Cương vực lãnh thổ Trung Quốc trước thời nhà Tống

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 26)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cương vực lãnh thổ Trung Quốc trước thời nhà Tống

1.2.1. Thời kỳ từ trước thế kỷ III TCN

Cái nôi đầu tiên của Trung Quốc là ở lưu vực sông Hoàng Hà. Hoàng Hà có nghĩa là “dòng sông màu vàng”, chảy qua chín tỉnh của Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Ba Nhan Khách Lạp (Bayan Har) thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng, phía Tây tỉnh Thanh Hải. Sông Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông, là con sông dài thứ hai châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử). Đa số các nền văn minh lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ những con sông lớn và nền văn minh Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ.

Văn minh Hoàng Hà, theo các nhà sử học và khảo cổ học, bắt đầu từ khoảng 2.500 TCN đến 1.066 TCN và được chia thành các giai đoạn sau: Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế; nhà Hạ và nhà Thương. Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía Đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

Trung Quốc là một nơi rất sớm đã có loài người cư trú. Năm 1929, ở Chu Khẩu Điếm (Tây Nam thành Bắc Kinh), giới khảo cổ học đã phát hiện được xương hóa thạch của một loài người vượn sống cách đây 400.000 năm. Về mặt dân tộc học, cư dân lưu vực sông Hoàng Hà thuộc chủng Mongoloid, thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ hay nói ngắn gọn là Hoa hoặc Hạ.

Cuối thời kỳ Đá Mới, vùng đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập, những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất được tìm thấy tại di chỉ Bán Pha, Tây An.

Thời Hạ (từ khoảng thế kỷ XXI – XVI TCN), ban đầu Hạ Vũ được suy tôn là người sáng lập triều Hạ, tuy nhiên Khải mới là vị vua đầu tiên ở Trung Quốc. Khi mới thành lập, triều Hạ đóng đô ở Dương Trạch (Hà Nam ngày nay), sau dời đô đến An Ấp (Sơn Tây ngày nay). Vì triều Hạ được thành lập nên do sự phá hoại chế độ thiện nhượng nên khi mới thành lập đã bị nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy phản đối. Sau nhiều năm triều Hạ thống trị đến đời vua cuối cùng là Kiệt, mâu thuẫn xã hội đã phát triển rất gay gắt. Kiệt lại là một bạo chúa nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, áp bức bóc lột nhân dân rất thậm tệ, bắt nhân dân xây dựng nhiều cung thất và nhiều lần gây chiến tranh chinh phạt các tộc nhỏ yếu như họ Hữu Mân, họ Hữu Thi.

Trong khi đó ở hạ lưu sông Hoàng Hà, thế lực của tộc Thương ngày càng lớn mạnh. Nhân khi nội bộ nước Hạ mâu thuẫn gay gắt, vua Thương là Thang trước hết đánh bại các nước nhỏ phụ thuộc Hạ là Cố (ở Sơn Đông ngày nay), Vi và Côn Ngô (ở Hà Nam ngày nay) rồi thừa thắng tấn công Kiệt. Kiệt nghênh chiến nhưng thất bại phải chạy đến Nam Sào (ở An Huy ngày nay) rồi chết ở đó và triều Hạ bị diệt vong.

Triều Thương ở hạ lưu sông Hoàng Hà cũng là một tộc lâu đời, khi mới thành lập triều Thương đóng đô ở đất Bạc, phía Nam Hoàng Hà, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Nhưng nội bộ giai cấp thống trị thường xảy ra những tranh chấp, nên các vua Thương đã dời đô nhiều lần đến đất Yểm (Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay). Vị vua cuối cùng đóng đô ở Triều Ca (Hà Nam ngày nay). Vị vua cuối cùng của triều Thương là Trụ (còn gọi là Đế Tân) cũng là một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, tham lam xa xỉ, suốt ngày say đắm tửu sắc, đặc biệt Trụ còn dùng hình phạt tàn khốc, luôn gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh làm cho nhân dân càng thêm cực khổ và vô cùng oán giận. Nhân tình hình ấy, nước Chu ở phía Tây vốn là nước phụ thuộc của Thương đã đem quân tấn công Triều Ca. Triều Thương diệt vong.

24

Chu là bộ lạc cư trú ở thượng lưu sông Hoàng Hà (vùng Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay). Khi tộc Thương tiến vào xã hội có giai cấp thì tộc Chu mới chỉ ở trong xã hội nguyên thuỷ. Chu thần phục triều Thương, ảnh hưởng văn hoá của triều Thương nên xã hội Chu ngày càng có điều kiện phát triển nhanh chóng, đẩy nhanh sự phân hoá giai cấp. Tới thời Cơ Xương, nước Chu chính thức được thành lập, lãnh thổ Chu càng ngày càng được mở rộng. Để phát triển thế lực về phía Đông, Cơ Xương xây dựng Ấp Phong (Thiểm Tây ngày nay) để làm kinh đô, tự xưng là Chu Văn Vương.

