Xuất mộtsố biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua đạy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 51)

VII. Cấu trúc của đề tài

B. NỘI DUNG

4.2. xuất mộtsố biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua đạy

4.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua đạy học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1. học tìm tòi – khám phá môn TN&XH lớp 1.

4.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế mục tiêu bài học theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS

4.2.1.1. Mục tiêu

Căn cứ vào mục tiêu, GV có thể xác định chính xác những gì cần phải dạy và dạy đến mức độ nào, lựa chọn và thực hiện được những phương pháp dạy học phù hợp để

HS học tập có kết quả nhất; Đánh giá được kết quả học tập của HS một cách khách quan, chính xác, từ đó giúp HS học tập một cách hiệu quả; Tự đánh giá được năng lực và kết quả giảng dạy của mình để cải tiến phương pháp dạy học, tự hoàn thiện năng lực của mình.

4.2.1.2 Nội dung

* Khái niệm Mục tiêu dạy học

Mục tiêu (nói chung) là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện một hoạt động. Mục tiêu dạy học là cái đích người học phải đạt được sau khi học, đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới.

* Thiết kế mục tiêu bài học theo hƣớng phát triển năng lực

Hiện nay hầu hết GV khi xác định mục tiêu bài học sẽ đưa ra 3 mục tiêu gồm: a) Kiến thức

b) Kĩ năng c) Thái độ

Với cách xác định như vậy mục tiêu dạy học đôi khi còn được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được. Chính vì vậy khi xác định mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực, tôi luôn chỉ ra cụ thể quá trình HS tìm kiếm, phát hiện, chiếm lĩnh, phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tức là chỉ ra con đường HS tư duy như thế nào để đạt được những kết quả đó. Việc xác định mục tiêu năng lực như vậy buộc tôi phải suy nghĩ, đưa ra tình huống có vấn đề cho HS giải quyết nhờ vận dụng kinh nghiệm cuộc sống và từ một trường hợp cụ thể đó mà khái quát hóa thành bài học.

Như vậy, trong quá trình học, HS phải tư duy ít nhất 2 lần: giải quyết vấn đề và khái quát hóa thành bài học. Ngoài ra, HS còn hình thành các năng lực khác như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.Cụ thể, khi thiết kế mục tiêu bài học theo định hướng phát triển năng lực như sau:

* Yêu cầu đối với mục tiêu bài dạy

- Diễn đạt mục tiêu theo yêu cầu cần đạt của người học.

- Xác định những mục tiêu thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp, khả thi) - Diễn đạt bằng động từ hành động đơn nghĩa và tập trung vào kết quả.

- Kết quả mong đợi tôi diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được. - Xác định rõ thời gian, điều kiện thực hiện.

- Mục tiêu xác định luôn phải phù hợp với đối tượng HS (trình độ hiện có của HS).

* Các nội dung cần thiết kế

- Kiến thức: tôi nêu những kiến thức cơ bản, quan trọng mà HS cần có được sau khi học xong bài học/ chủ đề.

- Các năng lực, phẩm chất cần hình thành.

* Kỹ thuật viết mục tiêu bài dạy

Không sử dụng các động từ chung chung không đo đạc được: hiểu được, biết được, nắm được, hiểu rõ, có kiến thức, trang bị cho HS, có khả năng, nắm vững, suy nghĩ,... Việc viết mục tiêu bài dạy cần sử dụng các động từ sau:

Mức độ Động từ mô tả mức độ

Biết

- Nêu được (công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội;...); kể được (tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học;...); nói được (tên trường, địa chỉ của trường; tên lớp, vị trí của lớp học trong trường;...).

- Nhận biết được (tên gọi, chức năng các bộ phận bên ngoài và các giác quan của cơ thể;...); xác định được (các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh;...).

Hiểu

- Mô tả được (một số hiện tượng thiên tai;...); vẽ được (đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình;...); giới thiệu được (một cách đơn giản về truyền thống nhà trường;...).

- Trình bày được (một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn và thần kinh;...); nêu được ví dụ (về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày;...). - So sánh được (đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau); phân loại được (thực vật dựa trên một số tiêu chí. Ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...).

