1.2.4. ỉ. Yếu tố bên trong
* Chính sách pháp luật của Nhà nước
Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và là yếu tố chi phối công tác quản lý thị trường nói chung cũng như công tác phòng
chống kinh doanh hàng nhập lậu trên nhiều phương diện khác nhau như phạm vi,
nội dung, ngành và lĩnh vực. Hơn nữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn quy định chi tiết quy trình, chế tài xử lý vi phạm do vậy chính sách, quy định
của pháp luật phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần tăng cường hiệu quả phòng
chống hàng nhập lậu, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ gây khó khăn cho cán bộ quản lý, gây bức xúc trong dư luận làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước.
* Trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phòng chống kinh doanh hàng nhập
lậu cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác phòng chống. Người lãnh đạo, người đứng đầu mỗi cơ
quan, đơn vị nghiêm chỉnh thực thi pháp luật, nghiêm túc chỉ đạo quyết liệt các
mục tiêu, kê hoạch đê ra thì hiệu quả ngày càng được nâng cao. Khi phát hiện
dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu việc vào cuộc kịp thời sẽ phần nào làm ngăn chặn từ khi sự việc còn đang nhỏ lẻ, tránh lơ là trách nhiệm dẫn đến hình thành ố nhóm, khi đó hậu quả là khó lường. Trách nhiệm của các cơ quan còn được thể
hiện ở việc kịp thời ban hành chính sách, các văn bản chỉ đạo nhằm giải quyết nhũng vấn đề thực tế phát sinh. Giải quyết kịp thời thì công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu đạt được mục tiêu đề ra ngược lại sẽ làm giảm hiệu
quả công tác phòng chống.
Hơn nữa, trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, sự phối họp giữa các cơ quan nhịp nhàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu, tiết kiệm chi phí điều tra, xác minh qua
đó hoạt động phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trở nên hiệu quả hơn.
* Năng lực của cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu
Năng lực của cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu được xét trên hai khía cạnh là số lượng và chất lượng.
về số lượng cán bộ cũng phải đáp ứng đủ thì mới có thể kiểm soát được
thị trường ngày càng phát triển.
về chất lượng của cán bộ bao gồm: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ,
đạo đức nghề nghiệp, ... Trình độ của cán bộ quản lý, lãnh đạo tốt từ đó mới có
thể xây dựng một tập thể đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo cơ cấu tổ
chức bộ máy chặt chẽ, phân công nhiệm vụ, chức năng rõ ràng đối với từng phòng, ban đảm bảo hoạt động trơn tru, am hiểu và vận dụng thực thi pháp luật
hiệu quả. Một đơn vị hoạt động tốt thì tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu mới 29
được kiêm tra, xử lý một cách hiệu quả, công băng, nghiêm minh. Hơn nữa,
không chỉ cần có năng lực, đội ngũ cán bộ cần được rèn luyện, nâng cao tư tưởng đạo đức. Bởi lẽ, cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu nếu không vững vàng về tư tưởng thì rất dễ bị các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu mua chuộc. Cán bộ bị tha hóa, biến chất về tư tưởng đạo đức không chỉ làm ảnh hưởng xấu tới công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu mà nghiêm trọng
hơn có thể làm sói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
I.2.4.2. Yếu tố bên ngoài * Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế hội nhập, năng động gồm: Trung
Quốc, Thái Lan và nhóm nước NICs (New Industry Contries) Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực. Việt Nam lại có đường biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Móng Cái đến mũi
Cà Mau với nhiều luồng, lạch, bãi ngang, đảo. Biên giới đường bộ dài hơn 3.700 km qua 24 tỉnh, thành phố và tiếp giáp với 3 nước lào, Campuchia và đặc biệt là Trung Quốc với nhiều đường mòn, lối mở và các cửa khẩu qua lại, giao
thương hàng hóa. Có thế nói, vị trí địa lý, địa hình nước ta thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng lậu, đồng nghĩa với việc khó khăn cho công tác phòng
chống kinh doanh hàng nhập lậu của các lực lượng chức năng.
* Nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và người kinh doanh
Có những trường họp vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu xuất phát từ nguyên nhân chưa nhận thức được đầy đủ pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu. Người kinh doanh chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt, hơn nữa nếu không được
tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì họ không thể nhận thức rõ được hậu quả mà
họ phải gánh chịu. Do vậy khi nhận thức của cá nhân, tổ chức được nâng cao sẽ
góp phân đây lùi nạn kinh doanh hàng nhập lậu. Người kinh doanh khi được tập huấn, nâng cao kỹ năng sẽ có thể phát hiện được các trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu để từ đó có biện pháp chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho hàng
hóa nhập khẩu của mình. Người kinh doanh hàng nhập khấu, nếu nhận thức rõ những hành vi, dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu sẽ có thể theo dõi hoạt động của các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu để bảo vệ quyền lợi của mình, kịp
thời tố giác với các cơ quan chức năng, đây cũng là một kênh thông tin quan trọng
giúp các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Người tiêu dùng nhận thức rõ những tác hại của hàng nhập lậu sẽ có những phương án lựa chọn tiêu dùng thông minh, nói không với hàng nhập lậu từ đó làm
giảm lượng cầu, qua đó cung về hàng nhập lậu giảm. Đối tượng kinh doanh hàng
nhập lậu khi nhận thức đầy đủ pháp luật, những chế tài xử phạt nhừng hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
* Sự phát triển của thị trường
Thị trường ngày càng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế, sản xuất hàng hóa gia tăng từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, khi thu nhập tăng nhu cầu
hàng hóa nhập khẩu tăng cả về quy mô và chất lượng. Hơn nữa việc dễ dàng
chấp nhận những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chửng từ cũng tạo điều kiện cho các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu hoạt động. Thị
trường phát triển xong không theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, hàng hóa sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu cao của người dân,
không có sức cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng như hàng hóa ngoại nhập cũng
là một yếu tố làm gia tăng tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu.
Thị trường phát triên hoạt động giao thương, trao đôi hàng hóa giữa các quôc gia ngày càng dễ dàng và phổ biến hơn nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, khi thương mại tự do, giữa các quốc gia nhu cầu trao đổi hàng
hóa, nguyên liệu để sản xuất tăng, tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu nhằm
trốn thuế ngày càng tăng.
Thị trường phát triển đòi hởi cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, phấm chất tốt mới có thể cải thiện chất lượng phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, số lượng cán bộ cũng cần được bổ sung để đáp ứng sự mở rộng về quy mô của các vụ việc vi phạm. Ngược lại, khi cán bộ không có trình độ, năng lực thì khó có thể kiểm soát được thị trường ngày một mở rộng hơn, do vậy công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu sẽ không hiệu quả.
1.3. Cơ sở thực tiên vê phòng chông kinh doanh hàng nhập lậu
1.3.1. Kinh nghiệm Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh nối tiếp giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, các
tỉnh phía Đông bắc với Thủ đô Hà Nội. Là một tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố Bắc Giang, với 230 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Bắc Giang nằm trên hành lang kinh
tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn, nằm giáp khu vực tam giác
kinh tế trọng điểm của phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hơn nữa
Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế
Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hon 100 km về phía Đông,
nằm cách càng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130km. Có thể thấy xét về vị
trí địa lý. Bắc Giang có nhũng nét tương đồng với Hà Nội, do vậy công tác phòng
chống kinh doanh hàng nhập lậu ở Bắc Giang có thể tham chiếu với Hà Nội.
Năm 2020, Cục Quản lý thị trường Băc Giang có 3 phòng chuyên môn giúp việc và 6 Đội quản lý thị trường. Trong những năm qua, mặt hàng kinh doanh
nhập lậu trên địa bàn chủ yếu là thuốc lá, ô tô, xe máy và phụ tùng lắp ráp, hàng hóa tiêu dùng và hàng điện tử. Có thế thấy về chủng loại hàng hóa rất rộng, với
các loại hàng hóa thông thường đến cao cấp. Các đối tượng sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nhập lậu hàng hóa trong đó phổ biến nhất là dùng hóa đon,
chứng từ giả hoặc mua hóa đơn có chứng từ hợp pháp sau đó quay vòng hóa đơn
đế họp thức hóa hàng hóa nhập lậu. Có những hình thức tinh vi hơn là dùng hóa
đơn thật do Bộ Tài chính phát hành mua của các doanh nghiệp kinh doanh hóa
đơn bất hợp pháp thể hợp thức hóa. Các cửa hàng kinh doanh hàng nhập lậu giấu
hàng không có tem nhãn mác vào kho chứa hoặc bày bán xen lẫn với hàng nhập khẩu chính hẵng có đầy đủ tem nhãn mác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như khó khăn cho lực lượng chức năng khi kiểm tra. Ngoài ra chúng còn sử dụng
rất nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhằm qua mắt các lực lượng chức năng.
Đứng trước thực trạng phức tạp đỏ. Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đà
tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hàng quy định phải dán tem, đồng thời tích cực kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển các mặt hàng cấm cũng như vi
phạm không có hóa đơn, chứng từ; hóa đơn, chứng từ giả. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã có những giải pháp thiết thực, bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thường xuyên rà soát các vướng mắc và kịp thời kiến nghị với cấp trên nhằm kịp thời tháo gỡ. Quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chuyên môn cũng như các Đội đảm bảo phù họp, thống nhất với cấp trên.
