5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Đối với Ban Điều hành, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP An Bình là đầu não, chỉ đạo và quản lý hoạt động của các chi nhánh, trong đó có CN Hoàng Quốc Việt. Chính vì vậy sự hỗ trợ, tư vấn của NHNN Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt hoạt động hiệu quả, góp phần làm vững mạnh cả hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình trên toàn quốc.
Ngân hàng TMCP An Bình nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống ngân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủi ro tín dụng càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng. Muốn thế ngân hàng cần phải:
- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.
- Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp giữa các ngân hàng. Có thể bằng hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.
- Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng khách hàng để từ đó có sự chọn lựa giao dịch với các khách hàng có uy tín, hoạt động có hiệu quả nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro ngay từ ban đầu.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản An Bình. Mặc dù trong năm vừa qua, phòng tín dụng tại ngân hàng An Bình – CN Hoàng Quốc Việt đã thành lập một tổ thu nợ riêng nhưng trong quá trình thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng thì cần có sự hỗ trợ thêm của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng TMCP An Bình. Công ty này có chức năng tiếp nhận, quản lý những khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay do ngân hàng An Bình giao để khai thác, xử lý và thu hồi vốn nhanh nhất. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều khoản nợ xấu có giá trị lớn tại chi nhánh ngân hàng An Bình nhưng vẫn chưa có một biện pháp giải quyết cụ thể nào từ phía công ty.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của các lãnh đạo cấp trên đối với chi nhánh. Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, các lãnh đạo cấp trên phải trực tiếp xuống chi nhánh kiểm tra mọi tình hình hoạt động, tránh tình trạng chỉ xem xét qua các báo cáo định kỳ hay kiểm tra chỉ mang tính hình thức, thủ tục.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
NHNN đóng vai trò là cơ quan điều hành, quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư
vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sỏ bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại.
NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các định chế về các công cụ bảo hiểm tín dụng để các ngân hàng thương mại có thể áp dụng một cách chuẩn xác, kịp thời như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn tín dụng và các công cụ phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.3.3.2. Tăng cường thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng
Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng.. .để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả một hệ thống.
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng
Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tín tín dụng (CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin ngày càng cao thì rủi ro trong kinh doanh của tổ chức tín dụng ngày càng giảm. Thông tin tín dụng phải đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị hệ thống. Cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC
am hiểu về công nghệ, khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp.
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Ngân hàng nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và quy định dần các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
3.3.3.4. Phối hợp với Bộ Tài Chính hoàn thiện và ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, phát triển và thống nhất công thức giám sát khách hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như: quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai.
3.3.3.5. Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng để làm tiêu chuẩn cho kết quả phân tích đánh giá khách hàng được đúng đắn, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do đó, kiến nghị NHNN và các cơ quan phối hợp xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ những vấn đề còn tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt đã được phân tích ở chương 2, chương 3 của luận văn đưa ra 1 số giải pháp đối với chi nhánh nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đưa ra các kiến nghị với Ban Điều hành, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP An Bình cũng như Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt nhằm mục đích hoàn thiện môi trường, bộ máy, quy trình để Ngân hàng TMCP An Bình nói chung cũng như CN Hoàng Quốc Việt nói riêng thành công hơn trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên nó lại là 1 nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro luôn là nhiệm vụ hàng đầu đối với Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt nói riêng và các NHTM nói chung. Từ kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận và qua khảo nghiệm thực tế tại đơn vị đang công tác, luận văn với đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt” đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng qua các năm tại Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng; nêu lên những mặt đã đạt được, đồng thời đưa ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.
- Nêu ra các giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đóng góp 1 số kiến nghị với Ban Điều hành, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP An Bình cũng như Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt để tăng cường, đẩy mạnh hiệu quả cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng TMCP An Bình - CN Hoàng Quốc Việt nói riêng và các NHTM nói chung.
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Begg (2007), Kinh Tế Học, NXB Thống kê
2. Frederic. S.Mishkin (1994), Tiền tệ Ngân Hàng Và Thị Trường Tài Chính,
NXB Khoa Học Kỹ Thuật
3. Michael E.Gordon (2008), Triết lý Doanh nghiệp, NXB Lao động Xã Hội
4. N. Gregory Mankiw (1996),Kinh tế Vĩ Mô, NXB Thống Kê
5. Peter S.Rose (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính
6. Robert S.Pindick, Daniel L.Robinfeld (1999), Kinh Tế Học Vĩ Mô, NXB Thống kê
7. Wiliam D.Bygrave & Andrew Zacharakis (2008), Đầu Tư Tự Doanh, NXB Tổng hợp TP.HCM
8. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2004), Giáo trình lý thuyết Tài
Chính- Tiền tệ, NXB Thống Kê
9. Hoàng Kim (2006), Tiền tệ và Ngân Hàng, NXB Chính Trị Quốc Gia
10. Lê Văn Tư (2001), Tiền tệ, Ngân Hàng, Thị trường Tài Chính, NXB Thống kê
11. Lê Vinh Danh (2006), Tiền tệ hoạt động ngân hàng, NXB Chính Trị Quốc Gia
12. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê
13. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê
14. Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại,
NXB Tài Chính
15. Nguyễn Thị Mùi (2005), Quản lý kinh doanh tiền tệ, NXB Tài chính
16. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản Trị Rủi Ro Tài Chính, NXB Thống Kê
17. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn Tài chính- Tiền tệ,
NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM
18. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống Kê
19. Vũ Công Tuấn (2005), Thẩm định Dự án Đầu tư, NXB Thành phố
20. Các tài liệu liên quan khác.
21. Luật các tổ chức tín dụng - 2010
22. Các văn bản NHNN và Ngân hàng TMCP An Bình.
23. Câm nang tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình
24. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình năm 2012
110
PHỤ LỤC
1. Báo cáo Tài chính Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt năm 2014.
2. Báo cáo Danh mục Tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt tháng 12.2014.
3. Quyết định số 100-3/QĐ-HĐQT.14 về việc Chính sách Quản lý rủi ro tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP An Bình ban hành ngày 01/06/2014.