Vận dụng

- Nhận xét được (sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ;...); đặt được câu hỏi (để tìm hiểu về truyền thống nhà trường: năm thành lập trường, thành tích dạy và học, các hoạt động khác,...).

quanh nhà;...); thực hiện được (nhiệm vụ khảo sát về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường theo sự phân công của nhóm; đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống;...).

- Đưa ra được (cách xử lí tình huống khi học sinh hoặc người nhà bị ngộ độc; cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định có cháy xảy ra; nhận xét về những cách ứng xử đó;...); đề xuất (cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí;...).

Để rõ hơn về sự khác biệt giữa các xác định mục tiêu theo chương trình định hướng nội dung và mục tiêu theo chương trình định phát triển năng lực tôi đã đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể sau:

* Ví dụ minh họa

Chủ đề: Gia đình

Bài 1: Kể về gia đình ( TNXH 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hình 3: Bài 1: Kể về gia đình (TN&XH 1, trang 8-9)

Mục tiêu:

Sau bài học, HS sẽ :

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình

- Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.

Bài học bước đầu góp phần hình thành ở HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu được những việc làm giúp đỡ bố mẹ

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Kể được bản thân, các thành viên, các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình.

- Tinh thần tự giác tham gia công việc nhà phù hợp

- Yêu quý trân trọng thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

Chủ đề: Con ngƣời và sức khỏe

Bài 24: Tự bảo vệ mình ( TNXH 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hình 5: Bài 24 : Tự bảo vệ mình (TNXH 1, trang 104 – 105)

Mục tiêu:

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được cùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được nhưngc hành động chưa an toàn, không an toàn.

- Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.

- Năng lực tự chủ và tự học (Quan sát và chỉ ra được các bộ phận riên tư của bản thân)

- Năng lực giải quyết vấn đề (Ứng phó , xử lí tình huống nguy cơ dẫn đến sự xâm hại.)

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Nói với người lớn khi gặp tin huống nguy hiểm) - Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.

4.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp các phƣơng pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực

4.2.2.1. Mục tiêu

Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm;tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.

4.2.2.2. Nội dung

a. Phƣơng pháp quan sát

* Khái niệm:

Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong TN&XH . Đối tượng quan sát của HS không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học, cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong TN&XH .

* Vai trò của phương pháp quan sát trong phát triển năng lực:

Thực hiện phương pháp quan sát sẽ giúp cho hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và góp phần phát triển năng lực tự học (khi HS được quan sát, tìm tòi kiến thức), năng lực giải quyết vấn đề (khi HS từ quan sát phát hiện vấn đề hoặc từ quan sát thu thập thông tin để giải quyết vấn đề)

* Cách tiến hành: Tôi thường tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 : Lựa chọn đối tượng quan sát.

Bước 2 : Xác định mục đích quan sát.

Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát.

Bước 4 : Xử lý thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận.

Chủ đề: Cộng đồng và địa phƣơng

Bài 12: Vui đón Tết (tiết 2) (TN&XH 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hình 6: Bài 12: Vui đón Tết (TN&XH 1, trang 52-53)

* Cách tiến hành

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

* Cho HS quan sát hình 1,2,3 và 4 trong SGK trang 52, 53 và cho biết:

1. Hãy kể tên các hoạt động có trong các hình trên?

2. Ngoài những hoạt động diễn ra trong ngày Tết ở SGK, em hãy kể tên một số hoạt động ở địa phương em?

- Gọi HS nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và chốt

- GV kết luận: Các hoạt động diễn ra trong ngày Tết cổ truyền là: chúc Tết mọi người, chơi các trò chơi dân gian như: ném còn, xin chữ, đánh đu,...

- HS quan sát và trao đổi - HS trình bày:

1. Hình 1: Con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ, mọi người trong gia đình

Hình 2,3,4: Chơi các trò chơi dân gian: ném còn, xin chữ, đánh đu...

2. Những hoạt động ở địa phương em: - Bắn pháo bông, gói bánh chưng,... - HS nhận xét và bổ sung

b. Phƣơng pháp thảo luận nhóm.

* Khái niệm:

Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung.

