Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (Trang 37)

3.2.1.1 Mẫu nghiên cứu

Khung chọn mẫu của đề tài là: HGĐ, cá nhân trên địa bàn TT. Kiên Lương, H. Kiên Lương T. Kiên Giang.

Theo Kinnear và Taylor (1992) “Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được còn phi xác suất thì không” Do vậy đề tài này sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện.

Về kích thước mẫu, để sử dụng EFA, theo Hair (2010), mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó, theo Tabachnick và Fidell (2007) khi dùng MLR (hồi quy bội), kích thước mẫu n được tính: n >= 50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Trong bảng câu hỏi liên quan đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN, tác giả có 22 biến quan sát, vậy theo kinh nghiệm xác định kích thước mẫu nghiên cứu của Hair (2010) thì cỡ mẫu tối thiểu là 110 (n  22*5=110), và theo kinh nghiệm chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (2007) thì cỡ mẫu tối thiểu là 82 (n  50+8*4). Như vậy kết hợp các cách xác định kích thước mẫu tối thiểu vừa nêu thì cỡ mẫu tối thiểu tốt nhất là 110.

3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là HGĐ, cá nhân trên địa bàn TT. Kiên Lương, H. Kiên Lương T. Kiên Giang. Do số mẫu cần khảo sát khá đông nên tác giả sẽ tiến hành khảo sát thông qua phương pháp phi xác suất, thuận tiện.

3.2.1.3 Thu thập dữ liệu

Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ sách báo, các thông tin được chia sẻ từ mạng Internet, các báo cáo của UBND TT. Kiên Lương, UBND H. Kiên Lương, đơn vị có liên quan.

Thu thập từ các văn bản chung của nhà nước quy định về BVMT, quản lý rác thải rắn, chống RTN; thu thập bằng phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát bằng các bảng câu hỏi đối với các thành phần, tầng lớp nhân dân tại khu vực TT. Kiên Lương. Phân tích, tổng hợp dựa vào cơ sở lý luận, các thông tin từ kết quả thăm dò, điều tra, tìm hiểu để phân tích được thực trạng và các phương pháp cần thiết khác.

Thu thập, cập nhật về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TT. Kiên Lương về hiện trạng của người dân trong tham gia chống RTN.

Thứ hai, dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát: tác giả sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005):

Một là tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

Hai là đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.

Mặc khác, với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời cũng còn một vài hạn chế như sau:

Một là trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ được sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được.

Hai là, tỷ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp.

Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét nhu cầu thu thập thông tin cũng như kết hợp việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như các công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan trước đây đã sử dụng. Bảng câu hỏi tự trả lời đã được tác giả thiết kế chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau:

Phần 1: Các thông tin chung về đối tượng trả lời khảo sát như: (1) Họ và tên, (2) độ tuổi, (3) giới tính, (4) trình độ học vấn,…

Phần 2: Nội dung chính: Phần này tác giả sẽ trình bày về thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân trong phong trào chống RTN.

Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 180 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 180 phản hồi từ các đáp viên trong đó có 157 bảng hỏi trả lời hợp lệ. Các phiếu không hợp lệ bị loại ra chủ yếu là do các

nguyên nhân như: đối tượng khảo sát không trả lời đầy đủ các yêu cầu của khảo sát, hay đưa ra nhiều lựa chọn cho cùng một nhận định, hay phiếu khảo sát bị rách, bị tẩy xóa nhiều nên không nhìn rõ kết quả. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:

Bảng 3. 1: Thống kê kết quả phản hồi phiếu câu hỏi khảo sát

Chỉ tiêu Số lượng

(Phiếu)

Tỷ lệ (100%)

I. Tổng phát ra 180 100

II.Tổng phiếu thu về 180 100

1. Phiếu hợp lệ 157 87,22

2. Phiếu không hợp lệ 23 12,78

(Ngun: Tác giả tổng hợp)

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết lúc đâu đã được nêu ở trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu định tính (như: thảo luận tay đôi với chuyên gia) nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN, tiếp theo là nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng PPNC định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua thu bản câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát. “Từ thông tin thu thập được tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Và quá trình này được thực hiện các bước theo trình tự như quy trình sau:

Hình 3. 3: Quy trình nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 PPNC định tính

3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận chuyên gia. Mục đích nghiên cứu định tính nhằm xác định mô hình nghiên cứu chính thức, thang đo nghiên cứu chính thức cũng như hoàn thiện bản câu hỏi dùng cho khảo sát các đối tượng khảo sát.

