Triều Nguyên (1271 – 1368)

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Triều Nguyên (1271 – 1368)

Người Mông Cổ là hậu duệ của một chi nhánh người Hung Nô, vào nửa sau thế kỷ IX, họ thành lập một liên minh bộ lạc do tộc Tácta cầm đầu. Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, Mông Cổ xuất hiện một nhân vật quan trọng là Thiết Mộc Chân, được bầu làm Khan (người đứng đầu), đến năm 1205, đã thống nhất được Mông Cổ.

Để mở rộng phạm vi thống trị của mình sau khi lập nước, Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành cuộc chinh phục đến những miền đất xa xôi ở Châu Á và Châu Âu. Năm 1205, Mông Cổ đánh Tây Hạ, Tây Hạ thất bại phải nộp con gái cầu hòa. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn tấn công nước Kim, vây Trung Đô (Bắc Kinh ngày nay), Kim phải xin cầu hòa và gả công chúa đồng thời phải cống nạp tơ lụa, ngựa. Toàn bộ phần lãnh thổ phía Bắc Hoàng Hà bị nhập vào bản đồ Mông Cổ. Những năm sau đó Thành Cát Tư Hãn liên tục tấn công Tây Liêu, Tây Hạ, chiếm được nhiều đất đai và thành lập được một đế chế rộng. Năm 1274, Mông Cổ đem quân đánh Nam Tống, kinh đô của Nam Tống bị Hạ, triều đình Nam Tống đầu hàng, tới năm 1279 thì hoàn toàn bị tiêu diệt. Triều Nguyên ra đời.

Trong quá trình Mông Cổ thống trị Trung Quốc, gia cấp quý tộc Mông Cổ cho rằng “người Hán không có ích gì cho nước, phải giết hết người để lấy đất làm bãi chăn nuôi. Bởi vậy mới có cảnh thây người hàng vạn, đầu lâu chất cao hơn thành, những cánh đồng trồng trọt biến thành nơi đầy gai góc...” [21, tr. 147].

Do tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc một thời gian dài, do yêu cầu nguồn cung cấp ổn dịnh để phục vụ cho mưu đồ chiến tranh xâm lược lâu dài, thỏa mãn cuộc sống xa hoa, người nối ngôi Thành Cát Tư Hãn bắt đầu chú ý đến sản xuất nông nghiệp, chiêu hồi nông dân về quê hương cày cấy và thu thuế khóa. Từ thời Hốt Tất Liệt về sau, nhà Nguyên hoàn toàn bắt chước theo tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ

38

phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa của các bộ máy Trung Quốc trước đã làm. Nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân tộc.

Nhà nguyên chia cư dân thành bốn loại: Loại 1: là người Mông Cổ; Loại 2: là người Sắc Mục (Tây Hạ, Duy Ngô Nhĩ, người Trung Á, người Ba Tư, v.v); Loại 3: là người Hán (Khất Đan, Nữ Chân, Cao Li, v.v); Loại 4: là người Nam tức người Nam Tống. Bốn loại có phân biệt rõ rệt về nhiều mặt, các chức quan cao trước hết giành cho người Mông Cổ, sau đó đến Sắc Mục rồi mới tới người Hán, người Nam rất ít khi được làm quan ở Trung ương.

Người Mông Cổ chinh phục Trung Quốc, nhưng kết quả của cuộc chinh phục đó lại là Mông Cổ bị sáp nhập vào Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc bị sáp nhập vào Mông Cổ. Như câu: “theo một quy luật bất di bất dịch của lịch sử, thì những kẻ chinh phục man rợ tự mình đã bị chinh phục bởi nền văn minh cao hơn của nhân dân những nước mà mình chinh phục”.[21, tr 560].

Đầu đời Nguyên, giai cấp thống trị Mông Cổ đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đặc biệt chỉ trong vòng 20 năm dưới thời Hốt Tất Liệt, triều Nguyên đã nhiều lần xâm lược Nhật Bản, Miến Điện, Chiêm Thành, Đại Việt và Giava (Indonesia).

Từ lâu, Nhật Bản là mục tiêu chinh phục của Mông Cổ. Năm 1266, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư sang Nhật Bản yêu cầu lập quan hệ bang giao và giục vua Nhật Bản cử ngay sứ giả sang triều đình Mông Cổ, nếu không đáp ứng thì chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi, nhưng trước sau Nhật Bản vẫn không trả lời.