Văn Vương không ngừng củng cố và phát triển thế lực của mình, phạm vi thống trị mở rộng đến vùng Trường Giang và gần sát với kinh đô Triều Ca của Trụ. Trong khi đó nước Thương đang ngày càng suy yếu, Văn Vương nhân cơ hội tấn công nước Thương. Khi quân Chu tới Mục Dã cách Triều Ca 70 dặm, vua Trụ lệnh trang bị vũ khí cho nô lệ và tù binh để nghênh chiến nhưng khi đến Mục Dã, đội quân này đã quay giáo khởi nghĩa lại đánh triều Thương, Chu tiến thẳng đến Triều Ca, vua Trụ tự tử, nhà Thương diệt vong.

Sau khi triều Chu chiếm được các vùng đất của triều Thương bắt đầu có sự phân chia để quản lý. Tầng lớp quý tộc nước Thương trước kia vẫn thường xuyên nổi dậy phản kháng Chu nên vua Chu cho xây dựng Lạc Ấp (Lạc Dương, tỉnh Hà Nam) thành Đông Đô rồi dời những người của triều Thương trước kia đến đó, cho họ nhà cửa và ruộng đất để sinh sống, phái quân đến giám sát. Sau khi Chu Công giao lại chính quyền cho Thành Vương thì nhân dịp đó, tộc Từ Nhung và Hoài Di phía Đông nổi dậy chống lại Chu, vua Chu đi đánh sau ba năm mới dẹp được. Từ đây, cả một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm toàn bộ lưu vực Hoàng Hà từ phía Tây cho đến biển Đông đều nằm trong bản đồ của nhà Chu. Trên vùng đất đai mới chinh phục được, Thành Vương thi hành chính sách phân phong 71 nước chư hầu (trong đó họ Cơ chiếm 53 nước), Lỗ, Vệ, Yên, Tấn, Tề.

Đến thời Lệ Vương, do sự tham lam tàn bạo, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, nhân dân vùng kinh đô nổi dậy bạo động, nhà Chu bị đứt quãng. Sau đó năm 828 TCN con của Lệ Vương là Thái tử Tĩnh sống sót trở về khởi nghĩa và lên ngôi vua. Sau khi lên ngôi luôn chú ý trọng người tài đức, chỉnh đốn tình hình trong nước, tấn công chinh phục các tộc xung quanh làm cho chính quyền của nhà Chu được ổn định cương giới được mở rộng. Cuối đời Tuyên Vương, hạn hán xảy ra liên tục, chiến tranh với bên ngoài thường thất bại nên lãnh thổ bị thu hẹp, nhà Chu càng ngày càng suy yếu. U

Vương nối ngôi Tuyên Vương nhưng lại chỉ biết ăn chơi xa đoạ nên vua của một nước chư hầu nhỏ liên kết với nước Tăng (ở vùng Hà Nam) và tộc Khuyển Nhung tấn công, triều Tây Chu kết thúc.

Sau khi Tây Chu kết thúc, thái tử Nghi Cữu được lập làm vua dời đô sang Lạc Ấp, từ đó chuyển sang thời Đông Chu. Thời Đông Chu tương đương với hai thời kì là Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc. Thời Đông Chu kết thúc bằng sự kiện Chu Noãn Vương hiến đất cho nước Tần, giai đoạn Đông Chu kết thúc.

Trải qua một quá trình dài trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước tranh giành quyền bá chủ trong khi nước Chu càng ngày càng suy yếu và bị các nước chư hầu xâm phạm lãnh địa. Các nước lần lượt như Tề, Tấn, Sở, Tần, tranh giành làm bá chủ, sau nhiều năm cho đến thế kỷ III TCN, nước Tần ngày càng hùng mạnh, các nước phía Đông ngày càng suy yếu. Vua Tần liên tiếp uy hiếp và tấn công các nước Triệu, Sở, Nguỵ, Hàn, Yên, Tề và chính thức thống nhất hoàn toàn Trung Quốc.

