5. Kết cấu luận văn
2.2.2.2 Phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh
Phân tích nợ xấu theo đối tượng
Bảng 14: Phân loại nợ xấu theo đối tượng năm 2013, 2014
ĐVT: Triệu đồng
Đối tượng 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ
Cá nhân 5.273 4,06% 6.438 19,8%
Doanh nghiệp 124.427 95,94% 26.117 80,2%
Tổng 129.700 100% 32.555 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )
Từ bảng trên ta nhận thấy một số vấn đề về nợ xấu phân theo loại hình của ABBank Hoàng Quốc Việt như sau:
Nếu ở năm 2013, Nợ xấu tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp tương ứng với 124 tỷ, chiếm xấp xỉ 96% tổng nợ xấu thì sang năm 2014, chênh lệch tỷ lệ giữa 2 đối tượng khách hàng đã giảm đi đáng kể, khách hàng doanh nghiệp là 26 tỷ tương đương 80,2% tổng nợ xấu, khách hàng cá nhân ở mức 19,8% tương đương với 6,4 tỷ.
Phân tích nợ xấu theo loại kỳ hạn
Bảng 15: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn năm 2013, 2014
VT: Triệu đồng Kỳ hạn 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ Ngắn hạn 118.342 91,24% 30.124 92,5% Trung hạn 3.527 2,72% 1.443 4,42% Dài hạn 7.831 6,04% 0.988 3,03% Tổng 129.700 100% 32.555 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )
Đối với phân loại theo kỳ hạn,Nợ xấu có không sự thay đổi lớn nào trong 2 năm 2013, 2014, chủ yếu tập trung ở nợ ngắn hạn. Nếu như năm 2013, nợ xấu ngắn chiếm tới 91% tổng nợ xấu tương đương 118 tỷ thì sang đến năm 2014, con số cũng không thay đổi nhiều lắm khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 92,5% tương đương 30 tỷ . Phần trung hạn cũng tăng lên về tỷ trọng từ 2,72% lên 4,42% mặc dù về con số là giảm đi gần 2 tỷ từ năm 2013 sang năm 2014. Phần dài hạn giảm cả về tỷ trọng và giá trị giữa 2 năm 2013 và 2014.
Phân tích nợ xấu theo loại Tài sản đảm bảo
Bảng 16: Phân loại xấu theo TSĐB năm 2013, 2014
ĐVT: Triệu đồng
Loại hình 31/12/2013 Tỷ lệ 31/12/2014 Tỷ lệ
Có TSĐB 125.708 96,9% 31.022 95,3%
Không có TSĐB 3.992 3,1% 1.533 4,7%
Tổng 129.700 100% 32.555 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )
Nợ xấu chủ yếu được đảm bảo bằng tài sản, năm 2014 phần nợ có tài sản đảm bảo là 31 tỷ tương đương 95,3%, phần tín chấp chỉ chiếm 4,7% còn lại. Tương tự là tình hình của năm 2013, phần nợ không có TSĐB chiếm ở tỷ lệ tương đương là 3,1% ứng với 3,9 tỷ. Phần tín chấp này chủ yếu tập trung ở phần thẻ tín dụng vì
đa phần khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng đều dựa chủ yếu trên bảng lương của khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay, xem như đây là một giải pháp an toàn khi cho vay. Tài sản đảm bảo là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, Ngân hàng An Bình - CN Hoàng Quốc Việt thực hiện việc đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ định giá lại giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngoài ra, trong quá trình quyết định cấp tín dụng thì Ngân hàng An Bình - CN Hoàng Quốc Việt cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ.
Bảng 17: Tỷ lệ giá trị TSĐB so với nợ xấu
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ xấu 129.700 32.555
Giá trị TSĐB 245.498 73.209
Tỷ lệ 1,89 2,25
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hoàng Quốc Việt 2013 - 2014 )
Theo bảng trên, ta nhận số nợ xấu năm 2014 đã được chi nhánh Hoàng Quốc Việt xử lý đáng kể so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ Nợ xấu/TSĐB lại tăng từ 1.89 lên 2.25. Điều này được lý giải là bởi năm 2014, chi nhánh đã xử lý được một số lượng tài sản tương đối lớn nên đã thu được một số món nợ khó đòi.
Tổng kết:
Nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh hiện tại ở tỷ lệ thấp chủ yếu tập trung ở màng khách hàng cá nhân và đa phần ở mảng thẻ tín dụng. Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, do nợ trung, dài hạn của chi nhánh là tương đối lớn, thời hạn vay từ 3 – 5 năm nên tại thời điểm này, chưa đánh giá được chính xác mức độ rủi ro từ các khoản vay trung, dài hạn này.