Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 42)

VII. Cấu trúc của đề tài

B. NỘI DUNG

3.5. Kết quả khảo sát

3.5.1. Thực trạng dạy học môn TN&XH lớp 1 ở trƣờng tiểu học

3.5.1.1. Nhận xét của GV về vai trò của môn TN&XH ở trƣờng tiểu học

Biểu đồ 1 : Khảo sát vai trò của môn TN&XH ở trường tiểu học

Như vậy, dựa vào kết quả ở biểu đồ 1, chúng tôi có nhận xét như sau: Có 37% số GV cho rằng vai trò của môn TN&XH ở trường tiểu học là rất quan trọng; 63% GV đều cho rằng quan trọng; và 0% cho rằng bình thường và 0% cho rằng không quan trọng. Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các GV đều đồng ý rằng vai trò của môn TN&XHở trường tiểu học.

3.5.1.2. Nhận xét của GV về các PPDH mà GV thƣờng sử dụng trong việc dạy môn TN&XH lớp 1 Phƣơng pháp Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) Phương pháp quan sát 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp trực quan 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp hỏi đáp 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp thuyết trình 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp thực hành 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp thí nghiệm 2 25% 2 25% 4 50% 0 0 Rất quan trọng 37% Quan trọng 63% Không quan trọng 0%

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 5 62,5% 3 37,5% 0 0 0 0 Phương pháp dạy hợp tác 6 75% 2 25% 0 0 0 0 Phương pháp dạy học tìm tòi - khám phá 7 87,5% 1 12,5% 0 0 0 0 Phương pháp dự án 0 0 2 25% 6 75% 0 0

Bảng 5 : Khảo sát các PPDH mà GV thường sử dụng trong việc dạy học môn TN&XH lớp 1

Từ kết quả ở bảng 5, cho thấy có 100% GV thường sử dụng các PPDH truyền thống như là: Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thuyết trình, pháp thực hành .Bên cạnh đó, GV có đổi mới PPDH bằng cách sử dụng phương dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác, phương pháp tìm tòi - khám phá. Trong đó phương pháp tìm tòi - khám phá chiếm 87,5%.

3.5.1.3. Nhận xét của GV về các hình thức dạy học mà GV thƣờng sử dụng trong việc dạy môn TN&XH lớp 1

Bảng 6 : Khảo sát các hình thức dạy học GV thường sử dụng trong việc dạy học môn TN&XH lớp 1

Từ kết quả ở bảng 6, có 100% GV chú trọng sử dụng các hình thức dạy học môn TN&XH: lớp, nhóm học tập, cả lớp . Bên cạnh đó, môn TN&XH có tính trải nghiệm

Hình thức Rất thƣờng xuyên

Thƣờng xuyên

Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) Cá nhân 8 100% 0 0 0 0 0 0 Nhóm học tập 8 100% 0 0 0 0 0 0 Cả lớp 8 100% 0 0 0 0 0 0 Ngoài lớp và tham quan 0 0 2 25% 4 50% 2 25%

cao nên một số GV đã sử dụng hình thức ngoài lớp và tham quan trong dạy học để phát huy năng lực tìm tòi – khám phá của HS.

3.5.2. Thực trạng dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 đối với GV

- GV khối 1 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cơ sở 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Số lượng: 8 GV

3.5.2.1. Nhận xét của GV về mức độ cần thiết của dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

Biểu đồ 2 : Biểu đồ mức độ cần thiết của dạy học tìm tòi – khám phá

môn TN&XH lớp1.

Từ kết quả ở biểu đồ 2, có 62% GV khối 1 cho rằng việc dạy học tìm tòi - khám phá môn TN&XH là rất cần thiết; 38% là cần thiết; 0% là không cần thiết. Như vậy, có thể thấy rằng GV đều coi trọng dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

Từ mức độ cần thiết của việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về các PPDH mà GV đã phối hợp trong việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

Rất cần thiết 62% Cần thiết 38% Bình thường 0% Không cần thiết 0%

3.5.2.2. Nhận xét của GV về các PPDH mà GV thƣờng phối hợp trong việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1

Bảng 7 : Khảo sát các PPDH mà GV thường phối hợp trong việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

