Phương thức kinh doanh hàng nhập lậu
Hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu diễn ra với các phương thức, thủ
đoạn khác nhau. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng chính sách hải quan thông
thoáng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các đối tượng có hành vi gian lận thương mại như nhập lậu hàng hóa qua các cửa khẩu kê khai hải quan
(cửa khẩu Quảng Ninh, Hải Phòng); áp giá mã hàng sai; chính sách trung chuyển hàng hóa và tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp; sử dụng hóa đơn chứng từ quay
vòng để hợp thức hóa hàng nhập lậu; các đối tượng thường xuyên thay đổi cung đường, tuyến đường, thời gian, địa điểm xuất hàng và tập kết hàng hóa khác nhau nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Hàng hóa nhập lậu thường theo hình thức hàng xách tay. Lợi dụng chính sách miễn thuế đối với những đối tượng nhập cảnh mang hàng hóa ở dạng hàng
hóa miễn thuế nhập khẩu với số lượng cho phép theo quy định, các đối tượng này thường sử dụng không hết đem đi bán, ký gửi tại cơ sở kinh doanh hoặc một
số đối tượng đi mua gom lại để bán kiếm lời với số lượng không lớn gây khó
khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
Nhiều doanh nghiệp chủ hàng là người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đã nhập khẩu hàng hóa qua nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau, trực tiếp kinh doanh trên thị trường và thông qua người Việt Nam làm thuê và phiên dịch đã phần nào gây khó khăn cho công tác kiếm tra, kiếm soát của các lực lượng chức năng.
Năm 2018, hàng nhập lậu vân được vận chuyên theo các đường dây, ô nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội địa và Hà Nội với sự thay đổi về phương thức, thử đoạn, tuyến đường và phương tiện vận chuyển...
nhằm trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý.
Hàng nhâp lậu được hợp thức hoá theo hình thức quay vòng chứng từ hoá đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; nhiều chủng loại mặt hàng có giá trị cao, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, cất giấu (như: điện thoại di động, máy tính bảng, thuốc lá
điếu và rượu ngoại); các đối tượng thường chia nhỏ, vận chuyển thành nhiều đợt
để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát.
Phương thức, tuyến đường vận chuyển hàng nhập lậu vào Hà Nội
Hàng nhập lậu cơ bản được vận chuyển nhiều từ các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh (hàng hoá có chất lượng và giá trị:
vải, quần áo, hàng điện tử, máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất, hàng hoá
tiêu dùng, mỹ phẩm, lương thực thực phẩm, hoa quả, gia cầm, thuỷ sản...)
Hàng nhập lậu vận chuyển từ các tỉnh phía Nam và miền Trung ra Hà Nội
cơ bản là mặt hàng bia, rượu ngoại, thuốc lá điếu, mỹ phẩm, thực phẩm, đường,
sữa, bánh kẹo, lâm sản, động vật hoang dã, gia súc và các mặt hàng thực phẩm, quần áo đã qua sứ dụng và hàng tiêu dùng khác...
Tuyến vận chuyền bằng đường thủy từ Hải Phòng về Hà Nội chiếm tỷ trọng
hàng hoá nhập khẩu lớn, thường do các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu. Các
mặt hàng đa dạng, cơ bản là nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng... Do phương tiện vận chuyển bằng container, mở tờ khai từ Hải Phòng hoặc được chuyển tiếp kiểm hoá tại Hà Nội nên việc kiểm
tra, kiêm soát, xử lý vi phạm gặp nhiêu khó khăn hơn các tuyên vận chuyên khác
(đòi hòi phải có thông tin chính xác và có sự phối hợp với lực lượng Hải quan).
Tuyến vận chuyển bằng đường hàng không: chủ yếu tập trung tại cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài. Hàng lậu dưới hình thức là hàng xách tay, hành lý ký gửi vận chuyền nhận sau; cơ bản là những mặt hàng nhỏ, nhẹ, có giá trị cao, dễ cất giấu như mặt hàng thuốc lá, xì gà, điện thoại di động, rượu, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng...
Phương thức vận chuyển: Hàng nhập lậu thường được vận chuyển bằng
nhiều loại phương tiện, được vận chuyển tập kết đến các kho tàng, bến bãi trọng điểm tại Hà Nội: khu vực quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh
Trì, Hà Đông...) và các tỉnh giáp ranh Hà Nội: Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên,
Vĩnh Phúc., sau đó được xé lẻ, vận chuyển bằng các xe vận tải nhỏ vào Hà Nội
theo nhiều cung đường, địa điểm, thời gian khác nhau để đối phó với các lực lượng chức năng.