Mẫu khảo sát nghiên cứu định tính là 5 người là cán bộ công chức trong UBND TT, các cơ quan, đoàn thể của TT. Kiên Lương (gồm 01 Phó chủ tịch UBND TT, 01 cán bộ địa chính-MT, 01 công chức tư pháp, 01 Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TT, 01 Bí thư đoàn thanh niên TT) kết quả nghiên cứu định tính góp phần hiệu chỉnh mô hình và thang đo nghiên cứu nháp tác giả đề xuất.

Kết quả cuối cùng tác giả xác định được mô hình, thang đo nghiên cứu chính thức và thiết kế thành bản câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.

“Xem Phụ lục 2: KHẢO SÁT CHUYÊN GIA”

3.3.1.2 Nội dung nghiên cứu định tính

Nội dung thảo luận: trao đổi về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất. Trình tự tiến hành như sau:

1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của khảo sát.

2) Xin ý kiến chuyên gia về mô hình tác giả đề xuất và thang đo tác giả đề xuất(xem: “PHỤ LỤC: KHẢO SÁT CHUYÊN GIA”).

3) Dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu theo góp ý của các chuyên gia (xem: “PHỤ LỤC: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA”).

4) Cuối cùng chuyển thang đo chính thức vào xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dùng cho thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng (xem: “PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT”).

3.3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả thảo luận chuyên gia về các nhân tố đề xuất

STT Nhân tố

Ý kiến

Đồng ý Không đồng ý

1 Sử dụng phương tiện truyền thông 5/5 0/5

2 Cán bộ môi trường 5/5 0/5

3 Kiến thức về môi trường 5/5 0/5

4 Nhận thức của người dân 5/5 0/5

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

- Các chuyên gia cũng hỗ trợ tác giả trong việc điều chỉnh thang đo nháp, từ đó xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức, và hình thành bản câu hỏi nghiên cứu chính thức để phỏng vấn các đối tượng khảo sát, thu thập dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo nghiên cứu của đề tài như sau:

ST T

Thang đo Ý kiến

Đồng ý Không

đồng ý Điều chỉnh Sử dụng phương tiện truyền thông

1. Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN trên truyền hình

X

2. Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN trên báo chí

X

3. Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN qua Internet

X

Cán bộ môi trường

2. trang bị kỹ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động cộng đồng

X

3. lên kế hoạch cho các hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về RTN

X

4. huy động sáng kiến, giải pháp từ cộng đồng

X

5. Có sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương với hành động cụ thể

X

Kiến thức về môi trường

1. Biết được nguồn gốc của RTN như túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn …

X

2. Tác động của RTN đối với MT - động vật - con người

X

3. Biết được sự ảnh hưởng của RTN đến chính sức khoẻ con người

X

4. Biết được sự ảnh hưởng RTN đến hoạt động sống của sinh vật biển

X

5. Biết được sự ảnh hưởng RTN đến MT X

Nhận thức của người dân

1. Nhận thức được chống RTN là trách nhiệm của tất cả mọi người

X

2. Có ý thức phân loại, thu gom, vận chuyển RTN đến đúng nơi quy định

X

3. Có nhận thức trong việc cần phải sử dụng các sản phẩm thân thiên với MT (như túi đựng thân thiện với MT thay vì túi nilong, sử dụng bình nước, ống hút riêng thay vì chai nhựa, ống hút sử dụng 1 lần,…)

X

4. Không xả rác đặc biệt là RTN bừa bãi trên đường phố làm mất mỹ quan văn minh đô thị

X

Sự tham gia của người dân vào phong trào phòng chống rác thải nhựa

1. Tuyên truyền, truyền thông về phong trào

Anh/chị tuyên

truyền, truyền thông về phong trào cho người khác

2. Đóng góp ý kiến về thực hiện phong trào

Anh/chị đóng góp ý kiến về thực hiện phong trào khi có cơ hội

3. Tham gia vì lợi ích cho bản thân và cộng đồng

Anh/chị tham gia vì lợi ích cho bản thân và cộng đồng 4. Tham gia tuyên truyền, lan tỏa phong

trào; tự giác đề xuất cách thực hiện

Anh/chị tự giác đề xuất cách thực hiện chống RTN 5. Tự tổ chức các hoạt động mang lại hiệu

quả cao

Anh/chị tự tổ

chức các hoạt động chống RTN mang lại hiệu quả cao cho chính mình

3.3.2 PPNC định lượng

3.3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này sử dụng các loại thang đo để thiết lập câu hỏi khảo sát bao gồm: thang đo danh nghĩa; thang đo khoảng và thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bản câu hỏi.

