
- Châp hành nghiêm túc các quy chê cho vay mới ban hành và chỉ đạo của ban lãnh đạo trong từng thời kỳ nhằm tãng trưởng dư nợ đối với mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, quản lýcho vay và thu hồi được vốn gốc và lãi.
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ CBTD, bố trí cán bộ hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt động có quản lý, hoàn thiện chất lượng cho vay.
- Xử lý dứt diêm các khoản nợ tôn đọng, nợ xâu. Trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, quản lý tài sản nợ- tài sản có hữu hiệu đế đạt quản lý kinh doanh cao.
- Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định và vi phạm pháp luật.
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay DNNVV tại BIDV Hà Thành đên năm 2022
4.2.1. Hoàn thiện về bộ máy quản lý cho vay DNNWtại BIDVHà Thành
4.2.1.1 Thành lập bộ phận xử lỵ khiếu nại, thắc mắc cho DNNVV
❖ Căn cứ của giải pháp
Tại BIDV Hà Thành hiện nay, cán bộ tín dụng vẫn là bộ phận giải đáp thắc mắc và xử lý khiếu nại cho khách hàng vay vốn là DNNVV, điều này làm thời gian