Như vậy, từ trước thế kỷ III TCN, cương vực lãnh thổ Trung Quốc phía Bắc chưa vặt qua Vạn Lý Trường Thành hiện nay, phía Tây mới đến vùng Đông Nam tỉnh Cam Túc, phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang. Xét trên bản đồ Trung Quốc vào trước thế kỷ III TCN thì lãnh thổ Trung Quốc thuộc khoảng từ tây nam Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Tây, đến Sơn Đông ngày ngay, một vùng rất nhỏ so với lãnh thổ Trung Quốc hiện nay.

1.2.2. Thời kỳ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X

Giai đoạn Tần - Hán:Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, cương vực lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.

Tần Thuỷ Hoàng thi hành chính sách thống trị hà khắc theo lối Pháp gia, thích chém giết để ra uy, cùng với đó để nâng cao quyền hành của mình còn cho xây dựng nhiều lăng, cung rải rác khắp nước cùng với đó có Vạn Lý Trường Thành. Ngoài chính sách cai trị hà khắc, Tần Thuỷ Hoàng đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

Khoảng năm 218 TCN, nhà Tần vì ham sừng tê, ngà voi, ngọc trai, v.v… của đất Việt, bèn sai Quận uý Đồ Thư đem quân đi đánh vùng này. Đến năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được một vùng rộng lớn, gồm Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và một phần của Quý Châu ngày nay, rồi lập nên bốn quận mới là Mân Trung, Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nhưng sau khi tiến sâu hơn vào đất của người Việt, quân Tần bị sa

26

lầy. Kết quả quân Tần bị thất bại, Đồ Thư bị giết chết. Do đó sau khi Tần Thuỷ Hoàng chết, nhà Tần phải rút quân.

Như vậy đến thời Tần, lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng hơn về phía Nam và Đông nam, trong đó có một phần Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến. Cùng với các vùng lãnh thổ trước kia hợp lại gồm có các khu vực như: Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông, lãnh thổ của Trung Quốc đến thời kì này trở nên rộng lớn hơn so với trước thế kỷ III TCN.

Vào cuối thời Tần, khi mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Tần. Quần chúng nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ vùng dậy khởi nghĩa, trong đó tiêu biểu nhất có khởi nghĩa của Hạng Vũ và Lưu Bang.

Hạng Vũ đứng dậy khởi nghĩa ở đất Ngô (Tô Châu, Giang Tô). Cùng vào thời gian ấy, Lưu Bang thuộc huyện Bái (Giang Tô ngày nay) khởi binh, gia nhập lực lượng của Hạng Lương, nhiều lần đánh thắng quân Tần. Hạng Vũ giải vây cho thành Cự Lộc (Hà Bắc). Lưu Bang chiếm được Hàm Dương - kinh đô của nhà Tần sau đó niêm phong cung thất, kho tàng, xoá bỏ luật pháp hà khắc của nhà Tần.

Sau khi triều Tần sụp đổ, triều đại kế tục là triều Hán. Đến thời Hán Vũ Đế bước vào thời kì ổn định, hùng mạnh. Sau khi ổn định tình hình trong nước, Hán Vũ Đế liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ.

Bắt đầu từ phía Tây (vùng Tân Cương và Trung Á ngày nay) có 36 nước nhỏ, Trung Quốc gọi chung là Tây Vực. Hán Vũ Đế nhiều lần phái nhiều đoàn sứ giả đến các nước ở vùng này. Tây Vực lại là một nơi có nhiều giống ngựa quý, năm 104 TCN, lấy lý do Đại Uyển không chịu cung cấp ngựa, Hán Vũ Đế sai Lý Quảng Lợi đem quân sang đánh nước này nhưng bị tổn thất, phải rút về. Năm 102 TCN, với lực lượng lớn hơn, quân Hán mới hạ đươc thành Đại Uyển, nhà Hán khống chế được một vùng rộng lớn ở Trung Á.

Ở phía Bắc, cả một vùng rộng lớn tại Bắc và Nam sa mạc Gobi là địa bàn của tộc Hung Nô. Họ không ngừng xâm nhập và quấy nhiễu Trung Quốc. Các vua đầu thời Tây Hán phải thi hành chính sách “hoà thân” tức đem công chúa Hán gả cho vua Hung Nô, đồng thời nộp cho họ nhiều tặng phẩm, thực chất là nộp cống. Tới thời Hán Vũ Đế, năm 133-119 TCN, với lực lượng hùng mạnh, đã đẩy bộ tộc du mục này lên tận sa mạc Gobi.

