5. Kết cấu luận văn
1.4.3. Xử lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, nhất là đối với khoản nợ quá hạn ngân hàng tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.
Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác từ khách hàng, phân tích nguyên nhân của sự thiếu hụt nguồn tiền thanh toán. Nếu do nguyên nhân sản phẩm hàng hóa ứ đọng, chậm tiêu thụ, thì khuyến nghị khách hàng nên, hạ giá bán sản phẩm, phát triển mạng lưới tiêu thụ, có chính sách khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho. Bên cạnh đó, Ngân hàng khuyến nghị khách hàng phải quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới, thực thi chính sách đa dạng hóa sản phẩm để trình nguy cơ phá sản. Nếu
do nguyên nhân công nợ chưa thu được, Ngân hàng sẽ tác động đến đối tác của khách hàng, giúp họ nhanh chóng thu xếp nguồn trả nợ.
Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi. Ngân hàng thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở, nhà xưởng và máy móc thiết bị chuyên dùng. Việc xử lý những tài sản này hết sức khó khăn liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Đối với những khoản vay khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước, của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không có khả năng thu hồi thì ngân hàng tiến hành rà soát hồ sơ gửi sang cơ quan pháp luật xử lý, yêu cầu các cấp có thẩm quyền kê biên, phát mãi các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tài sản thế chấp của nhóm khách hàng này thường là các thiết bị chuyên dùng cũng rất khó tìm kiếm khách hàng tiêu thụ.
Thực tế là hiệu quả thu hồi nợ từ các hồ sơ khởi kiện qua tòa án rất thấp. Sau khi bản án có hiệu lực, người vay không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thực thi kém hiệu quả. Hiện nay, Ngân hàng còn tồn đọng nhiềế tài sản do khách hàng thế chấp chưa xử lý được do các bản án chưa được các bên liên quant hi hành. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng phải đối mặt với những tổn thất vật chất rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những hoạt động tài trợ RRTD cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, gây quỹ cho những chương trình khác để giảm bớt bất trắc và rủi ro, hay để gia tăng những kết quả tích cực.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tổn thất tín dụng, các ngân hàng thương mại cần phải thường xuyên thực hiện tài trợ tổn thất tín dụng bao gồm: - Trích lập dự phòng rủi ro: Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có yêu cầu các ngân hàng thương mại phải định kỳ đánh giá, phân loại chất lượng tín dụng trên cơ sở dự ước tổn thất và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho các tổn thất tín dụng nhằm đảm bao an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại khi xảy ra rủi ro , đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Hoán đổi rủi ro: Đối với một số loại hình rủi ro tín dung đặc thù, một số ngân hàng thương mại có thể áp dụng các chính sách chuyển đẩy, chia sẻ rủi ro thông qua các công cụ phái sinh như: các hợp đồng hoán đổi rủi ro, bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm rủi ro tín dụng.