Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 85)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

dụng.

Trong những năm qua nhờ sự cố gắng của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng đã đạt được kết quả như sau:

+ Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỉ lệ nợ xấu dưới mức 2%. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ, gia hạn và giãn nợ theo đúng quy định. Xác định chính xác nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Công tác xử lý nợ xấu hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của chi nhánh.

+ Song song với việc tăng cường dư nợ tín dụng tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng rất quan tâm tới công tác xử lý nợ tồn đọng, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Chi nhánh đã ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro

+ Chi nhánh đã thường xuyên kiểm soát gia tăng tín dụng trên cơ sở cân đối nguồn vốn gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình tín dụng ở từng khâu. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ.

+ Chi nhánh đã nâng cao chất lượng báo cáo tín dụng, đảm bảo báo cáo trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, phục vụ cho công tác phòng ngừa và hạn chế tín dụng tại chi nhánh. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền và phán quyết tín dụng.

2.3.3. Những tồn tại trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn những hạn chế sau:

- Chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm

khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề.

- Hệ thống thông tin của chi nhánh Hoàng Quốc Việt còn chưa cập nhật, thiếu sự trao đổi thông tin với các ngân hàng, trao đổi với các chi nhánh thuộc cùng hệ thống. Chi nhánh vẫn chưa có phòng thông tin nên chưa thể cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình của khách hàng.

-Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) hầu như mới chỉ cung cấp được các số liệu về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Thông tin của ngân hàng nhiều khi phải lấy từ những nguồn không chính thống.

-Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, chỉ phân loại khách hàng ra: khách hàng loại A, B, C. Việc đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên phương pháp tài chính, ngân hàng chưa quan tâm đến việc xác định vòng đời của dự án, tình hình biến động của thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ.... Điều này đã ảnh hưởng đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vốn vay không phù hợp.

- Mất cân đối giữa kỳ huy động và kỳ cho vay, sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ vốn dài hạn. Doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng.

- Chi nhánh chưa tạo ra các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Danh mục cho vay của ngân hàng chưa đa dạng. Việc quản trị danh mục cho vay chưa đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro, đồng thời, cũng cần chỉ ra được tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô, để rủi ro là thấp nhất.

- Công tác marketing trong hoạt động tín dụng còn chưa được chú trọng đúng mức. Ngân hàng chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm đến tận tay khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng chưa thật chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

- Việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, chưa kết hợp làm việc với cơ quan chức năng để thu hồi nợ được nhanh chóng. Đặc biệt, trong trường hợp khách hàng không có thiện chí giao tài sản, không kí vào biên bản bán tài sản.

2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Do hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập, hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp luật như: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng: hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp luật như: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, các thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn chồng chéo, rườm rà, đôi chỗ chưa đầy đủ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Ví dụ: Sau khi Chính phủ có đề án Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng thì NHNN mới trình lên Chính phủ 2đề án: Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (giai đoạn 2011-2015) và đề án Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đi kèm với 2 đề án đó là rất nhiều các thông tư hướng dẫn, quy định về tín dụng, bảo lãnh cũng như về thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, có những dự án đã triển khai từ vài năm trước đây, phù hợp với những quy định cũ nhưng khi quy định khác mới ra, lại gây khó khăn, cản trở cho những dự án này.

Công ty Bmec mở LC trả chậm 180 ngày từ tháng 02/2015, trị giá 2 triệu USD nhập khẩu thiết bị từ Châu Âu, mặc dù công ty đã tính toán việc trượt tỷ lên đến +/-2%, tuy nhiên thời gian vừa qua chính sách điều chỉnh tỷ giá của NHNN đã làm ảnh hưởng đến thanh toán LC dẫn đến việc công ty bị thiệt hại tương đối lớn.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính, vì vậy cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã tác động tới Việt Nam khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro hơn.

Thị trường chứng khoán, thị trường các sản phẩm phái sinh ở nước ta còn non trẻ, chưa thực sự phát triển. Do đó, việc sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp ở nước ta đang trong giai đoạn được sắp xếp, củng cố lại nên còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu hết mới thành lập nên

thông tin về quá khứ hoạt động chưa có. Chưa có tổ chức nào nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng, nguồn tiếp cận thông tin doanh nghiệp của ngân hàng còn hạn chế khiến cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn khi đánh giá, xếp hạng khách hàng để ra quyết định cho vay.

2.3.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, nguồn vốn tự có thấp do đó vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng.

Công ty CP thép Cymco là một trong những công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối lớn. Mặc dù vốn chủ sở hữu thấp tuy nhiên công ty có quan hệ tín dụng với 5-7 ngân hàng trong khi năng lực quản lý, điều hành yếu kém dẫn đến thua lỗ trong 2 năm gần đây.