Ở phía Đông Bắc, trên bán đảo Triều Tiên và một phần đất đai Đông Bắc Trung Quốc ngày nay, có các nước cổ Triều Tiên, Phù Dư, Thìn Quốc. Để kiếm cớ xâm lược, năm 109 TCN, Hán Vũ Đế sai sứ sang quở trách vua Cổ Triều Tiên đã thu nhận người Hán chạy trốn và cản trở sứ giả hai nước Phù Dư và Thìn Quốc đến Trung Quốc. Năm 108 TCN, nhà Hán đưa quân sang đánh chiếm Cổ Triều Tiên, chia nước này thành bốn quận: Lạc Lãng, Chân Phiên, Huyền Thỏ và Lâm Đồn, trung tâm của bộ máy chính trị đặt ở Lạc Lãng. Từ đó Cổ Triều Tiên bị nhập vào bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự thống trị của nhà Hán làm cho nhân dân Cổ Triều Tiên luôn nổi dậy đấu tranh. Vì vậy đến năm 82 TCN, nhà Hán phải rút khỏi ba quận Chân Phiên, Huyền Thỏ và Lâm Đồn, phạm vi khống chế quận Lạc Lãng cũng thu nhỏ lại chỉ còn vùng xung quanh Bình Nhưỡng ngày nay.

Ở phía Nam, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, bắt đầu xây dựng một bộ máy chính quyền vững chắc, Tần Thuỷ Hoàng bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì ham mê sản vật của nước Việt nên đã đem quân đi đánh vùng rộng lớn Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông. Từ năm 206 TCN, Quận uý Nam Hải là Triệu Đà khi nghe tin nhà Tần diệt vong đã chiếm quận Quế Lâm và quận Tượng, lập nên nước Nam Việt. Năm 179 TCN, Triệu Đà sai sứ sang đòi vua Nam Việt là Triệu Ai Vương (Triệu Hưng) và Thái Hậu họ Cù phải sang chầu và bắt Nam Việt phải nội thuộc Đế quốc Hán. Trước thái độ sẵn sàng đầu hàng của mẹ con họ Cù, Thừa tướng Nam Việt là Lữ Gia giết họ và sứ giả của nhà Hán. Vì vậy Hán Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Lô Bác Đức đem quân sang đánh Nam Việt. Năm 111 TCN, Nam Việt bị chinh phục. Trước đó, nước Âu Lạc của ta bị Triệu Đà thôn tính, đến đây cũng bị nhập vào Đế quốc Hán.

Như vậy, sau hơn hai mươi năm, Tây Hán đã khống chế và thôn tính được nhiều nước xung quanh, lập thành một Đế quốc hùng mạnh và rộng lớn ở phương Đông.

Sau khi Tây Hán kết thúc, Đông Hán được thành lập, đối với bên ngoài, Đông Hán tìm cách chiếm lại những nơi đã thoát khỏi sự thống trị hoặc khống chế của Trung Quốc. Ở nước ta năm 40, thế lực Đông Hán bị Hai Bà Trưng đánh đuổi, nhưng đến năm 43, quân Đông Hán đánh bại Hai Bà Trưng, đặt ách đô hộ lên nước ta một lần nữa.

Ở phía Tây, từ cuối thời Tây Hán, các nước Tây Vực đã thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Vì vậy năm 73, Đông Hán một mặt phái quân đi đánh Hung Nô, một

28

mặt sai Ban Siêu đi lôi kéo các nước Tây Vực, bằng nhiều thủ đoạn đã thần phục được một số nước. Tuy nhiên, Tây Vực luôn đấu tranh chống lại sự khống chế của Đông Hán, đến nửa sau thế kỷ II thì hoàn toàn thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Bên cạnh một số phương thức đem quân chiếm đất thì các vua thời cổ đại Trung Quốc còn dựa vào thế lực của mình mạnh, ép buộc một số nước phải cắt đất cho mình và thần phục Trung Quốc.

Tuy vậy, trong giai đoạn đầu của thời Tây Hán, vua Hán cũng bị bộ tộc Hung Nô lớn mạnh hơn quấy nhiễu, đành phải thi hành chính sách hoà thân để gả công chúa Hán qua Hung Nô, đồng thời còn nộp cống phẩm chờ thời cơ mạnh vùng lên đẩy bộ tộc Hung Nô đi lên tận sa mạc Gobi.

Giai đoạn Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều - Tùy:Từ cuối thời Đông Hán đến thời Nam - Bắc triều xã hội Trung Quốc luôn hỗn loạn vì nội chiến và sự xâu xé của các tộc ở phương Bắc nên các triều đại phong kiến Trung Quốc không thể xâm lược bên ngoài được. Đến thời Tuỳ, khi đất nước thống nhất, vua Tuỳ liền phát động chiến tranh để thôn tính các nước xung quanh, trong đó mưu đồ xâm lược Triều Tiên

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)