5. Kết cấu luận văn
3.2.5. Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cán bộ
Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của các cán bộ làm công tác tín dụng. Chi nhánh nên áp dụng chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền lương. Do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng, tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Những cán bộ tín dụng vi phạm quy chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn nhà nước phải xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với cán bộ thoái hóa, biến chất. Những cán bộ tín dụng có đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng tiếp thị kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng thì có chế độ khen thưởng như tăng lương trước hạn...Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho cán bộ tín dụng để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.
Cán bộ tín dụng cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau: + Phải được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính tính toán thẩm định dự án.
+ Có phẩm chất đạo đức: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng.
+ Hiểu biết về xã hội và có kỹ năng giao tiếp tốt: giúp khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với kỹ năng giao tiếp tốt, cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.