7. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc
Đối với Trung Quốc
Lãnh thổ Trung Hoa từ một nước nhỏ khi mới thành lập, nay đã trở thành một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều tọa độ địa lý nhờ vào quá trình mở rộng lãnh
52
thổ của các thời kì trước cho đến thời Thanh. Cương vực của họ đã vượt xa khu vực ban đầu là lưu vực sông Hoàng Hà, lấn sâu về phía Nam và tạo thành một đế quốc hùng cường với sự phát triển không chỉ về kinh tế, chính trị, quân sự mà còn về văn hoá. Đặc biệt, trải qua bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh, quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam đã tạo ra những tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tất cả những mặt của đời sống xã hội Trung Quốc. Các hoạt động quân sự và ngoại giao được xúc tiến liên tục đã để lại những hệ quả rõ rệt như sau:
Thứ nhất, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam vào bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh đã khiến cho lãnh thổ Trung Quốc ngày càng mở rộng mà mở rộng nhất vào thời Nguyên. Vùng lãnh thổ mới được sáp nhập dưới bốn triều đại nói trên tạo cho Trung Quốc một vùng đất rộng lớn, đặc biệt là vùng lãnh thổ phía Nam đã cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên dồi dào, đất đai màu mỡ, miền Nam khí hậu ấm áp hơn miền Bắc, cây cỏ xanh tươi nhiều hồ, nhiều sông, đời sống dễ chịu cùng với nguồn nhân lực dồi dào, con người khoáng đạt, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phát triển đời sống thành thị.
Thứ hai, việc mở rộng lãnh thổ Trung Quốc về phía Nam tạo cho Trung Quốc những lợi thế mạnh mẽ, mở rộng thêm vùng lãnh thổ để giao thương buôn bán, phát triển vượt bậc vượt qua các nước xung quanh. Vào thời Tống, nội thương phát triển nhất ở miền lưu vực sông Dương Tử và miền Nam nhờ sông đó đưa lên tới Tứ Xuyên được, mà hạ lưu lại rất nhiều kinh rạch thuận lợi cho sự chở chuyên. Ngoại thương phát đạt nhất ở miền bờ biển từ Phúc Kiến đến Quảng Đông. Các vua Tống rất quan tấm đến việc thông thương đường biển, khuyến khích các nước Nam Dương đến mua bán. “Trung Quốc đã có những thuyền lớn chở được ngàn người, trọng tải 300.000 (cân khoản 150 tấn), và dùng la bàn để chỉ phương hướng, nhờ vậy mà thương thuyền đi biển khá nhiều, phía Đông đến Nhật Bản, Cao Li, phía Nam đến Chiêm Thành, quần đảo Nam Dương, phía Tây đến Ấn Độ, Ba Tư” “Ở Quảng Châu, Tuyên Châu, Lưỡng Chiết có đặt những ti Thị bạc để thu thuế quan. Đời Huy Tôn (đầu thế kỷ XII) số thuế thu được lên đến 10.000.000 quan tiền.” [14, tr.233].
Thứ ba, việc mở rộng lãnh thổ Trung Quốc về phía Nam trong thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh tạo nên sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc đi xâm chiếm và các dân tộc bị xâm chiếm. Văn hoá Trung Quốc tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ xuống khu vực phía Nam. Việc kiểm soát được vùng Tây Tạng giúp người Trung Quốc có cơ
hội tiếp nhận thêm về Phật giáo, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số hệ quả sẽ gây khó khăn cho việc quản lý đất nước của mình. Lãnh thổ càng rộng lớn thì vấn đề quản lí lại càng khó khăn, ngoài ra các tộc người cũ ở những vùng mà Trung Quốc chiếm được sẽ liên tục nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính quyền, chính vì vậy, sẽ càng gây nội loạn trong đất nước. Các tộc người Trung Quốc trước kia thuần phục được sống trên lãnh thổ Trung Quốc từ xưa đã bị phân biệt với người gốc Hán và tạo ra mâu thuẫn giữa các dân tộc. Tiêu biểu như vùng Tây Tạng được xác lập vào thời nhà Nguyên, dưới triều đại nhà Nguyên đã thi hành quyền kiểm soát đối với Tây Tạng, nhưng đến thời nhà Minh thì Trung Quốc đã mất quyền kiểm soát với vùng này.
