Phân tích tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1.2 Phân tích tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh

Phân tích nợ quá hạn theo đối tượng

Bảng 10: Phân loại nợ quá hạn theo đối tượng năm 2013, 2014

ĐVT: Triệu đồng

Đối tượng 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ

Cá nhân 34.068 18,86% 37.265 44,46%

Doanh nghiệp 146.534 81,14% 46.558 55,54%

Tổng 180.602 100% 83.823 100%

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )

Từ bảng trên ta nhận thấy một số vấn đề về nợ quá hạn phân theo loại hình của ABBank Hoàng Quốc Việt như sau:

Nợ quá hạn có sự chênh lệch lớn giữa 2 năm 2013 và 2014, nếu như năm 2013, nợ quá hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp là 146 tỷ, chiếm 81% tổng nợ quá hạn thì sang năm 2014, tỷ lệ giữa 2 đối tượng khách hàng đã tương đối cân bằng giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp là 46,558 tỷ tương đương 55,54% tổng nợ quá hạn, khách hàng cá nhân ở mức 44,46%.

Đơn cử như khách hàng doanh nghiệp quá hạn tập trung ở một số khách hàng xây lắp là nhà thầu của Tập đoàn Điện lực hoặc các công ty thành viên như Công ty Kim Tự Tháp là khách hàng của PGD Đội Cấn hiện có nợ nhóm 5 là gần 12 tỷ, bà Phan Thị Tuyết Sương là khách hàng PGD Trần Đăng Ninh đang có nợ nhóm 5 là 9 tỷ…

Phân tích nợ quá hạn theo loại kỳ hạn

Bảng 11: Phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn năm 2013, 2014

VT: Triệu đồng Kỳ hạn 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ Ngắn hạn 138.356 76,62% 46.867 55,92% Trung hạn 15.644 8,66% 10.899 13% Dài hạn 26.057 14,42% 26.057 31,08% Tổng 180.602 100% 83.823 100%

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )

Đối với phân loại theo kỳ hạn, Nợ quá hạn có sự thay đổi rõ rệt trong 2 năm 2013, 2014, chủ yếu tập trung ở nợ ngắn hạn. Nếu như năm 2013, nợ ngắn hạn quá hạn chiếm tới 76,62% tổng nợ quá hạn tương đương 138 tỷ thì sang đến năm 2014, về trọng số giảm khoảng 20% tức là còn chiếm 56% tương đương 46,867 tỷ tổng nợ quá hạn nhưng về thực chất đã thu hồi được tới 90 tỷ. Đơn cử như trường hợp này là các công ty như Mỹ nghệ Việt Nhật có nợ nhóm 3 khoảng 2 tỷ, Công ty cơ điện Hà Nội có nợ nhóm 3 khoảng 7 tỷ…. Phần trung hạn cũng giảm khoảng gần 5 tỷ từ năm 2013 sang năm 2014, năm 2013 là 15,6 tỷ và 2014 là 10,8 tỷ, nhóm này có công ty Phú Cường Anh với dư nợ quá hạn 7 tỷ... Phần dài hạn không có sự thay đổi trong 2 năm, phần này tương đương 26,057 tỷ chiếm 31% năm 2014 và 14% năm 2013, điển hình là Công ty Cáp điện Thiên Phú 12 tỷ...

Phân tích nợ quá hạn theo loại tài sản đảm bảo

Bảng 12: Phân loại nợ quá hạn theo TSĐB năm 2013, 2014

ĐVT: Triệu đồng

Loại hình 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ

Có TSĐB 176.610 97,78% 81.997 97,82%

Không có TSĐB 3.992 2,32% 1.826 2,18%

Tổng 180.602 100% 83.823 100%

Nợ quá hạn chủ yếu được đảm bảo bằng tài sản, năm 2014 phần nợ có tài sản đảm bảo là 81,996 tỷ tương đương 97,82%, phần tín chấp chỉ chiếm 2,18% còn lại. Tương tự là tình hình của năm 2013, phần nợ không có TSĐB chiếm ở tỷ lệ tương đương là 2,32% ứng với 3,9 tỷ. Phần tín chấp này chủ yếu tập trung ở phần thẻ tín dụng vì đa phần khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng đều dựa chủ yếu trên bảng lương của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)