Bắc Giang là một tỉnh nối tiếp giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, các
tỉnh phía Đông bắc với Thủ đô Hà Nội. Là một tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố Bắc Giang, với 230 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Bắc Giang nằm trên hành lang kinh
tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn, nằm giáp khu vực tam giác
kinh tế trọng điểm của phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hơn nữa
Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế
Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hon 100 km về phía Đông,
nằm cách càng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130km. Có thể thấy xét về vị
trí địa lý. Bắc Giang có nhũng nét tương đồng với Hà Nội, do vậy công tác phòng
chống kinh doanh hàng nhập lậu ở Bắc Giang có thể tham chiếu với Hà Nội.
Năm 2020, Cục Quản lý thị trường Băc Giang có 3 phòng chuyên môn giúp việc và 6 Đội quản lý thị trường. Trong những năm qua, mặt hàng kinh doanh
nhập lậu trên địa bàn chủ yếu là thuốc lá, ô tô, xe máy và phụ tùng lắp ráp, hàng hóa tiêu dùng và hàng điện tử. Có thế thấy về chủng loại hàng hóa rất rộng, với
các loại hàng hóa thông thường đến cao cấp. Các đối tượng sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nhập lậu hàng hóa trong đó phổ biến nhất là dùng hóa đon,
chứng từ giả hoặc mua hóa đơn có chứng từ hợp pháp sau đó quay vòng hóa đơn
đế họp thức hóa hàng hóa nhập lậu. Có những hình thức tinh vi hơn là dùng hóa
đơn thật do Bộ Tài chính phát hành mua của các doanh nghiệp kinh doanh hóa
đơn bất hợp pháp thể hợp thức hóa. Các cửa hàng kinh doanh hàng nhập lậu giấu
hàng không có tem nhãn mác vào kho chứa hoặc bày bán xen lẫn với hàng nhập khẩu chính hẵng có đầy đủ tem nhãn mác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như khó khăn cho lực lượng chức năng khi kiểm tra. Ngoài ra chúng còn sử dụng
rất nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhằm qua mắt các lực lượng chức năng.
Đứng trước thực trạng phức tạp đỏ. Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đà
tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hàng quy định phải dán tem, đồng thời tích cực kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển các mặt hàng cấm cũng như vi
phạm không có hóa đơn, chứng từ; hóa đơn, chứng từ giả. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã có những giải pháp thiết thực, bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thường xuyên rà soát các vướng mắc và kịp thời kiến nghị với cấp trên nhằm kịp thời tháo gỡ. Quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chuyên môn cũng như các Đội đảm bảo phù họp, thống nhất với cấp trên.
Thứ hai, Băc Giang tăng cường công tác phôi hợp với các cơ quan như Sở
Kế hoạch và đầu tư trong rà soát, kiềm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, để kiểm tra tình trạng hóa đơn khống cần kiểm tra doanh nghiệp còn hoạt động hay không, bởi thực tế đa phần những hóa đơn khống thường có
nguồn gốc từ doanh nghiệp ma. Phối họp với cơ quan Thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ, truy xuất nguồn gốc hóa đơn, chứng từ.
Thứ ba, Bắc Giang tăng cường xây dựng lực lượng chống kinh doanh hàng nhập lậu sạch, tức là làm trong sạch tư tưởng, đạo đức đội ngũ cán bộ quản
lý, bởi khi tư tưởng đạo đức bị suy thoái thì rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản lợi
khổng lồ mà hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu mang lại. Hằng năm Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra ý thức trách
nhiệm trong thực thi công vụ, chấp hành quy chế của Ngành, quy định cúa pháp
luật của đội ngũ cán bộ quản lý. Có biện pháp kỷ luật công bằng, nghiêm minh
đối với các trường hợp vi phạm, kịp thời biểu dương những cán bộ có thành tích
tốt trong công tác.
Thứ tư, Bắc Giang thực hiện tăng cường quản lý địa bàn thông qua sử dụng
phần mềm quán lý địa bàn. Việc nắm bắt tình hình địa bàn là hết sức quan trọng,
nắm bắt địa bàn tốt giúp cán bộ, cơ quan chức năng nắm được những địa điểm chủ
yếu kinh doanh hàng nhập lậu, từ đó làm giảm chi phí theo dõi, điều tra.
