Dựa vào kết quả các bài tập củng cố

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 74 - 76)

VII. Cấu trúc của đề tài

B. NỘI DUNG

5.5.1. Dựa vào kết quả các bài tập củng cố

Sau khi học bài Con người nơi em sống thông qua dạy học tìm tòi – khám phá hình thành cho HS các năng lực và phẩm chất:

1. Năng lực * Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ HS tích cực trong việc tìm hiểu nội dung bài học

+ Tiết tên, hoạt động chính, vai trò của một số công việc, nghề nghiệp, + Liên hệ được những hiểu biết đó với nghề của người thân trong gia đình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Biết chia sẻ thông tin nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình cho bạn cùng lớp

+ Tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

+ Có thói quen trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Biết xác định đúng yêu cầu, tìm thông tin để giải quyết vấn đề phù hợp

+ Đưa ra được ý kiến theo cách khác nhau về một số nghề nghiệp trong gia đình và xã hội.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận thức khoa học:

+ Nhận biết được một số nghề nghiệp của người dân xung quanh, người trong gia đình.

+ Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể

+ Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của chính mình về công việc, nghề nghiệp sau này.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xãh hội xung quanh + Đặt được các câu hỏi đơn giản về nghề nghiệp

+ Quan sát và kể được một công việc của người dân xung quanh, người trong gia đình

+ Nhận xét được đặc điểm của từng nghề nghiệp, công việc của người dân xung quang, người trong gia đình

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

+ Nhận biết được công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng cũng đáng quý, đáng trân trọng.

2. Phẩm chất

- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Biết trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng.

Để đánh giá năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 sau bài học chúng tôi tiến hành cho HS thực hiện bài tập sau:

Hình thức: Kiểm tra bằng miệng

Bài tập 2: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự đóng góp cho nơi em sống?

a. Giữ gìn vệ sinh nơi em sống b. Bẻ hoa

c. Gây mất trật tự

d. Lễ phép với mọi người xung quanh e. Chỉ tay vào các bác lao công.

Kết quả đánh giá sau khi làm bài:

Đối tượng: Lớp Một/2, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thàn phố Đà Nẵng.

Số lượng: 40 Hoàn thành tốt: 28 Hoàn thành : 12 Chưa hoàn thành: 0

* Kết luận: Dạy học tìm tòi khám phá qua bài học Con người nơi em sống chúng tôi quan sát và nhận thấy rằng trong quá trình dạy, HS hứng thú với môn học, HS tương tác và tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên, HS chủ động trong việc thực hiện chiếm lĩnh tri thức và chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà GV đưa . Thông qua bài tập kiểm tra đánh giá chúng tôi đánh giá HS phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù và tiếp nhận tri thức một cách hiệu quả sau khi dạy học tìm tòi – khám phá.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)