Vì vậy sau khi thành lập triều Nguyên, năm 1274 Hốt Tất Liệt sai Hân Đô và Hồng Trà Khâu sang đánh Nhật Bản, giành được một số thắng lợi. Tuy nhiên, quân Nguyên tự nhận thấy chưa đủ lực lượng để tiến sâu hơn nữa nên đành phải rút lui.

Chưa từ bỏ âm mưu thôn tính Nhật Bản, năm 1281, Hốt Tất Liệt lại sai A Tháp Hải, Hân Đô,... chỉ huy 10 vạn quân tấn công Nhật Bản lần thứ hai nhưng chưa kịp giao chiến thì gặp bão, nhiều thuyền bị đắm nên quay trở về. Hốt Tất Liệt định đánh Nhật Bản thêm lần nữa nhưng đang chuẩn bị binh lính thuyền bè thì quân Nguyên bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, nên năm 1286, Hốt Tất Liệt đành“phải bỏ việc Nhật Bản để chuyên tâm vào việc Giao Chỉ”. [11, tr 589].

Đối với Miến Điện, năm 1271, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ sang yêu cầu Miến Điện đầu hàng nhưng Miến Điện không chịu thần phục, thậm chí có lần còn giết sứ

giả. Vì vậy, Hốt Tất Liệt đã cho quân tấn công Miến Điện 3 lần vào các năm 1277, 1283 và 1287. Lần thứ nhất tấn công Miến Điện quân Nguyên cũng giành nhiều thắng lợi song do thời tiết nóng phải kéo quân về. Lần thứ 2 quân Nguyên cũng dành được không ít thắng lợi nhưng để làm kế hoãn binh vua Miến Điện đề nghị giảng hòa nhưng thực tế vẫn chưa thân phục. Lần thứ 3 nội bộ Miến Điện gặp biến cố, nhân cơ hội ấy Nguyên tấn công và giành thắng lợi hoàn toàn, Miến Điện phải thần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải triều cống nhà Nguyên.

Chiêm Thành cũng là một mục tiêu xâm lược của triều Nguyên. Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ sang yêu cầu vua Chiêm Thành sang chầu. Để tránh hiểm họa chiến tranh, Chiêm Thành tỏ ý thần phục. Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô sang lập cơ quan hành tỉnh (tức coi Chiêm Thành là một tỉnh của triều Nguyên). Chiêm Thành không chấp nhận, vì vậy Nguyên quyết định đem quân sang Chiêm Thành. Lúc đầu vua Chiêm Thành xin hàng nhưng cương quyết không gặp tướng Nguyên, đồng thời cho người theo giặc để nhử quân Nguyên vào trận địa bố trí sẵn. Quân Nguyên phải liều chết để chống đỡ mới thoát được về đồn cố thủ. Đến đầu năm 1284 phải lặng lẽ rút lui.

Đối với Đại Việt, năm 1282 nhà Nguyên đòi phải cho mượn đường để đánh Chiêm Thành nhưng bị vua Trần kiên quyết khước từ. Viện lí do Đại Việt không thần phục, đầu năm 1285, Hốt Tất Liệt sai con mình là Thoát Hoan sang đánh nhưng đến giữa năm 1285 quân Nguyên đã bị thất bại hoàn toàn. Chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để quân lính khiêng mới sống sót về đến Trung Quốc.

Nhục nhã vì bị thất bại trước Đại Việt nhỏ bé, Hốt Tất Liệt quyết định ngưng việc xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng tấn công nước ta một lần nữa. Năm 1287, Thoát Hoan lại được giao nhiệm vụ sang đánh nước ta. Một lần nữa quân Nguyên bị thất bại. Một số tướng lĩnh như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống.

Đối với Indonesia, năm 1292, Hốt Tất Liệt lại sai Mạnh Kỳ đến Giava yêu cầu phải thần phục triều Nguyên nhưng vị sứ giả này bị vua Giava thích chữ vào mặt đuổi về. Vin vào cớ ấy, cuối năm 1292, nhà Nguyên cử Sử Bột, Cao Hưng đem 1000 thuyền với 2 vạn quân vượt biển tiến xuống phía Nam đến đầu năm 1293 thì đến Giava. Vào lúc đó triều đình Giava lục đục, con rể vua Giava giả vờ đầu đầu hàng quân Nguyên để mượn lực lượng quân xâm lược trả thù cho nhạc phụ. Nhờ vậy quân

40

Nguyên tạm thời thu được thắng lợi. Sau đó, bị phản công lại, quân Nguyên phải rút chạy.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)