Từ bảng 7 cho thấy, trong dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1, GV phối hợp linh hoạt chủ yếu các PPDH như: Phương pháp quan sát, Phương pháp thảo luận nhóm. Ngoài ra còn có các phương pháp như : Phương pháp trò chơi học tập, phương pháp động não. Hình thức, phƣơng pháp Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên

Thỉnh thoảng Không bao giờ SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) SL (GV) Tỉ lệ (%) Phương pháp quan sát 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp thảo luận nhóm 8 100% 0 0 0 0 0 0 Phương pháp trò chơi học tập 2 25% 3 37,5% 3 37,5% 0 0 Phương pháp đóng vai 0 0 2 25% 6 75% 0 0 Phương pháp động não 3 37,5% 4 50% 1 12,5% 0 0 Phương pháp bàn tay nặn bột 2 25% 2 25% 4 50% 0 0

3.5.2.3. Nhận xét của GV mức độ hiệu quả của việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. môn TN&XH lớp 1.

Biểu đồ 3: Biểu đồ mức độ hiệu quả của việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

Từ biểu đồ 3 cho thấy, có 63% GV cho rằng của việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 rất hiệu quả; 37% là hiệu quả; không có GV nào cho rằng không hiệu quả. Điều đó chứng tỏ rằng dạy học tìm tòi – khám phá có hiệu quả tích cực trong việc phát triển năng lực HS trong môn TN&XH lớp 1.

3.5.2.4. Nhận xét của GV về những thuận lợi và khó khăn khi dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. khám phá môn TN&XH lớp 1.

Qua việc lấy ý kiến và phỏng vấn GV, chúng tôi đã khảo sát được những thuận lợi và khó khăn mà GV gặp phải trong khi dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

a.Thuận lợi

- Phòng giáo dục quận Liên Chiểu cũng như Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi rất quan tâm chỉ đạo việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực khoa học.

- Phòng đã tổ chức rất nhiều lớp tập huấn, cung cấp đầy đủ tài liệu do các giáo sư, tiến sĩ có uy tín biên soạn cho GV.

- Về phía nhà trường, GV đã học tập được rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực qua các chuyên đề do nhà trường xây dựng.

- Nhà trường mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dạy học hiện đại như laptop, máy projecter, máy chiếu đa vật thể để góp phần tạo môi trường vật chất cho việc dạy và học hiệu quả.

Rất hiệu quả 37%

Hiệu quả 63%

Không hiệu quả 0%

b. Khó khăn

- Để áp dụng được phương pháp này, HS phải có kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ mang tính khám phá, tìm ra tri thức mới. Đối tượng HS chưa hoàn thành sẽ gặp khó khăn khi học theo phương pháp này.

- Việc triển khai dạy học khám phá đòi hỏi người GV phải có kiến thức, nghiệp vụ vững vàng, có sự chuẩn bị bài giảng công phu.

- Trong quá trình khám phá của HS thường nảy sinh những tình huống, những khám phá ngoài dự kiến của GV, đòi hỏi sự linh hoạt trong xử lí các tình huống của người GV

- Thời gian của quá trình khám phá ra kiến thức mới chiếm khá nhiều trong toàn bộ tiến trình của bài học, nên tùy thuộc vào từng nội dung, mục tiêu dạy học và sự phân phối thời gian dạy học mới có thể áp dụng được.

3.5.3. Thực trạng năng lực khoa học của HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1 phá môn TN&XH lớp 1

- HS lớp Một/2 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Sỉ số: 40 HS. - Nam: 23 Nữ: 17

3.5.3.1. Đánh giá mức độ hứng thú khi học môn TN&XH

Biểu đồ 4 : Biểu độ mức độ hứng thú khi học môn TN&XH lớp 1

Rất thích 50% Thích 37% Bình thường 13% Không thích 0%

Từ biểu đồ 4 cho thấy, có 50% HS rất thích học môn TN&XH; 37% thích học môn TN&XH; không có HS nào không hứng thú với môn TN&XH. Cho thấy môn TN&XH là môn học mang lại sự hứng thú cao cho HS.

