Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ sách báo, các thông tin được chia sẻ từ mạng Internet, các báo cáo của UBND TT. Kiên Lương, UBND H. Kiên Lương, đơn vị có liên quan.
Thu thập từ các văn bản chung của nhà nước quy định về BVMT, quản lý rác thải rắn, chống RTN; thu thập bằng phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát bằng các bảng câu hỏi đối với các thành phần, tầng lớp nhân dân tại khu vực TT. Kiên Lương. Phân tích, tổng hợp dựa vào cơ sở lý luận, các thông tin từ kết quả thăm dò, điều tra, tìm hiểu để phân tích được thực trạng và các phương pháp cần thiết khác.
Thu thập, cập nhật về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TT. Kiên Lương về hiện trạng của người dân trong tham gia chống RTN.
Thứ hai, dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát: tác giả sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005):
Một là tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.
Hai là đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Mặc khác, với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời cũng còn một vài hạn chế như sau:
Một là trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ được sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được.
Hai là, tỷ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp.
Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét nhu cầu thu thập thông tin cũng như kết hợp việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như các công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan trước đây đã sử dụng. Bảng câu hỏi tự trả lời đã được tác giả thiết kế chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau:
Phần 1: Các thông tin chung về đối tượng trả lời khảo sát như: (1) Họ và tên, (2) độ tuổi, (3) giới tính, (4) trình độ học vấn,…
Phần 2: Nội dung chính: Phần này tác giả sẽ trình bày về thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân trong phong trào chống RTN.
Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 180 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 180 phản hồi từ các đáp viên trong đó có 157 bảng hỏi trả lời hợp lệ. Các phiếu không hợp lệ bị loại ra chủ yếu là do các
nguyên nhân như: đối tượng khảo sát không trả lời đầy đủ các yêu cầu của khảo sát, hay đưa ra nhiều lựa chọn cho cùng một nhận định, hay phiếu khảo sát bị rách, bị tẩy xóa nhiều nên không nhìn rõ kết quả. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:
Bảng 3. 1: Thống kê kết quả phản hồi phiếu câu hỏi khảo sát
Chỉ tiêu Số lượng
(Phiếu)
Tỷ lệ (100%)
I. Tổng phát ra 180 100
II.Tổng phiếu thu về 180 100
1. Phiếu hợp lệ 157 87,22
2. Phiếu không hợp lệ 23 12,78
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)