Thứ hai, Băc Giang tăng cường công tác phôi hợp với các cơ quan như Sở
Kế hoạch và đầu tư trong rà soát, kiềm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, để kiểm tra tình trạng hóa đơn khống cần kiểm tra doanh nghiệp còn hoạt động hay không, bởi thực tế đa phần những hóa đơn khống thường có
nguồn gốc từ doanh nghiệp ma. Phối họp với cơ quan Thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ, truy xuất nguồn gốc hóa đơn, chứng từ.
Thứ ba, Bắc Giang tăng cường xây dựng lực lượng chống kinh doanh hàng nhập lậu sạch, tức là làm trong sạch tư tưởng, đạo đức đội ngũ cán bộ quản
lý, bởi khi tư tưởng đạo đức bị suy thoái thì rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản lợi
khổng lồ mà hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu mang lại. Hằng năm Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra ý thức trách
nhiệm trong thực thi công vụ, chấp hành quy chế của Ngành, quy định cúa pháp
luật của đội ngũ cán bộ quản lý. Có biện pháp kỷ luật công bằng, nghiêm minh
đối với các trường hợp vi phạm, kịp thời biểu dương những cán bộ có thành tích
tốt trong công tác.
Thứ tư, Bắc Giang thực hiện tăng cường quản lý địa bàn thông qua sử dụng
phần mềm quán lý địa bàn. Việc nắm bắt tình hình địa bàn là hết sức quan trọng,
nắm bắt địa bàn tốt giúp cán bộ, cơ quan chức năng nắm được những địa điểm chủ
yếu kinh doanh hàng nhập lậu, từ đó làm giảm chi phí theo dõi, điều tra.
1,3.2. Kinh nghiệm phòng chống kỉnh doanh hàng nhập lậu tại Hà Giang
Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Tỉnh có 11 huyện/thành phố và 195 xã, phường, thị trấn. Lực lượng QLTT Hà Giang hiện nay với đội ngũ công chức,
nhân viên là 107 người (01 kiêm soát viên chính, 41 kiêm soát viên, 65 kiêm
soát viên trung cấp và nhân viên) trong đó 65,2 % có trình độ đại học và trên
đại học các chuyên ngành kinh tế, thương mại và luật. Được trang bị phương tiện, công cụ phục vụ công tác cũng như đàm bảo điều kiện ngày một tốt hơn. Lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế chung của tỉnh. Trong nhiều năm qua lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong hơn trong thời kỳ hội nhập. Mặc dù với
đặc điểm vị trí địa lý tiếp giáp với Trung quốc, địa hình đồi núi không bằng
phẳng hơn nữa lực lượng quản lý thị trường mỏng, độ tuổi trung bình của cán
bộ quản lý là 47,66 tuổi điều này cho thấy chất lượng cán bộ tốt, giàu kinh
nghiệm, tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển đây có thể là một rào cản tiếp cận công nghệ hiện đại trong quản lý. Tuy có rất nhiều khó khăn nhưng lực lượng quản lý thi trường Hà Giang đã khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. (Phạm Thị Hương, 2015)
Đẻ có được những kết quà đó, lực lượng QLTT Hà Giang tập trung vào các nội dung chính sau:
Một là, tập trung vào công tác tuyên truyền, phối họp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang tuyên truyền thông tin về các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu, các vụ điển hình và tuyên truyền mức xử phạt đối với các trường họp vi phạm.
Hai là, tăng cường đào tạo, khuyến khích các cán bộ quản lý thị trường nâng cao năng lực theo hình thức kèm cặp, các cán bộ có kinh nghiệm hướng
dẫn và kèm cặp nhân viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm.
Ba là, đây mạnh công tác kiêm tra, năm băt, theo dõi tình hình địa bàn từ
đó chủ động phối họp với cá nhân, tổ chức có liên quan để phối hợp kiểm soát, xử lý vi phạm.
Bốn là, quan tâm đầu tư co sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trang thiết bị phục
vụ cho công tác phòng chống, đảm bảo những yêu cầu cơ bản và hệ thống mạng, máy tính phục vụ cho cán bộ quản lý.
1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường Hà Nội
Đứng trước những tồn tại, khó khăn khác nhau, mỗi địa phương đà có
những giải pháp, hướng đi phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn. Đối với Bắc Giang, để giải quyết tình trạng sử dụng hóa đơn giả, quay vòng chứng từ hóa đơn, sư dụng tem, nhãn mác giả. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tăng cường phối họp với các sở, ban ngành nhằm truy xuất nguồn gốc hóa đơn, chứng từ. Đối với Hà Giang, vấn đề lớn nhất là cần nâng cao trinh độ chuyên môn cho cán bộ, công chức. Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã có những sáng tạo