Tóm lại, hoạt động mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc dưới triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh đã đem lại nhiều hệ quả to lớn đối với Trung Quốc, không chỉ khiến các triều đại ấy có một vùng lãnh thổ rộng lớn mà còn là sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, một số vùng lãnh thổ của Trung Quốc trong thời ấy lại không ổn định và có một số vùng lãnh thổ xảy ra mâu thuẫn và khiến cho Trung Quốc khó lòng quản lý được hầu hết các vùng biên giới, từ đó mà dẫn đến sự biến đổi qua các thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, nó tạo nên sự không ổn định trong suốt triều dài lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Đối với các nước trong khu vực
Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của các triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nội tại của nước Trung Quốc. Mà đối với các nước trong khu vực, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động mở rộng lãnh thổ, quá trình này đã để lại những hệ quả khác nhau.
Thứ nhất, các quốc gia ở khu vực phía Nam luôn phải gánh chịu sự đe dọa thường trực từ các thế lực phong kiến Trung Quốc. Vì vậy, các nước này đã định hướng và vạch ra những đường hướng ngoại giao phù hợp trong mối quan hệ với Trung Quốc. Hầu như các đất nước phía Nam đều chủ động nhận sắc phong, cống nộp hằng năm nhằm duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Chẳng hạn như “Vừa lên ngôi vua, Lý Thái Tổ lo ngay việc dời đô về Thăng Long, đến năm 1011, nhà vua cho sứ sang Tống đặt quan hệ hòa hiếu. Tống Chân Tông ưu đã sư thần nhà vua và phong cho nhà vua làm Giao Chỉ quận vương”[20, tr.52]. Kế tục nhà ý, Trần Thái
54
Tông vẫn giữ quan hệ tốt đẹp với nhà Tông bằng cách sai sứ sang Trung Quốc vào năm 1229.
Đối với việc triều cống, đến thời nhà Thanh quan hệ ngoại giao thông qua hoạt động triều cống vẫn được duy trì. Như năm 1804, Chánh sứ Lê Bá Phẩm và Phó chánh sứ Nguyễn Đăng Đệ mang lễ vật đi cống triều Thanh. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, chúng ta biết được “số lần cống phẩm mà vua Gia Long cho sứ mang sang Trung Quốc năm 1804 là: Vàng: 200 lượng. Bạc: 1000 lượng. Lụa và cấp mỗi thứ: 100 cây. Sừng tê giác: 2 bộ. Ngà voi và quế mỗi thứ: 100 cân” [34, tr.65-73].
Trước sức ép và chủ trương mở rộng lãnh thổ về phía Nam của các vị vua Trung Quốc từ thời Tống đến thời Minh, các nước trong khu vực buộc phải suy xét tình hình tương quan lực lượng nhằm lựa chọn con đường tối ưu duy trì mối quan hệ có lợi cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Trước một thế lực hùng mạnh, mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc là phương cách sống còn quyết định sự phát triển của quốc gia.
Thứ hai, các quốc gia ở khu vực phía Nam phải gánh chịu những mất mát về người và sự tàn phá nghiêm trọng từ các đợt tấn công quân sự của Trung Quốc. Trong quá trình xâm lược Đại Việt vào năm 1407, Minh Thành Tổ đã ra lệnh cho Trương Phụ thủ tiêu ý thức dân tộc của người Việt, “phải đốt hết sách vở giấy tờ của người Đại Việt, phải phá hủy từ mảnh ván có khắc chữ, đến những sách dạy trẻ học vỡ lòng cũng phải đốt cho kì hết” [20, tr.144]. Không những thế, trong hơn nửa năm xâm lược nước ta từ cuối năm 1606 đến giữa 1407, quân Minh đã vơ vét 235.900 con voi, ngựa trâu bò, 13.600.000 thạch thóc, 8.670 chiếc thuyền, 2.539.000 vũ khí các loại [20, tr.145].