 Giá cả thị trường có nhiều biến động bất thường ảnh huởng trực tiếp đến việc kinh doanh của khách hàng.

Mưa nhiều vào đầu tháng 1 năm 2010 dẫn đến rụng bông điều, làm cho thị trường cung cấp nguyên vật liệu biến động, giá hạt điều tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm cho “giá vốn hàng bán tăng lên”, công ty TNHH hạt điều Thiên Thuận Linh đã cân nhắc để giảm thiểu chi phí sản xuất, nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm, công ty đã không thực hiện được “kế hoạch trả nợ” như mong muốn.

Các hộ kinh doanh cá thể trên dọc quốc lộ 32 phải chịu chi phí thuê mặt bằng khá cao, vì chủ mặt bằng bất ngờ tăng giá cho thuê với lý do “xăng dầu, thức ăn tăng, giá nhà thuê cũng tăng”. Tháng 12 năm 2010 chủ cửa hàng kinh doanh điện tử An Phát không trả được nợ đã bỏ trốn, việc giải chấp tài sản đảm bảo thực hiện vào năm 2011 nên đã nâng cao mức nợ quá hạn lên.  Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ

xin vay vốn.

Một số khách hàng đăng ký xin vay vốn với mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại sử dụng nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng phục vụ cho mục đích khác như hoạt động chi tiêu, mua sắm…sẽ tạo ra rủi ro lớn, do phương án vay không tạo ra lợi nhuận để thanh toán các khoản vốn và lãi đến hạn phải trả, làm phát sinh rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

 Điển hình là khách hàng Bùi Đình Hoàng đăng ký mục đích vay vốn là kinh doanh tạp hóa và kinh doanh sắt thép để được ngân hàng giải ngân 1 tỷ đồng nhưng lại sử dụng vốn vay vào mục đích tiêu dùng, sửa nhà. Việc sử dụng vốn sai mục đích không tạo ra lợi nhuận, nên không đủ khả năng trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng.

 Khách hàng gian lận, lừa đảo, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng.

Ngày nay, bên cạnh những khách hàng có uy tín vay tốt, luôn có những khách hàng có uy tín không tốt. Để đạt được mục đích vay được vốn, các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều hình thức gian lận, lừa đảo như: tạo bảng lương cao hơn bình thường, điều chỉnh các sổ sách thu chi nhằm gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh sổ sách kế toán, báo cáo tài

chính nhằm làm hoàn thiện hình ảnh về năng lực tài chính trong mắt cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, một số khách hàng còn tạo uy tín bằng việc xây dựng các khoản vay nhỏ, trả đều gốc và lãi rồi sau đó vay các khoản lớn hơn và có nhiều dấu hiệu thiếu thiện chí trả nợ về sau.

2.3.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chất lượng thông tin trong phân tích tín dụng còn kém

Vấn đề thông tin bất cập ảnh hưởng đến cả hai phía: khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là phía phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn khi nguồn vốn vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thông tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, từ báo cáo tài chính của khách hàng, các nguồn thông tin không chính thức và Intrenet. Các nguồn thông tin trên không được đảm bảo chính xác và chưa có cơ sở tin cậy. Trên thực tế, các thông tin về khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, tài sản đảm bảo cũng rất khó khăn để tìm kiếm. Chất lượng thông tin kém đã gây không ít khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng và dự

án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng thể hiện ở các mặt sau:

- Trong vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính thì số liệu kiểm toán còn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo tài chính do khách hàng lập là không cao nên việc sử dụng báo cáo tài chính để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là không chính xác, dẫn đến những chọn lựa ngược gây ra rủi ro cho ngân hàng. Về phía CN Hoàng Quốc Việt, nếu nhất thiết yêu cầu khách hàng phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì mới cho vay thì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.

- Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo quy trình tín dụng của Ngân hàng An Bình thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được năng lực quản trị của giám đốc doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể. Với nguồn thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực tế cho thấy năng lực này không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở nhiều yếu tố khác.

- Ngoài ra, Ngân hàng An Bình - CN Hoàng Quốc Việt cũng chưa chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thông tin nhất là trong môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay. Chính vì thế, trong việc thẩm định, đánh giá dự án vay trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, xã hội, cán bộ chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược về tính khả thi của dự án, thậm chí những thông tin được sử dụng khi đánh giá đã lạc hậu và sai lệch, không có giá trị trong công tác

Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:

Trên thực tế, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định phương án vay vốn sản xuất đến khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý giá trị và khả năng xử lý

tài sản đảm bảo khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án phương án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về các phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bô tín dụng không phải lúc nào cũng có thể am hiểu hết được.

Công tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Mặc dù Ngân hàng An Bình đã ban hành hàng loạt các quy trình, quy định về

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)