Sau đó, các bản câu hỏi thu về sẽ được sàng lọc nhằm loại bỏ các bản không hợp lệ (không trả lời đầy đủ các nội dung yêu cầu, đưa ra nhiều lựa chọn cho cùng 1 câu hỏi,…), thông tin từ các bản trả lời hợp lệ sẽ được tổng hợp, thống kê để hình thành bộ dữ liệu dùng cho nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.

3.3.2.2 Thang đo nghiên cứu

Trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm nghiên cứu như: Sử dụng phương tiện truyền thông; Cán bộ MT; Kiến thức về MT; Nhận thức của người dân; STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN.

Cụ thể để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau: Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo khoảng và thang đo Likert 5 mức độ (1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3. 2: Thang đo nghiên cứu STT Thang đo

Mức độ đồng ý Sử dụng phương tiện truyền thông

1. Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN trên truyền hình 1 2 3 4 5 2.

Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN trên báo chí

1 2 3 4 5 3. Người dân tiếp xúc / chú ý đến phong trào phòng, chống RTN qua Internet 1 2 3 4 5

Cán bộ môi trường

1. Được tham gia các khóa tập huấn 1 2 3 4 5

2. trang bị kỹ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động cộng đồng 1 2 3 4 5 3. lên kế hoạch cho các hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về RTN 1 2 3 4 5 4. huy động sáng kiến, giải pháp từ cộng đồng 1 2 3 4 5 5. Có sự quan tâm, ủng hộ của chính quyềnđịa phương với hành động cụ thể 1 2 3 4 5

Kiến thức về môi trường

1.

Biết được nguồn gốc của RTN như túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn …

1 2 3 4 5 2. Tác động của RTN đối với MT - động vật - con người 1 2 3 4 5 3. Biết được sự ảnh hưởng của RTN đến chính sức khoẻ con người 1 2 3 4 5 4. Biết được sự ảnh hưởng RTN đến hoạt động sống của sinh vật biển 1 2 3 4 5 5. Biết được sự ảnh hưởng RTN đến MT 1 2 3 4 5

Nhận thức của người dân

1.

Nhận thức được chống RTN là trách nhiệm của tất cả mọi người

1 2 3 4 5

2.

Có ý thức phân loại, thu gom, vận chuyển RTN đến đúng nơi quy định

1 2 3 4 5

3.

Có nhận thức trong việc cần phải sử dụng các sản phẩm thân thiên với MT (như túi đựng thân thiện với MT thay vì túi nilong, sử dụng bình nước, ống hút riêng thay vì chai nhựa, ống hút sử dụng 1 lần,…)

1 2 3 4 5

4. Không xả rác đặc biệt là RTN bừa bãi trên đường phố làm mất mỹ quan văn minh đô thị 1 2 3 4 5

Sự tham gia của người dân vào phong trào phòng chống rác thải nhựa

1.

Anh/chị tuyên truyền, truyền thông về phong trào cho người khác

1 2 3 4 5 2. Anh/chị đóng góp ý kiến về thực hiện phong trào khi có cơ hội 1 2 3 4 5 3. Anh/chị tham gia vì lợi ích cho bản thân và cộng đồng 1 2 3 4 5 4. Anh/chị tự giác đề xuất cách thực hiện chống RTN 1 2 3 4 5

5. Anh/chị tự tổ chức các hoạt động chống RTN mang lại hiệu quả cao cho chính mình 1 2 3 4 5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

a. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Ở thang đo trực tiếp: Để đo lường độ tin cậy thì chỉ số độ thống nhất nội tại thường được sử dụng chính là hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ nhất quán nội tại càng cao. Do vậy, sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

“Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng nó lại không cho biết các biến nào cần phải loại bỏ và biến nào cần được giữ lại. Vì vậy, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến - tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy

Một phần của tài liệu Phân tích sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)