Nâng cao chất lượng thẩm định về phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định về phương án kinh doanh

Đây là giải pháp cấp thiết và quan trọng nhất trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những chỉ ABBank Hoàng Quốc Việt nói riêng mà còn của các ngân hàng thương mại nói chung.

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại ngày càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của phương án đó. Mục đích của thẩm định là lượng hóa những rủi ro có thể xảy ra và khả năng kiểm soát những rủi ro của ngân hàng. Trên cơ sở đó, dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Thẩm định tín dụng mục đích là để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh nên quan tâm hàng đầu tới việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định. Việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định của chi nhánh.

Các dự án được đưa đến chi nhánh có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Việc phân công công tác phải gắn chặt với trách

nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày càng được nâng cao. Chi nhánh nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; thực hiện chuyên môn hóa trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cần được chuyên môn hóa theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án.

Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, chi nhánh cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu nhập các thông tin từ bên ngoài. Nhất là các thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề dự án, phương án cần thẩm định

Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, trong khi công tác thẩm định của chi nhánh chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng là việc làm cần khắc phục.

Nội dung thẩm định không chỉ liên quan đến những chỉ tiêu, chỉ số của phần tài chính mà phải xét thêm cả những chỉ tiêu liên quan đến phi tài chính như: Các chỉ tiêu liên quan đến trình độ quản lý và môi trường nội bộ (Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN, Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD. Đánh giá dựa trên các tiêu chí: Tinh năng động, Khả năng thu hút, sử dụng nhân tài, Năng lực điều hành quản lý công ty, Vai trò/ dấu ấn đối với sự phát triển của công ty, Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan (không bao gồm Ngân hàng), Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD…), các nhân tố ảnh hưởng đến ngành (Triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá, Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành / lĩnh vực kinh doanh) của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của CBTD, Tính ổn định của yếu tố đầu vào ảnh hưởng chính đến ngành của DN, Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước, Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong ngành do tác động của các yếu tố tự nhiên), các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp yếu tố đầu vào, Số năm hoạt động của DN trong ngành (tính từ thời điểm có sản phẩm ra thị trường), Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (Phạm vi tiêu thụ sản phẩm), Ảnh hưởng của tình hình chính trị và chính sách của các nước -

thị trường xuất khẩu chính đối với sản phẩm của doanh nghiệp, Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, Khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…), khả năng trả nợ của khách hàng (Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn. Công thức tính: (Thu nhập thuần sau thuế dự kiến + Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới)/ Vốn vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản dài hạn đến hạn trả dự kiến trong năm tới ), Hiệu quả phương án kinh doanh theo đánh giá của cán bộ CBTD, Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD)

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thâm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Công tác đào tạo của chi nhánh cần tập trung vào một số vấn đề như sau: Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho cán bộ tín dụng nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng.

Đối với các dự án mà ngân hàng tài trợ bằng các nguồn vốn trung và dài hạn thì yêu cầu cán bộ tín dụng của ngân hàng cần thẩm định một cách kỹ càng thêm trên các mặt sau:

 Về thị trường của sản phẩm: khả năng tiêu thụ của sản phẩm, giá cả mẫu mã, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng… Xem xét khả năng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh.

 Về kỹ thuật: cần xem dự án có phù hợp với quy mô của doanh nghiệp không. Các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh có phù hợp không, từ đó mà doanh nghiệp lựa chọn công nghệ cho phù hợp.

 Về địa điểm xây dựng dự án: dự án phải gần nơi cung cấp nguyên vật liệu, tiện đường giao thông, gần nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu, đánh giá dự án có gây ô nhiễm môi trường xung quanh không.

 Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần thẩm định dự án về phương diện tài chính thông qua các chỉ tiêu liên quan đến dự án. Ngân hàng nên áp dụng các phương pháp hiện tại như giá trị hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn… từ đó phân tích độ nhạy cảm của dự án trước những biến động của thị trường.

Việc thẩm định tài chính của dự án trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng, trình độ thẩm định thì ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định hoặc một cơ quan nào đó. Như vậy, ngân hàng có thể hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)