Thứ ba, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh ở các nước trong khu vực đối với chính sách của triều đình phong kiến Trung Quốc. Trước sự áp chế và các hoạt động xâm lược của Trung Quốc, các dân tộc bị tước đi quyền tự do và chịu ách thống trị nặng nề từ Trung Quốc. Vì vậy, khu vực này chứng kiến sự nổi dậy và các cuộc khởi nghĩa nhằm xóa bỏ gông cùm của ách áp bức từ Trung Quốc sau những cuộc xâm chiếm bằng quân sự. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi (1418-1427) chống lại ách thống trị của nhà Minh. Cuộc đấu tranh chống Tống xâm lược của nhân dân Đại Việt vào năm 981 và năm 1075.
Thứ tư, các dân tộc bị chiếm sẽ bị cưỡng chế bị đồng hóa về mặt văn hóa. Sự đổ bộ xuống phía Nam của những lực lượng quân đội Trung Quốc trong bốn triều vua đều mang theo ý đồ đồng hóa về mặt dân tộc. Các nước trong khu vực phải đối mặt với một thách thức và mối đe dọa về cưỡng bức văn hóa. Ví dụ như quân Minh bắt người dân Đại Việt phải trang phục như người Minh. “Chúng ra sức bắt thầy thuốc thợ thủ công để đưa về phương Bắc. Nhiều phụ nữ trẻ nhỏ bị bắt làm nô lệ” [20 ,tr. 144]
Nhưng trong một chừng mực nào đó việc mở rộng về phía Nam là cơ hội để văn hóa Trung Quốc tiếp tục có cơ hội lan tỏa và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và có giá trị có điều kiện được gặp gỡ tiếp xúc và lan truyền đến khu vực ở phía Nam. Mặc dù ảnh hưởng của nền văn hóa đã hiện hữu từ trước, song đến thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, chúng tiếp tục tồn tại và tác động đến các nền văn hóa khác trong phạm vi của quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc.
Như vậy, đối với các nước trong khu vực, quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc đã để lại những hệ quả cả về mặt tiêu cực lẫn tích cực. Nó được biểu hiện trên nhiều mặt và tác động đến quá trình tồn tại và phát triển của khu vực phía Nam. Theo bước tiến của việc mở rộng xâm lược, các dân tộc phải chịu đựng những đau thương, nhà cần quyền phải dựa vào đó để đối phó và thực hiện các chính sách ngoại giao phù hợp. Và nhìn ở góc độ văn hóa, trong một chừng mức nhất định, các giá trị văn hóa Trung Quốc được dịp tác động và tiếp nhận bởi cư dân vùng đất phía Nam.
56
KẾT LUẬN
Như vậy, Trung Quốc ban đầu chỉ là một đất nước có lãnh thổ nhỏ bé, qua nhiều thời kỳ lịch sử, trải qua nhiều thời đại (Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh,Thanh) cùng với các vị vua nổi tiếng đã đem quân đi chinh phục nhiều nước xung quanh để tạo ra một lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn thuộc vào hạng bậc nhất thế giới như ngày nay.
Những tiền đề chính khiến Trung Quốc tiến hành liên tục các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ chủ yếu là do quan điểm tư tưởng của người Trung Hoa là “trung tâm của thế giới” và họ cho rằng những nước xung quanh đều kém họ. Đặc biệt họ cho rằng văn hóa của họ là cao nhất, văn minh nhất và họ muốn đồng hóa các nước xung quanh, muốn họ phải học theo văn hóa của mình. Cùng với đó còn có nhiều nguyên nhân khác như: tài nguyên thiên nhiên, nô lệ, v.v.
