Về hướng Tây Nam

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Về hướng Tây Nam

Hoạt động mở rộng lãnh thổ hướng Tây Nam của Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh gồm một số vùng Tây Tạng, Vân Nam và Quảng Tây và một số nước lân cận như Miến Điện. Đây là một số vùng lãnh thổ chủ yếu có biến động lớn dưới chính sách mở rộng lãnh thổ của các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Đối với Tây Tạng, từ triều Tống, vùng Tây Tạng vẫn chưa được xác nhập vào Trung Quốc vì triều Tống là một triều đại với thế lực quân sự khá yếu như đã nói ở phần chính sách mở rộng lãnh thổ trước. Về mặt Bắc, triều Tống nhiều lần muốn đem quân tấn công Khiết Đan (Liêu) nhưng đều thất bại. Tính tự phụ của tầng lớp ưu tú Trung Quốc làm họ tin rằng họ không cần phải điều chỉnh lại thực tế quân sự. Thực thi Khổng giáo và cho rằng nếu quốc gia Trung Quốc chỉ cần đơn giản thực thi nhiều đạo đức hơn thì các vị vua láng giềng sẽ phải tỏ ra kính trọng Trung Quốc một cách đầy đủ, rằng họ sẽ công nhận vai trò đích thực của Trung Quốc như một siêu cường và sẽ phải nộp cống đầy đủ cho Trung Quốc.

Tuy nhiên triều Bắc Tống vẫn thực thi được một số chính sách nhằm khôi phục quyền kiểm soát đối với một số cộng đồng dân tộc thiểu số. “Ở phía Tây Nam, bước tiến của nhà Tống là khôi phục quyền kiểm soát địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số. Sau nhiều cuộc chinh phạt quân sự và chiêu dụ, vùng đất Nam Tứ Xuyên, Tây Nam

Hồ Bắc, phía Tây Hồ Nam, Đông Bắc Quý Châu và phía Tây Quảng Tây hiện nay được tái sáp nhập vào bản đồ, thiết lập chế độ quận huyện chính thức hoặc các châu ky mi (vùng đất ràng buộc lỏng lẻo)” [42, tr 110, 111].

Về phía Tây Nam, sau khi nhà Thanh được thành lập thì, mục tiêu của nhà Thanh đầu tiên là Tây Tạng. Vào thế kỉ XV, Tây Tạng xuất hiện giáo phái của đạo Lạt Ma, gọi là giáo phái Áo Vàng, giáo phái này không những được nhân dân Tây Tạng mà còn cả Mông Cổ tin theo. Sau đó, người Mông Cổ khống chế được Tây Tạng, năm 1718 nhà Thanh tiến quân vào Tây Tạng nhưng bị Mông Cổ đánh lại. Do đó, năm 1719, 1720 nhà Thanh phải huy động quân chia thành nhiều đường tấn công Tây Tạng, người Mông Cổ thua, quân Thanh thẳng tay tàn sát người Tây Tạng liên kết với người Mông Cổ. Năm 1727, Tây Tạng xuất hiện xu hướng chống Thanh, nên liền bị quân Thanh đem quân chiếm hẳn Tây Tạng.

Quảng Tây trong thời Nguyên, khi Mông Cổ đem quân xuống chiếm đánh Tống để mở rộng phạm vi lãnh thổ, Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành nhiều cuộc chinh phục những miền đất xa xôi ở Châu Á và Châu Âu. Phía Tây Nam lúc này cũng không nằm ngoài con đường chinh phục của Mông Cổ. Năm 1218, Mông Cổ tiêu diệt Tây Liêu từ đó cương giới của Mông Cổ tiếp giáp với nước Khorazm ở Trung Á.

Trước thời phong kiến, Quảng Tây là một vùng đất có các bộ tộc Bách Việt sinh sống, cùng với Quảng Đông tạo nên vùng Lưỡng Quảng. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền Nam Trung Hoa ngày nay. Quảng Tây là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.Vào thời kỳ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đã từng ngỏ ý "đòi lại" vùng đất này về nước Đại Việt, cùng với Quảng Đông, nhân dịp cầu hôn vị công chúa là con vua Càn Long, tuy nhiên không thành. Sử Việt chép rằng:

“Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây”. “Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được”.[3, tr. 215].

Về Vân Nam, vào thời Nguyên Vân Nam và Tứ Xuyên dân tộc Bạch lập thành một quốc gia gọi là Đại Lý. Năm 1252, để tạo nên thế bao vây đối với Nam Tống, Hốt

44

Tất Liệt dẫn quân xuống tiêu diệt Đại Lý. Hốt Tất Liệt sai Ngột Lương Hợp Thai ở lại trấn giữa Vân Nam và tấn công Thổ Phồn, Thổ Phồn đầu hàng. Như vậy, vùng Vân Nam được sáp nhập vào thời Nguyên.

Tóm lại, về phía Tây Nam, lãnh thổ Trung Quốc vào thời Nguyên đã vươn tới phía Bắc của Miến Điện, Bhutan, phía Nam đã tới đảo Hải Nam, bản đồ Trung Quốc dưới triều Nguyên xem như là rộng lớn nhất từ trước tới nay chưa từng có. Tuy nhà Thanh sau này lãnh thổ cũng rất rộng lớn nhưng lại bị mất một phần lãnh thổ phía Tây Nam là Miến Điện.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)