Về hướng chính Nam

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 50 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Về hướng chính Nam

Dưới thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hướng chính Nam được các triều vua hết sức quan tâm. Hầu như ở mỗi triều đại đều không thể thiếu hành trình xâm lược mở rộng lãnh thổ về hướng này của Trung Quốc. Đa phần là các cuộc chinh phục vùng đảo Hải Nam, nước Đại Việt và Giava.

Về Đại Việt, từ khi nhà Tống được thành lập (960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu lớn mạnh ở phương Bắc - quốc gia của người Khiết Đan được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía Bắc từ năm 936 nên

lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào Trung Nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.

Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía Tây Bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn, những cải cách của Vương An Thạch cũng không thu lại hiệu quả gì nhiều.

Chủ trương tiến đánh các nước phía Nam Trung Quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống, có những động thái đánh xuống phía Nam, Đại Việt là một trong những mục tiêu của nhà Tống. Năm 981, Tống đem quân chia làm hai đường thủy bộ đánh chiếm nước ta, nhưng thất bại nặng nề phải rút quân. Không từ bỏ ý định, nhân cơ hội Lý Thánh Tông mất, thái tử còn nhỏ tuổi kế vị bèn đem quân tiến đánh Đại Việt lần nữa. “Nhà Tống bèn dùng Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm Chiêu thảo phó sứ để đi đánh Giao Chỉ. Khi hai tướng này đến sông Phú Lương, không dám qua đò, tám vạn quân chết đến chín phần mười, rút cục chỉ lấy được bốn châu (Quảng Nguyên, Tu Lang, Tô Châu, Mậu Châu và một huyện (Quang Lang) rồi kéo về.” Vậy là nhà Tống lại một lần nữa thất bại trong việc xâm chiếm Đại Việt. “Kiến Đức (tức vua Lý Nhân Tông) lại xin sức lễ, sửa lễ tiến cống theo chức phận và xin nhà Tống trả lại những châu huyện vị chiếm đoạt. Triều đình Tống biết đất ấy là vô dụng nên đem bốn châu một huyện trả cho An Nam.” [28, tr. 96].

Đến thời Nguyên, năm 1283, quân Nguyên chia làm nhiều mũi tấn công kinh đô, Chiêm Thành tạm thời xin hàng, nhưng cương quyết không đến gặp tướng Nguyên, đồng thời cho người theo giặc để nhử quân Nguyên vào trận địa bố trí sẵn. Quân Nguyên chống đỡ liều mình mới thoát được, năm 1284 lặng lẽ rút quân.

Vào năm 1285 Thoát Hoan đem quân sang đánh Đại Việt nhưng đến giữa năm thì thất bại hoàn toàn. Đến năm 1287, Thoát Hoan lại một lần nữa đem 50 vạn quân sang đánh Đại Việt song một lần nữa lại thất bại.

Đối với Idonesia, năm 1292, Hốt Tất Liệt sai sứ thần tới yêu cầu Giava thần phục nhưng Giava không những không thần phục còn thích chữ vào mặt sứ thần rồi đuổi về, khiến cho vua Nguyên hết sức tức giận, đem quân đánh Giava. Năm 1292, nhà Nguyên dem 1000 thuyền với hai vạn quân vượt biển xuống phía Nam đến năm 1293 thì đến Giava. Lúc này nội tình Giava đang mâu thuẫn, xảy ra việc cướp ngôi, nên tạm

48

thời đầu hàng để mượn lực lượng quân Nguyên trả thù, nhờ vậy quân Nguyên tạm thời giành được một số thắng lợi nhưng sau đó bất ngờ bị phản công nên thất bại phải rút lui.

Đến thời nhà Minh, vì “muốn phô trương binh lực với các xứ xa lạ, tỏ rõ sự giàu mạnh của Trung Quốc”, năm 1405, Minh Thành Tổ sai Đô đốc Trịnh Hòa chỉ huy một đoàn thuyền gồm 62 chiếc, thuyền loại lớn dài 44 trượng, rộng 18 trượng xuống vùng biển phía nam Châu Á. Cả đoàn tùy tùng gồm 27.800 người gồm thủy thủ, dũng sĩ, thầy thuốc, kế toán, thợ thủ công, người bán hàng, đầu bếp,v.v. Nơi Trịnh Hòa đến đầu tiên là Chiêm Thành, tiếp đó đến Giava, v.v, sau đó năm 1407 trở về Trung Quốc, sau này thêm 5 cuộc hành trình trên biển nữa.

Tới triều nhà Thanh, tuy đất đai và lãnh thổ đã rất rộng lớn nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Tiêu biểu đó là ba lần tấn công Miến Điện và năm 1788 tấn công Đại Việt. Năm 1788, lấy cớ giúp đỡ nhà Lê đánh Tây Sơn, 29 vạn quân Thanh tiến sang nước ta nhằm thực hiện mục tiêu xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, chỉ huy kháng chiến chống quân Thanh. Năm 1788, Quang Trung rút toàn bộ quân ở phía Bắc; một mặt tích cực xây dựng lực lượng tại Tam Điệp, một mặt đưa thư vờ cầu hòa nhà Thanh. Năm 1789, đúng đêm 30 tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn tiến công ra Bắc, lần lượt tiêu diệt các vị trí quan trọng (Gián Khẩu, Hà Hồi, Ngọc Hồi) và ngày 5 tháng Giêng giải phóng Thăng Long.

Đảo Hải Nam được biết đến từ năm Nguyên Phong thứ nhất (110 TCN), khi Tây Hán lập nên Châu Nhai quận (nay là Quỳnh Sơn) và Đam Nhĩ quận trên đảo Hải Nam sau khi Tướng Lộ Bác Đức đến đảo. Đến năm Trinh Quán thứ 5 (631) thời Đường Thái Tông, triều đình thêm "Quỳnh Châu" vào hệ thống hành chính. Thời Nhà Minh, Quỳnh Châu phủ lệ thuộc vào tỉnh Quảng Đông, trị sở đặt tại huyện Quỳnh Sơn (nay là khu vực đô thị của Quỳnh Sơn), quản lý toàn bộ hòn đảo.

Như vậy, cho tới thời Đường đảo Hải Nam đã được sáp nhập vào bản đồ hành chính của Trung Quốc. Đến thời Tống, các vua triều Tống vẫn kế thừa quyền quản lý đảo Hải Nam. Trong An Nam chí lược có viết: “Năm Chí Nguyên thứ 28 (1291) quan Thượng thư Bộ Lễ là Trương Hiển Khanh có viết thư cho Thế Tử An Nam: Triều đình Đại Nguyên cao cả, từ đời Tam Đại, chưa có thời nào sánh kịp. Phương Bắc vượt qua núi Âm Sơn, là cơ ngơi của Thánh triều, phương Nam qua khỏi bể Viêm Hải (vùng đất nắng nóng phương Nam, có lẽ chỉ đảo Hải Nam)…” [28, tr. 117, 118].

Trong Thanh sử cảo cũng có ghi: “Từ đó [đầu Thanh] đến nay, Đông tận Tam Tính, Tây tận Sơ Lặc Tân Cương cho đến Thông Lĩnh, Bắc tận Ngoại Hưng An Lĩnh, Nam tận Nhai Sơn Đảo Quỳnh Châu Quảng Đông, không ai không lạy về nội địa,

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)