1,3.2. Kinh nghiệm phòng chống kỉnh doanh hàng nhập lậu tại Hà Giang
Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Tỉnh có 11 huyện/thành phố và 195 xã, phường, thị trấn. Lực lượng QLTT Hà Giang hiện nay với đội ngũ công chức,
nhân viên là 107 người (01 kiêm soát viên chính, 41 kiêm soát viên, 65 kiêm
soát viên trung cấp và nhân viên) trong đó 65,2 % có trình độ đại học và trên
đại học các chuyên ngành kinh tế, thương mại và luật. Được trang bị phương tiện, công cụ phục vụ công tác cũng như đàm bảo điều kiện ngày một tốt hơn. Lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế chung của tỉnh. Trong nhiều năm qua lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong hơn trong thời kỳ hội nhập. Mặc dù với
đặc điểm vị trí địa lý tiếp giáp với Trung quốc, địa hình đồi núi không bằng
phẳng hơn nữa lực lượng quản lý thị trường mỏng, độ tuổi trung bình của cán
bộ quản lý là 47,66 tuổi điều này cho thấy chất lượng cán bộ tốt, giàu kinh
nghiệm, tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển đây có thể là một rào cản tiếp cận công nghệ hiện đại trong quản lý. Tuy có rất nhiều khó khăn nhưng lực lượng quản lý thi trường Hà Giang đã khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. (Phạm Thị Hương, 2015)
Đẻ có được những kết quà đó, lực lượng QLTT Hà Giang tập trung vào các nội dung chính sau:
Một là, tập trung vào công tác tuyên truyền, phối họp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang tuyên truyền thông tin về các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu, các vụ điển hình và tuyên truyền mức xử phạt đối với các trường họp vi phạm.
Hai là, tăng cường đào tạo, khuyến khích các cán bộ quản lý thị trường nâng cao năng lực theo hình thức kèm cặp, các cán bộ có kinh nghiệm hướng
dẫn và kèm cặp nhân viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm.
Ba là, đây mạnh công tác kiêm tra, năm băt, theo dõi tình hình địa bàn từ
đó chủ động phối họp với cá nhân, tổ chức có liên quan để phối hợp kiểm soát, xử lý vi phạm.
Bốn là, quan tâm đầu tư co sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trang thiết bị phục
vụ cho công tác phòng chống, đảm bảo những yêu cầu cơ bản và hệ thống mạng, máy tính phục vụ cho cán bộ quản lý.
1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Quản lý thị trường Hà Nội
Đứng trước những tồn tại, khó khăn khác nhau, mỗi địa phương đà có
những giải pháp, hướng đi phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn. Đối với Bắc Giang, để giải quyết tình trạng sử dụng hóa đơn giả, quay vòng chứng từ hóa đơn, sư dụng tem, nhãn mác giả. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tăng cường phối họp với các sở, ban ngành nhằm truy xuất nguồn gốc hóa đơn, chứng từ. Đối với Hà Giang, vấn đề lớn nhất là cần nâng cao trinh độ chuyên môn cho cán bộ, công chức. Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã có những sáng tạo trong khuyến khích, biểu dương, thực hiện một cũ kèm một mới. Đối với Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, hoạt động
thương mại mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra sôi động, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng mua sắm rất lớn đặc biệt là hàng
hóa nhập khấu. Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhiều tiềm
năng, đây cũng là nơi để các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu tăng cường hoạt động. Hơn nữa với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác
nhau Hà Nội cũng trở thành trung tâm để tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa nhập lậu đi các tỉnh thành lân cận tiêu thụ. Sự phát triền của công nghệ làm đa dạng
hơn các hình thức kinh doanh hàng nhập lậu, tình trạng kinh doanh hàng nhập
lậu thông qua các trang mạng xã hội phô biên và khó phát hiện hơn. Những yêu tố trên tạo nên những cản trở lớn cho công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn Hà Nội của Cục quản lý thị trường Hà Nội. Đe khắc phục những khó khăn trên, cùng với những bài học kinh nghiệm của một số tỉnh
thành, trong thời gian tới bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Quản lý thị trường Hà Nội trong những năm tới cần tập trung:
Một là, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng, nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu đế chủ động bảo vệ quyền và lợi ích của mình, chủ động trong phối hợp với các cơ quan chức năng
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Thông qua đó lực lượng QLTT cũng kịp thời phát hiện những cá nhân, tổ chức vi phạm, tránh bỏ sót trong công tác kiềm tra, xử lý gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng vi tính, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, khuyến khích cán bộ có những sáng kiến, sáng tạo trong thực thi công vụ, tạo điều kiện cho cán bộ được tham gia học tập, nâng
cao năng lực. Năng lực của cán bộ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả
phòng chống, trong bối cảnh công nghệ phát triển, cán bộ làm chủ công nghệ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống, đẩy lùi tình trạng kinh doanh hàng
nhập lậu.
