Khái niệm về dạy học tìm tòi khám phá

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 29 - 30)

VII. Cấu trúc của đề tài

B. NỘI DUNG

2.1.2. Khái niệm về dạy học tìm tòi khám phá

Ferriere Joreme Bruner đưa ra khái niệm : dạy học khám phá là “ lối tiếp cận dạy học mà qua đó, HS tương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát, sửu dụng các đối tượng, giải đáp những thắc mắc bằng tranh luận hay kiểu diễn thí nghiệm”

Tác giả Nguyễn Kì thì dùng “ phương pháp phát hiện lại”. Theo ông, đây chỉ là một trong những tên gọi khác nhau của “ mô hình” dạy học lấy người họ làm trung tâm, trong đó trò là “ chủ thể”, trung tâm “tự mình tìm ra tri thức bằng hoạt động của chính mình”. Ông nhấn mạnh, đây là “phát hiện lại” ở tàm vóc học trò và trình độ học trò, chức không phải tự nghiên cứu lại khoa học hay tự nghiên cứu theo phương pháp nhà khoa học.

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng “dạy học tự phát hiện là một trong những hương pháp lấy HS làm trung tâm, là con dường nhằm tích cực hóa hoạt động của HS. Thông qua phương pháp này, Hoạt động tự lực, tăng cường hành vi tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỷ xảo; làm cho người học thích ứng với cuộc sống, áp dụng được kiến thức và kỹ năng học ở trường vào cuộc sống”

Trong một số tài liệu tiếng Việt, có nhiều cách dùng từ ngữ khác nhau .Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ dạy học tìm tòi - khám phá. Tuy nhiên, các tác giả đều có chung một quan điểm về bản chất của dạy học khám phá, cũng nhấn mạnh việc HS tự mình phát hiện ra tri thức mới thông qua điều kiểm tra, khảo sát, tìm tòi, làm thực ngiệm dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV.

Như vậy, dạy học khám phá đòi hỏi người GV gia công nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của HS. Hoạt động của người thầy bao gồm: định hướng phân tích tư duy cho HS, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với HS; tổ chức HS trảo đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết... hoạt động chỉ đạo của GV như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực – đó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người GV đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.

Trong dạy học khám phá, HS tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức từ tri thức của bản thân thông qua các hoạt động hợp tác với bạn bè đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; GV kết luận về cuộc đối thoại, đã ra nội dung của vấn đề, là, cơ sở cho HS tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học nhân loại

Từ đó PPDH khám phá là cách dạy học theo hướng tổ chức cho HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới, cách thức hành động mới. Qua đó rèn luyện tính cách tích cực cho bản thân.

Trong dạy học, hoạt động tìm tòi - khám phá gồm các kiểu:

- Kiểu 1: Khám phá dẫn dắt. GV đưa ra vẫn đề, đáp án và dẫn dắt HS tìm cách giải quyết vấn đề đó

- Kiểu 2: Khám phá hỗ trợ. GV đưa ra vấn đề và gợi ý HS trả lời

- Kiểu 3: Khám phá tự do. Vấn đề đáp án và phương pháp giải quyết do HS tự lực tìm ra.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)