Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (Trang 25 - 28)

Trong bài viết “STG của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị”, tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) đã mô tả thực trạng người dân thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác đồng thời còn bổ sung các bình diện khác của STG, đó là các hoạt động gián tiếp, như đóng phí vệ sinh, kiểm tra/giám sát, tuyên truyền, vận động và đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu cho rằng các nhóm xã hội khác nhau có mức độ tham gia khác nhau trong quá trình trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải tại khu dân cư. STG của người dân trong quá trình xây dựng các quy định và chính sách quản lý rác thải trải dài trong một phổ, từ mức độ thấp nhất là tuân thủ các quy tắc được nhóm chính quyền đưa ra đến mức độ cao nhất là tham gia đóng góp ý kiến nhưng quyền quyết định thuộc về chính quyền. Mức độ tham gia của người dân tỷ lệ nghịch với tầm ảnh hưởng của từng quy định, nghĩa là những quy định có phạm vi ảnh hưởng càng nhỏ, như trong nội bộ khu dân cư thì mức độ tham gia của người dân càng cao và giới hạn quyền lực của người dân được mở rộng hơn. Ngược lại, khi phạm vi ảnh hưởng của quy định càng lớn, vượt ra ngoài nội bộ cộng đồng thì mức độ tham gia của nhóm dân cư trong cộng đồng càng thấp và giới hạn quyền lực của người dân cũng bị thu hẹp lại. Nghiên cứu đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân. STG của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sẽ hiệu quả hơn khi đảm bảo sự đồng thuận giữa hai nhóm yếu tố, một bên là các yếu tố nhu cầu, động cơ, nhận thức của cá nhân và một bên là các thiết chế, gồm chính sách và các tập tục, thói quen của cộng đồng. Sự thiếu minh bạch trong xây dựng và thực thi các quy định, cùng với sự thiếu quan tâm đến các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của

các tầng lớp nhân dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị. Bên cạnh đó, những thói quen của cộng đồng trong cách nhìn nhận về vai trò giới trong quá trình quản lý rác thải, tâm lý e ngại và thiếu chủ động trong các cuộc họp tại khu dân cư và hiệu quả truyền thông chưa cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến STG của người dân…

Từ Nguyễn Hoàng Thành (2018) “STG của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn H. Đất Đỏ, T. Bà Rịa – Vũng Tàu”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Bằng PPNC định tính, nghiên cứu mô tả và phân tích hiện trạng quản lý rác thải, tập trung vào STG của người dân trong quá trình trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn H. Đất Đỏ gồm: Hoạt động quản lý rác thải tại huyện; chính sách, thói quen, truyền thông; Các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải; Nhận thức, tâm lý, nhu cầu/ giá trị và yếu tố nhân khẩu học. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao STG của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn H. Đất Đỏ.

Nguyễn Trung Thắng và cộng sự (2019) về “Chất thải rắn: Vấn đề nổi cộm của MT Việt Nam” thì chất thải nhựa trên biển hiện đang là mối quan tâm lớn của cả thế giới. Và theo một nghiên cứu của thế giới thì Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia có lượng RTN thải ra biển nhiều nhất (sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines) với ước tính khoảng 0,28-0,73 tấn/năm. Năm 2012, Ngân hàng thế giới cũng có cuộc khảo sát và nhận định rằng tỷ lệ chất thải nhựa ở các nước thu nhập trung bình thấp (ví dụ như Việt Nam) chiếm khoảng 12% tổng số CTR đô thị, còn theo ước tính của Bộ TN & MT, tỷ lệ này vào khoảng 8-16%.

Võ Minh Sử (2019) “Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn H. Trần Văn Thời, T. Cà Mau”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hành vi của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những khía cạnh quan trọng để quản lý chất thải rắn. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức hành vi của người dân thông qua phiếu khảo sát, sử dụng lý thuyết về STG để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người dân khu vực nông thôn H. Trần Văn Thời, T. Cà Mau trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố này

bao gồm: hoạt động quản lý rác thải khu vực nông thôn; các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải rắn; chính sách, văn hóa, thói quen, truyền thông; nhận thức, tâm lý, nhu cầu/ giá trị và đặc điểm xã hội. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm phát huy STG của người dân trong công tác quản lý chất thải rắn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nguyễn Thanh Thảo (2020) “STG của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13 Quận 11, TP. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trước hết, nghiên cứu trình cơ sở lý thuyết về STG của người dân, các nghiên cứu trước có liên quan và các lý thuyết nền về STG của người dân, từ đó, tác giả có căn cứ đề xuất khung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến STG của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13 Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Bằng PPNC hỗn hợp, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến STG gồm: Trao quyền, hợp tác, tham gia, tham vấn, thông tin. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương này.

Nhận xét:

Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài có thể nhận thấy hướng nghiên cứu về STG của người dân trong các hoạt động cộng đồng nói chung và trong phòng chống RTN nói riêng được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu. Qua nghiên cứu, các đề tài góp phần trình bày, hệ thống cơ sở lý thuyết về STG của người dân, trình bày mô hình các nhân tố tác động đến STG của người dân khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Kết quả của các nghiên cứu này là căn cứ lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện nghiên cứu của mình về STG của người dân vào phong trào chống RTN.

Về các nghiên cứu nước ngoài, qua nghiên cứu, bằng PPNC định tính và định lượng, các đề tài xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân trong BVMT, như nhân tố hiệu quả bản thân, kiến thức và thái độ (Meinhold & Malkus, 2005, Harris, 2006) hay các chương trình đào tạo giảm thiểu rác thải rắn; thông tin tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; số lượng cán bộ MT

(Dhokhikah và ctg, 2015), hay nhận thức, kiến thức của người dân về MT, quy định, chính sách của chính phủ (Law và ctg, 2019), kết quả của các nghiên cứu này là căn cứ quan trọng để tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân trong phong trào chống RTN. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này đều chưa có bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, mà mỗi địa phương, mỗi quốc gia khác nhau thì đặc điểm về nhận thức, quy định của pháp luật, hoạt động của đội ngũ cán bộ MT,… cũng khác nhau, do đó không thể vận dụng rập khuôn kết quả của những nghiên cứu này tại Việt Nam hay tại Kiên Lương nói riêng mà không tiến hành kiểm định lại.

Về các nghiên cứu trong nước, nhiều tác giả cũng thực hiện nghiên cứu về STG của người dân trong phòng chống RTN, từ đó, nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến STG của người dân trong chống RTN, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu khác nhau lại lựa chọn các phạm vi nghiên cứu khác nhau như Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) thực hiện nghiên cứu ở khu vực đô thị, Từ Nguyễn Hoàng Thành (2018) nghiên cứu ở H. Đất Đỏ, T. Bà Rịa – Vũng Tàu, hay Võ Minh Sử (2019) thực hiện nghiên cứu ở khu vực nông thôn H. Trần Văn Thời, T. Cà Mau,… và theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào lựa chọn phạm vi là TT. Kiên Lương, H. Kiên Lương để thực hiện nghiên cứu.

Kết hợp giữa kiến thức và thực tế làm việc, sinh sống tại Kiên Lương, tác giả nhận thấy STG của người dân địa phương trong phòng chống RTN là rất cần thiết, do đó, việc thực hiện một nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng RTN, STG của người dân trong phòng chống RTN, nhận diện các nhân tố và đo lường mức độ tác động của chúng đến STG của người dân trong phong trào phòng chống RTN tại địa phương Kiên Lương là cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ có căn cứ để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao, tăng cường STG của người dân trong phong trào chống RTN ở địa phương này.

Một phần của tài liệu Phân tích sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)