Về hướng Đông Nam

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Về hướng Đông Nam

Trong suốt các triều đại từ Tống đến Thanh, Trung Quốc luôn có chính sách mở rộng về hướng Nam, hướng Đông Nam giáp Biển Đông, xung quanh có một số đảo gần kề với lục địa Trung Quốc là Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Từ triều Đường, các vùng phía Đông Trung Quốc hầu như đã được hoàn thiện gần giống với lãnh thổ ngày nay. Trung Quốc đã có được vùng hướng Đông Nam như Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang...

Đối với Hồng Kông, Ma Cao, theo như sử liệu cho biết, vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) Tần Thuỷ Hoàng đã đem quân đánh chiếm vùng đất này sau đó lập nên các quận thuộc nhà Tần ngày nay là vùng lãnh thổ trước đây của cư dân Bách Việt trước kia, năm 214 TCN vua Tần Thuỷ Hoàng đánh chiếm vùng đất này và lập nên bốn quận: Mân Trung, Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Hồng Kông lúc này thuộc quận Nam Hải. Sau này, dưới thời kì nhà Đường, “Đường Huyền Tông đã xây dựng một đồn quân sự tại Hồng Kông để phòng thủ khu vực ven biển”. [43, tr. 7,8]. Đến thời Tống, năm 1075, “trường làng đầu tiên là Lực Doanh tư viện được xây dựng ở Hồng Kông”. [39, tr. 93]. Những tư liệu trên đã khẳng định rằng Hồng Kông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ rất sớm vào thời Tần. Cho đến thời Tống tiếp tục được kế thừa và phát triển trên vùng lãnh thổ ấy.

Vào thời Nguyên, năm 1276, khi Nam Tống bị Mông Cổ xâm lược, lãnh thổ phía Bắc dần mất và phải lùi xuống phía Nam vùng Phúc Kiến và Hồng Kông. Sau khi bại trận với quân Mông Cổ, nhà Nam Tống bị tiêu diệt, nhà Nguyên kế thừa vùng đất này từ triều Tống.

Đến thời nhà Minh cùng với sự xuất hiện và xâm nhập của người phương Tây. Khi người phương tây phát hiện ra con đường mới sang biển Ấn Độ, người Bồ Đào

Nha đã giữ độc quyền con đường này. Từ thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha đã tiếp tục tiến xa về Viễn Đông từ đó đã lui tới Trung Quốc. Bồ Đào Nha lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Châu xin thông thương với Trung Quốc. Năm 1517, sứ giả Bồ Đào Nha được triều Minh cho phép đã vào Quảng Châu buôn bán. Tuy nhiên, nhà Minh được tin Malacca bị Bồ Đào Nha chiếm, Hoa kiều ở đó cũng bị ngược đãi, bèn ra lệnh trong thời gian quy định, Bồ Đào Nha phải ra khỏi Trung Quốc. Nhưng sau đó, biết được việc buôn bán với Bồ Đào Nha có lợi nên năm 1529, vua Minh lại mở cửa Quảng Châu cho Bồ Đào Nha vào. “Năm 1533, Bồ Đào Nha xin được lên bờ Áo Môn (Ma Cao, Quảng Đông) phơi hàng hóa bị ướt. Nhờ đó họ được cư trú ở Ma Cao đến năm 1557 thì bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháp đài, thành quách, dần biến thành thuộc địa của Bồ Đào Nha”. [21, tr.161].

Đối với Đài Loan, theo nhiều thông tin sử liệu và khảo cổ phát hiện những di cốt của loài người trên đảo và xác định, người đầu tiên có mặt tại Đài Loan là người Nam Đảo, thuộc ngôn ngữ hệ Nam Đảo. “Người Hán bắt đầu định cư tại quần đảo Bành Hồ vào thế kỷ XIII, song do các bộ lạc thổ dân Đài Loan đối nghịch và thiếu tài nguyên mậu dịch có giá trị trong khu vực nên Đài Loan không thu hút người Hán, song thỉnh thoảng, có những người mạo hiểm hoặc ngư dân tham gia mậu dịch với thổ dân cho đến thế kỷ XVI”. [40, tr. 7]. Như vậy, từ sớm người Hán đã có mặt trên Đài Loan, tuy không phổ biến nhưng trong suốt chiều dài lịch sử có quan hệ giao thương với Đài Loan.

