Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 88 - 93)

5. Kết cấu luận văn

2.3.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, nguồn vốn tự có thấp do đó vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng.

Công ty CP thép Cymco là một trong những công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối lớn. Mặc dù vốn chủ sở hữu thấp tuy nhiên công ty có quan hệ tín dụng với 5-7 ngân hàng trong khi năng lực quản lý, điều hành yếu kém dẫn đến thua lỗ trong 2 năm gần đây.

 Giá cả thị trường có nhiều biến động bất thường ảnh huởng trực tiếp đến việc kinh doanh của khách hàng.

Mưa nhiều vào đầu tháng 1 năm 2010 dẫn đến rụng bông điều, làm cho thị trường cung cấp nguyên vật liệu biến động, giá hạt điều tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm cho “giá vốn hàng bán tăng lên”, công ty TNHH hạt điều Thiên Thuận Linh đã cân nhắc để giảm thiểu chi phí sản xuất, nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm, công ty đã không thực hiện được “kế hoạch trả nợ” như mong muốn.

Các hộ kinh doanh cá thể trên dọc quốc lộ 32 phải chịu chi phí thuê mặt bằng khá cao, vì chủ mặt bằng bất ngờ tăng giá cho thuê với lý do “xăng dầu, thức ăn tăng, giá nhà thuê cũng tăng”. Tháng 12 năm 2010 chủ cửa hàng kinh doanh điện tử An Phát không trả được nợ đã bỏ trốn, việc giải chấp tài sản đảm bảo thực hiện vào năm 2011 nên đã nâng cao mức nợ quá hạn lên.  Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ

xin vay vốn.

Một số khách hàng đăng ký xin vay vốn với mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại sử dụng nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng phục vụ cho mục đích khác như hoạt động chi tiêu, mua sắm…sẽ tạo ra rủi ro lớn, do phương án vay không tạo ra lợi nhuận để thanh toán các khoản vốn và lãi đến hạn phải trả, làm phát sinh rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

 Điển hình là khách hàng Bùi Đình Hoàng đăng ký mục đích vay vốn là kinh doanh tạp hóa và kinh doanh sắt thép để được ngân hàng giải ngân 1 tỷ đồng nhưng lại sử dụng vốn vay vào mục đích tiêu dùng, sửa nhà. Việc sử dụng vốn sai mục đích không tạo ra lợi nhuận, nên không đủ khả năng trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng.

 Khách hàng gian lận, lừa đảo, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng.

Ngày nay, bên cạnh những khách hàng có uy tín vay tốt, luôn có những khách hàng có uy tín không tốt. Để đạt được mục đích vay được vốn, các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều hình thức gian lận, lừa đảo như: tạo bảng lương cao hơn bình thường, điều chỉnh các sổ sách thu chi nhằm gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh sổ sách kế toán, báo cáo tài

chính nhằm làm hoàn thiện hình ảnh về năng lực tài chính trong mắt cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, một số khách hàng còn tạo uy tín bằng việc xây dựng các khoản vay nhỏ, trả đều gốc và lãi rồi sau đó vay các khoản lớn hơn và có nhiều dấu hiệu thiếu thiện chí trả nợ về sau.

2.3.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chất lượng thông tin trong phân tích tín dụng còn kém

Vấn đề thông tin bất cập ảnh hưởng đến cả hai phía: khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là phía phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn khi nguồn vốn vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thông tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, từ báo cáo tài chính của khách hàng, các nguồn thông tin không chính thức và Intrenet. Các nguồn thông tin trên không được đảm bảo chính xác và chưa có cơ sở tin cậy. Trên thực tế, các thông tin về khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, tài sản đảm bảo cũng rất khó khăn để tìm kiếm. Chất lượng thông tin kém đã gây không ít khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng và dự

án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng thể hiện ở các mặt sau:

- Trong vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính thì số liệu kiểm toán còn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo tài chính do khách hàng lập là không cao nên việc sử dụng báo cáo tài chính để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là không chính xác, dẫn đến những chọn lựa ngược gây ra rủi ro cho ngân hàng. Về phía CN Hoàng Quốc Việt, nếu nhất thiết yêu cầu khách hàng phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì mới cho vay thì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.

- Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo quy trình tín dụng của Ngân hàng An Bình thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được năng lực quản trị của giám đốc doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể. Với nguồn thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực tế cho thấy năng lực này không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở nhiều yếu tố khác.

- Ngoài ra, Ngân hàng An Bình - CN Hoàng Quốc Việt cũng chưa chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thông tin nhất là trong môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay. Chính vì thế, trong việc thẩm định, đánh giá dự án vay trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, xã hội, cán bộ chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược về tính khả thi của dự án, thậm chí những thông tin được sử dụng khi đánh giá đã lạc hậu và sai lệch, không có giá trị trong công tác

Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:

Trên thực tế, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định phương án vay vốn sản xuất đến khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý giá trị và khả năng xử lý

tài sản đảm bảo khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án phương án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về các phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bô tín dụng không phải lúc nào cũng có thể am hiểu hết được.

Công tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Mặc dù Ngân hàng An Bình đã ban hành hàng loạt các quy trình, quy định về việc kiểm tra, giám sát vốn vay của khách hàng nhưng công tác giám sát chưa được hiệu quả thể hiện qua những yếu tố:

- Sự sao lãng của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra vốn vay. Theo quy định tại Ngân hàng An Bình thì trong vòng 5 ngày sau khi giải ngân bằng tiền mặt, 10 ngày đối với hình thức chuyển khoản phải kiểm tra vốn vay nhưng trên thực tế cán bộ tại chi nhánh không thực hiện đúng thời gian quy định này mà rất chủ quan, tin tưởng vào uy tín của khách hàng, không kiểm tra tình hình thực tế cũng như các mục đích sử dụng vốn nên không giám sát được khách hàng.

- Việc kiểm tra sau khi giải ngân của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào ý thức và trách nhiệm của khách hàng trong việc tiếp tục tuân thủ các điều kiện tín dụng. Khách hàng có hành vi cố ý sử dụng vốn không đúng mục đích, điều này rất khó khăn cho cán bộ trong việc kiểm tra vốn vay.

Hệ thống các giải pháp, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh mới chỉ là tự tài trợ là chính, chưa sử sụng nhiều các biện pháp nhằm chuyển giao rủi ro như: Mua bảo hiểm, mua bán nợ, sử dụng các nghiệp vụ phái sinh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng An Bình - CN Hoàng Quốc Việt cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng. Ngoài các ngân hàng thương mại quốc

doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh còn có rất nhiều quỹ tín dụng, các tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động tín dụng làm cho thị phần khách hàng ngày càng thu nhỏ, nếu quy trình tín dụng quá chặt chẽ, mất thời gian sẽ mất đi nhiều khách hàng tiềm năng nhưng ngược lại sẽ gây ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Qua đó, đưa ra các đánh giá, nhận xét về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng nhằm phát triển tín dụng theo hướng an toàn và hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH - CN HOÀNG

QUỐC VIỆT

3.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)