Chính sách mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc hết sức đa dạng. Trung quốc sẵn sàng dùng nhiều thủ đoạn để cướp đoạt lãnh thổ nước khác từ những biện pháp về ngoại giao như: đe dọa, viết thư uy hiếp, đem quân xâm lược, lấn chiếm trái phép, dùng “dân đi trước nhà nước theo sau”.
Hệ quả mang lại cho tới tận ngày nay đó là lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng rất lớn mà cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định mở rộng tiếp, nhờ lãnh thổ được mở rộng mà Trung Quốc có thêm nhiều tài nguyên thiên nhiên cùng với dân số dồi dào tạo điều kiện phát triển kinh tế. Các quốc gia xung quanh Trung Quốc đề bị đe dọa về vấn đề lãnh thổ, nhiều tộc người khác nhau lúc trước bị Trung Quốc thần phục đều đang sống trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay đều chịu sự đồng hóa và mất đi bản sắc văn hóa của bản thân.
Hệ quả là cho tới giờ Trung Quốc vẫn có ý định mở rộng thêm lãnh thổ và điển hình là việc xâm phạm chủ quyền biển đảo của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và xung quanh.
Vậy là, với đề tài “Quá trình mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh” ta phần nào đã hiểu thêm được về quá trình mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc cùng với đó ta biết thêm về chính sách bành trướng lãnh thổ cũng như hệ quả của việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
Qua đây, chúng ta cũng biết thêm về vấn đề biển đảo giữa nước ta với Trung Quốc để từ đó chúng ta biết trân trọng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình
hơn.Trước động thái xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, mỗi chúng ta, ai cũng cần có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình. Song cũng không phải vì thế mà nghe theo lời xúi dục của các phần tử đang gây kích động với dân chúng. Mà muốn bảo vệ chủ quyền của mình, chúng ta cần phải có kiến thức về lãnh thổ Việt Nam cùng với luật pháp quốc tế thì mới có thể dựa vào đó mà lên án những hành vi trái phép, từ đó mới có thể bảo vệ chủ quyền của đất nước.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt:
I. Sách
1. Đào Duy Anh (1942), Trung Hoa sử cương, NXB Quan Hải Tùng thư, Huế.
2. Nguyễn Duy Chính (2004), Lý thuyết quân sự Trung Hoa xưa và nay, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Duy Chính (2016), Khâm định An Nam kỷ lược, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Duy Chính (2015), Việt – Thanh chiến dịch, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Duy Chính (2015), Việt – Thanh nghị hòa, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
6. Đường Đắc Dương (2003), Cội nguồn văn hoá Trung Hoa, NXB Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.
7. Đinh Thị Dung (2001), Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm TP.HCM.
8. Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 9. Châu Hải Đường (2018), An Nam truyện. Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
10. Vương Thiên Hữu (2002), Mười sáu đời vua triều Minh, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
11. Lưu Huy (2012), 10 Đại hoàng đế Trung Quốc, NXB Văn học, Hà Nội. 12. Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Hà Nội.
13. Phan Khoang (1970), Trung Quốc sử lược, NXB Văn hóa Thông tin, Huế. 14. Nguyễn Hiến Lê (1997), Sử Trung Quốc, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 15. Phan Ngọc (2019), Sử kí Tư Mã Thiên, NXB Văn hóa, TP Hồ Chí Minh.
16. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả (2008), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
18. Nhiều tác giả (2016), Biển đảo Việt Nam, lịch sử - chủ quyền – kinh tế - văn hóa, NXB Văn hóa – Văn nghệ, Đà Nẵng.
19. Nhiều tác giả (2007), Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Khắc Oánh (2010), Minh thực lục. Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII. Tập III, NXB Hà Nội.
21. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý (2003), Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
22. Phạm Hoàng Quân (2014), Hoàng Sa, Trường Sa. Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
23. Lê Văn Quán (2006), Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, NXB Lao động, Hà Nội.
24. Đường Nhạn Sinh (2003), Mưu trí thời Lưỡng Tống, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
25. Đường Nhạn Sinh (2003), Mưu trí thời Nguyên – Minh, NXB Văn nghệ, TP Hồ