Vào thời nhà Minh, khi Hà Lan vào Trung Quốc xin giao thương, “Hà Lan bắt đầu đến buôn bán ở vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, xin được buôn bán với Trung Quốc và Bành Hồ (ở vùng eo biển Đài Loan) nhưng không được triều Minh chấp nhận, Hà Lan đem thuyền chiếm được Đài Loan” [21, tr. 157]. Năm 1624, Hà Lan lại xâm nhập Bành Hồ về sau tấn công Hạ Môn (Phúc Kiến) hai lần. Cho tới khi triều Minh diệt vong, Đài Loan vẫn nằm trong tay người Hà Lan.

Khi nghe tin nhà Minh bị lật đổ, vua Sùng Trinh tự tử, năm 1645, quân Thanh đánh chiếm Nam Kinh, tiếp đó đến Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông lần lượt lập dòng dõi nhà Minh lên làm vua tiếp tục kháng chiến. Nhưng vì lực lượng quá yếu nên không chống chọi được với quân Thanh bèn chạy trốn sang Miến Điện, cuối cùng bị Ngô Tam Quế bắt về xử tử, nhà Minh diệt vong.

46

Trong quá trình ấy, nhiều tướng lĩnh yêu nước đã kiên cường bền bỉ chống Thanh, tiêu biểu nhất là Trịnh Thành Công, người lãnh đạo phong trào chống Thanh ở miền ven biển Đông Nam Trung Quốc. Năm 1661, để xây dựng căn cứ địa, Trịnh Thành Công đem 25000 quân vượt biển sang Đài Loan. Với sự ủng hộ của nhân dân địa phương, năm 1662, Trịnh Thành Công đuổi được người Hà Lan đã chiếm đảo từ năm 1624, rồi thành lập chính quyền của riêng mình. [21, tr.167].

Sau khi tiêu diệt nhà Minh, nhà Thanh phải đối phó với vụ loạn Tam phiên. Triều Thanh phong vương cho một số tướng lĩnh Hán tộc làm tay sai, Ngô Tam Quế ở Vân Nam, Thượng Khả Mĩ ở Quảng Đông, và Cánh Kế Mậu ở Phúc Kiến, gọi chung là Tam phiên. Nhưng năm 1673 vua Khang Hi ra lệnh bãi bỏ phiên thì Ngô Tam Quế bị mất quyền lợi bèn chống lại nhà Thanh. Ngô Tam Quế tự xưng Hoàng đế xong không được bao lâu sau khi mất, thế lực suy yếu, quân Thanh tấn công Vân Nam, Côn Minh thất thủ, tam phiên bị dập tắt. Quân Thanh tấn công Đài Loan, “năm Khang Hi thứ 22 (1683), quân Thanh đánh Đài Loan, cháu của Trịnh Thành Công là Trịnh Khắc Sảng đầu hàng. Năm sau, nhà Thanh đã thiết lập phủ, huyện, các chức tổng binh, v.v ở Đài Loan cho thuộc vào tỉnh Phúc Kiến. Kể từ đây, đảo Đài Loan vốn do nhân dân bản địa tự trị trong thời gian dài đã được chính quyền Đại lục thiết lập thành một khu vực hành chính”. [42, tr 150].

Như vậy, các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh việc mở rộng lãnh thổ về phía Đông Nam liên tục được thi hành. Từ việc sáp nhập vùng Đông Nam cho đến việc bảo vệ vùng đất trước sự đe doạ của các nước thực dân phương Tây, các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh đã thành công trong việc xác lập chủ quyền trên vùng lãnh thổ phía Đông Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)