3.5.3.2. Đánh giá năng lực chung của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021

Sĩ số Năng lực HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 40 Tự chủ và tự học 18 45% 22 55% 0 0% Giao tiếp và hợp tác 12 30% 28 70% 0 0%

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 10 25% 30 75% 0 0%

Bảng 7 : Đánh giá năng lực chung của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021

3.5.3.3.Đánh giá năng lực chuyên môn trong môn TN&XH của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021 Sĩ số Năng lực HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 40 Nhận thức 25 62,5% 15 37,5% 0 0% Tìm tòi và khám phá 10 25% 30 75% 0 0% Vận dụng 12 30% 28 70% 0 0%

Bảng 8: Đánh giá năng lực chuyên môn trong môn TN&XH của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021

3.5.3.4. Đánh giá kết quả học tập môn TN&XH của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021 năm học 2020 – 2021

Sĩ số Đợt đánh giá HTT HT Chƣa HT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

40 Tháng 11 22 55% 18 45% 0 0%

Bảng 9: Đánh giá kết quả học tập môn TN&XH của HS trong tháng 11 học kì I năm học 2020 – 2021

3.5.3.5. Những khó khăn và thuận lợi trong việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH của HS lớp 1. TN&XH của HS lớp 1.

a. Thuận lợi:

- Nhiều HS ưa hiểu biết, khám phá, có óc tưởng tượng phong phú, có vốn hiểu biết ban đầu về tự nhiên, xã hội và con người xung quanh.

- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè

b. Khó khăn

- HS lớp 1 còn nhỏ nên khả năng phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức còn chưa tốt, ghi nhớ còn máy móc.

- Nhiều HS chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. - Một số em lại nhút nhát, rụt rè, chưa tự giác tham gia vào các hoạt động, chưa phát huy được khả năng hợp tác, sáng tạo

3.6. Kết luận chƣơng 3.

Với nhu cầu tìm hiểu về việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH của HS lớp 1. Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng ở trường tiểu học. Với việc vạch ra mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát rõ ràng, chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát thành công giữa GV và HS về việc dạy học việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH của HS lớp 1. Bên cạnh đó chúng tôi còn đề ra một số thuận lợi và khó khăn khi dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH của HS lớp 1 cho GV và HS. Qua khảo sát, chúng tôi thấy khả năng phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua việc dạy học tìm tòi – khám phá trong môn TN&XH mang lại trong học tập là khả thi. Điều đó khẳng định việc dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH của HS lớp 1 sẽ mang lại hiệu quả.

Chƣơng 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TÌM TÕI – KHÁM PHÁ

MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

4.1.1. Dựa vào mục tiêu của chƣơng trình tiểu học

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là: Nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, môn TN&XH ở tiểu học nhằm giúp học sinh có tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh môi trường; có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào cuộc sống; tham gia các công việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân; hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để vận dụng trong học tập trên lớp và thực tế. Việc phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH ở trường tiểu học là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Giáo viên cần tạo môi trường thuận lợi cho học sinh có thể vận dụng những tri thức đã học để đáp ứng được những yêu cầu cần đạt của môn đã đề ra theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

4.1.2. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1

Ở đầu bậc Tiểu học (lớp 1) nhận thức của các em chưa có phần phát triển hơn so với các lớp trên, kinh nghiệm sống chưa nhiều, vẫn chưa thoát ly khỏi đối tượng định hướng cụ thể. Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi gợi mở, thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện. Chương trình môn TN&XH lớp 1 được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội . Môn học trang bị cho HS một số hiểu biết cơ bản ban đầu về con người, về các sự vật, hiện tượng, về

các mối quan hệ trong thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh và những kĩ năng học tập cơ bản như quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm thông tin, xử lí thông tin và trình bày những ý tưởng khoa học đơn giản bằng nhiều hình thức khác nhau ( nói, viết, vẽ, biểu đồ,..) Cùng với các môn học khác, hoạt động giáo dục, môn TN&XH đóng góp một phần quan trọng vào việc hình thành cho HS những năng lực và phẩm chất cần có của mỗi học sinh tiểu học, bước đầu hình thành cho HS năng lực khoa học và làm hành trang theo các em đi suốt cuộc đời. Nhưng việc dạy học để đáp ứng được những mục tiêu đó vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

Vì vậy, việc phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua dạy học tìm tòi – khám phá đạt được những kết quả tốt hơn, giáo viên cần sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

4.1.3. Dựa vào kết quả điều tra thực trạng

Hầu hết GV dưới trường tiểu học đều khẳng định vai trò và hiệu quả của việc dạy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)