* Vai tròcủa thảo luận nhóm trong phát triển năng lực cho HS:

Đây là phương pháp quan trọng giúp hình thành và phát triển năng lực cho HS vì hoạt động nhóm giúp tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, trong đó HS được tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến của bản thân để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

* Cách tiến hành:

Tôi thường tổ chức thảo luận nhóm theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu chủ đề, chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc.

Bước 2: Các nhóm thảo luận.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Tổng kết.

* Ví dụ minh họa: Ví dụ: Chủ đề:Trƣờng học

Bài 6: Lớp học của em (tiết 3) (TN&XH 1 – Kết nối tri thức và cuộc sống)

*Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động: Khám phá

* Cho HS quan sát hình 1,2,3,4 và 5 trong SGK trang 24,25 thảo luận nhóm đôi (5 phút) và cho biết:

1. Kể hoạt động của các bạn ở từng hình?

- Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét và chốt

- GV kết luận: Ngoài giờ học có rất nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như: trang trí lớp học, chơi trò chơi, múa hát, ăn trưa ở lớp,...

-HS quan sát và trao đổi - Đại diện các nhóm trả lời:

1,2.Hình 1: Các bạn cùng trang trí lớp học (hăng hái,khéo léo)

Hình 2: Chơi trò chơi oẳn tù tì ( vui vẻ, hòa đồng)

Hình 3: Tập múa hát trong giờ giải lao ( tích cực, hăng say)

Hình 4: Ăn bữa trưa ở lớp ( ngăn ngắn) Hình 5: Cô giáo buộc tóc cho các bạn nữ sau giờ ngủ trưa.( yêu thương học sinh) - Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung

c. Phƣơng pháp trò chơi học tập.

* Khái niệm:

Trò chơi học tập là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

* Vai trò của trò chơi học tập trong phát triển năng lực:

- Kích thích hứng thú, nhu cầu tham gia các hoạt động học tập.

- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phát huy tính tự lập, sáng tạo, nhanh trí, tinh thần tập thể.

- Phát triển trí tuệ cho HS. Tập dượt các kĩ năng xã hội để các em có thể hòa nhập vào cuộc sông hằng ngày.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị:

- Thiết kế trò chơi: Cần xác định: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng thua,....

- Chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi.

- Dự kiến khả năng thực hiện của HS, thời gian, trọng tài,...

Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi.

Bước 3: Tổng kết, đánh giá.

* Ví dụ minh họa:

Chủ đề:Gia đình

Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà (tiết 1) (TN&XH 1 – Kết nối tri thức và cuộc sống

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động: Khám phá

*Cho HS quan sát hình trong SGK trang 18

- GV tổ chức trò chơi: Ai tinh mắt nhất - GV nêu luật chơi: Trong hình có những đồ dùng sắc nhọn trong nhà có thể gây nguy hiểm. Nhiệm vụ của các em, trong thời gian 5 giây, các em hãy tìm cho cô những đồ dùng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm. Bạn nào nhanh mắt nhất sẽ nhận được phần thưởng từ cô.

- GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét và tuyên dương

- GV chốt: Trong gia đình những đồ dùng sắc nhọn dễ gây nguy hiểm như: dao, kéo,... - HS quan sát hình - HS lắng nghe - HS chơi d. Phƣơng pháp đóng vai * Khái niệm

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề trong một tình huống qua một vai diễn xuất.

* Vai trò của phương pháp đóng vai trong phát triển năng lực:

- HS được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử. - Gây hứng thú và chú ý cho HS.

- Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của HS.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực.

* Cách tiến hành: Tôi thường tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị: Lựa chọn tình huống: xác định các nhân vật;... Bước 2: Tổ chức cho HS đóng vai:

- Chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm, trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm lên đóng vai.

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- Cả lớp thảo luận, nhận xét về các vai diễn. - GV nhận xét, đánh giá chung.

* Ví dụ minh họa:

Chủ đề: Sức khỏe và con ngƣời Bài 24: Tự bảo vệ mình

Hoạt động của giáo viên Hoạt độn của học sinh Hoạt động: Vận dụng

GV giới thiệu tình huống: Giờ ra về,

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học tìm tòi – khám phá môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)