Ba là, trong quá trình thực thi chính sách kịp thời phát hiện những thiếu sót, kẽ hở tạo điều kiện cho tội phạm kịp thời tham mưu cho Tổng Cục quản lý thị trường và các cơ quan liên quan để có phương án xử lý. Góp phần nâng cao chất
lượng, tính khả thi của chính sách, đưa chính sách gần hon tới thực tiễn thị trường.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo mức phạt đủ mạnh để răn đe, có thể nâng cao mức phạt để hạn chế tối đa tình trạng này.
Năm là, xây dựng cơ sở hạ tâng, hệ thông cơ sở dữ liệu trực tuyên đông
bộ, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng nhất giúp các cơ quan, cán bộ
quản lý dễ dàng tra cứu thông tin hàng hóa sản phẩm, nó cũng giúp các cơ quan
có thế phối hợp với nhau một cách hiệu quả hơn trong việc xác minh thông tin.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Phương pháp thu thập thông tỉn
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng nhằm thu thập thông tin xây dựng khung lý thuyết cơ sở về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu, từ đó tiến hành thu thập thông tin về thực trạng kinh doanh và phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu từ đó có căn cứ để phân tích, đánh giá. Phương pháp này được sử
dụng trong luận văn bằng phương pháp:
Thu thập số liệu thứ cấp
Đe thu thập số liệu thứ cấp về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phòng
chống kinh doanh hàng nhập lậu, tôi đã thu thập từ các nguồn:
- Các tài liệu đã được công bố từ năm 2018 - 2020 của các cơ quan chức
năng trong thành phố Hà Nội đã được thống kê, báo cáo (Cục Thống kê thành
phố Hà Nội) và các bộ phận chức năng của Cục Quản lý thị trường Hà Nội như: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Phòng Pháp chế - Kiếm tra, các Đội Quản lý thị trường.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo, các đề tài nghiên cúu, luận văn thạc
sĩ trước đó của giáo viên, học viên các năm trước.
- Thu thập số liệu từ các website của Bộ Công thương, Tổng Cục Quàn lý thị trường, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các tạp chí khoa học liên quan.
Số liệu thu thập được về nội dung phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu
bao gồm 4 nội dung cơ bản:
- Quán triệt chủ trương, chính sách quy định về phòng chống kinh doanh
hàng nhập lậu.
- Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu
- Triên khai các biện pháp nghiệp vụ phòng chông kinh doanh hàng nhập lậu - Kết quả kiểm tra, xử lý của Cục Quản lý thị trường Hà Nội
2.2. Các phương pháp phân tích thông tin
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Từ các nguồn báo cáo của Cục Quản lý thị trường, tác giả mô tả thông tin thành các bảng, biếu, sơ đồ, hình vẽ. Thông tin được mô tả chủ yếu tại chương 1, chương 3. Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung sau của luận văn:
Thống kê mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như diện tích, dân số,
mật độ dân số dưới dạng bảng biểu, sơ đồ vị trí địa lý thành phố Hà Nội, sơ đồ
cơ cấu bộ máy quản lý, sơ đồ quy trình kiểm tra kiểm soát vi phạm.
Thống kê mô tả số liệu dưới dạng bảng biểu bao gồm số liệu phản ánh thực trạng kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội như các loại mặt hàng kinh doanh nhập lậu chủ yếu, các nhóm đối tượng tham gia kinh doanh hàng nhập lậu...;
Số liệu phản ánh thực trạng công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập
lậu như các văn bản chỉ đạo, quản lý ban hành, bảng số liệu cơ cấu tố chức bộ máy quản lý, kết quả tuyên truyền, phối hợp với các bên liên quan, kết quả công tác triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý vi phạm, kết quả phối hợp với
các đơn vị liên quan.
2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phố biến trong phân
tích, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích dựa trên số các chỉ tiêu cơ sở.
Trên cơ sờ lây các chỉ tiêu cơ sở là sô liệu năm 2018, tác giả so sánh sự biên động
đến hết năm 2020. Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung như sau:
So sánh sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như diện tích, dân số, mật độ dân số của thành phố Hà Nội qua các năm.
Thống kê so sánh sự thay đổi về thực trạng kinh doanh hàng nhập lậu như:
sự thay đổi về các loại mặt hàng chính nhập lậu, các phương thức vận chuyển,
đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố.
So sánh thực trạng phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu qua các năm như: So sánh về sự thay đổi trong việc quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo,
nguồn nhân lực, tính toán cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ lao động của Cục, so sánh sự tăng giảm các năm qua các chỉ số tuyệt đối và tương đối từ đó đưa ra
đánh giá về thực trạng trên cơ sở các số liệu tính toán và mức độ tác động của
thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tới năng lực phòng chống kinh doanh hàng
hóa nhập lậu.
Từ các bảng biểu kết quả xử lý vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu, tiến hành tính toán, so sánh sự tăng, giảm tuyệt đối, tương đối qua các năm từ đó đưa