“Lý thuyết TRA được Fishbein và Ajzen đưa ra từ năm 1975 cho rằng: ý định thực hiện hành vi là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người. Nó gồm có hai nhân tố là “thái độ” của một người về hành vi và “tiêu chuẩn chủ quan” liên quan đến hành vi. Hai yếu tố này sẽ hình thành nên ý định thực hiện hành vi. Trên thực tế, lý thuyết này đã rất hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người. Nhằm để khắc phục hạn chế trong việc giải thích về những hành vi nằm ngoài kiểm soát, lý thuyết TPB đã mở rộng ra lý thuyết TRA. Lý thuyết này được Ajzen bổ sung từ năm 1991, bằng cách đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức - đây là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó, dễ ra sao. Khi có càng nhiều nguồn lực và cơ hội thì họ nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở và việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn. Qua nghiên cứu thì yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân (như: sự quyết tâm, năng lực thực hiện…) hay bên ngoài (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh tế,…)”
“Theo Weber, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân, có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Weber cho rằng: Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội và mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Weber cho rằng xã hội học cố gắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận về kiểu loại lý tưởng (ideal type). Ông thực hành phương pháp này để xây dựng một phân loại học về hành động xã hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống (traditional) được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đến nay; kiểu hành động cảm tính (affectual) bị dẫn dắt bởi cảm xúc; kiểu hành động duy lý-giá trị (value-rational) hướng tới các giá trị tối hậu, kiểu hành động duy lý-mục đích (end-rational) hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ (instrumental)”.
Theo xã hội học thì hành động xã hội theo xã hội học đã đưa ra 03 khái niệm cơ bản, đó là: "ý nghĩa", "chuẩn mực" và "giá trị".
- Khái niệm về y nghĩa: “Weber là người đã đưa “ý nghĩa” trở thành một khái niệm cơ bản trong "xã hội học thấu hiểu" (verstehen) của mình. Ông sử dụng khái
niệm ý nghĩa để làm rõ tính đặc thù của hành động con người. Theo ông thì để hiểu một hành động nào đó với tính cách là hành động xã hội, nhà xã hội học cần phải phân tích cái ý nghĩa chủ quan trong đó mà các chủ thể hành động đã chia sẻ với nhau. Và George Herbert Mead là người nêu lên câu hỏi nghiên cứu là làm thế nào mà có được sự thích ứng lẫn nhau giữa hành động của các cá nhân khác nhau? Theo đó, ông cho rằng ý nghĩa chính là yếu tố trung tâm cho sự thích ứng lẫn nhau này. Trong tình huống tương tác, một chủ thể lựa chọn từ nhiều khả năng hiểu khác nhau, tìm ra một cái xác định; ý nghĩa cho phép người tiếp nhận hành động tiến hành một sự giải mã hành động (ý nghĩa của các biểu tượng thể hiện trong hành động). Do đó, khái niệm "ý nghiã" (tiếng latin: sensus) bao hàm những cơ sở sau: Một là, ý nghĩa sẽ giúp tạo ra một hình thái đặc thù cho sự cảm nhận, sự cảm nhận này làm cho hành vi của người khác trở nên có ý nghĩa và có thể hiểu được; Hai là, thông qua và vượt quá một tình huống hành động cụ thể, nó cho phép nhìn vào nền văn hóa mà nó thể hiện (như mối quan hệ giữa các chuẩn mực và giá trị của một hệ thống xã hội)”.
- Khái niệm về chuẩn mực: “Theo nguồn gốc latin, thì khái niệm chuẩn mực (norm) có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. Qua đó, người ta thấy chuẩn mực “có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ học và logic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng ngày”. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử: “Cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch chuẩn, bất bình thường”. Trong lĩnh vực hành động xã hội thì chuẩn mực là những quy tắc ứng xử được quy định rõ ràng (explicit), chúng tạo ra sự tiêu chuẩn hóa, là điều khiến cho việc lặp lại các hành động và do đó các kỳ vọng hành động trở nên có thể tồn tại được. Giống như hành động xã hội, đối với xã hội học, chuẩn mực xã hội là một thành phần khái niệm tiên nghiệm của xã hội học. Như vậy, khái niệm chuẩn mực xã hội không thể được rút ra từ bất kỳ một khái niệm nào khác mà nó thể hiện một hiện tượng tối nguyên thuỷ của cái xã hội”.
- “”Khái niệm về giá trị: Giá trị là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động, chúng là những quan điểm, thái độ về những điều được mong muốn, về những quan niệm dẫn dắt trong văn hóa, tôn giáo, đạo lý và xã hội. Những định hướng giá trị thống trị trong một xã hội là khung cơ bản của văn hóa. Và với tính cách là những nguyên tử của đời sống xã hội, các chuẩn mực chỉ có thể vận hành khi các chuẩn mực
quan trọng nhất đối với hành động xã hội được kết nối với nhau, khi chúng được theo đuổi như là "đầy giá trị" (như: quan trọng, đúng đắn, chân lý) theo một ý nghĩa có tính đạo lý. “Giá trị là những "chỉ dẫn đạo lý" dẫn dắt hành động con người”. Giá trị biểu hiện các ý nghĩa và mục tiêu mà các cá nhân và nhóm gắn với hành động của họ. 2.3.2. Lý thuyết học tập xã hội và giáo dục MT
Về bản chất, MT là một quan điểm liên ngành. Do đó, nó phải được nghiên cứu về triết học, lịch sử, tâm lý học, xã hội học, kinh tế, công nghệ, chính sách, đạo đức, đạo đức, thẩm mỹ và tâm linh (Soleiman Pour Omran, 2013). Tâm lý học MT là một nhánh của tâm lý học xã hội. Nó quy các vấn đề MT vào hành vi của con người và nó coi kiến thức cá nhân về các vấn đề MT là biến số quan trọng nhất để dự đoán hành vi của con người (Ferdousi, 2007). Cả yếu tố MT bên ngoài và yếu tố nhận thức bên trong đều kiểm soát hành vi của con người. Từ góc độ này, các ứng dụng tâm lý được giải thích dựa trên sự tương tác song phương giữa các yếu tố MT cá nhân và quyết định. Do đó, con người, MT và hành vi của con người ảnh hưởng lẫn nhau (Seif, 2000).
Hình 2.2: Thuyết xác định đối ứng của con người (P), (E) Môi trường và (B) hành vi ảnh hưởng qua lại lẫn nhau (Seif, 2000)
Nguồn: Seif (2000)
Những người ủng hộ lý thuyết học tập xã hội tin rằng các hành vi và giá trị đạo đức, giống như các hành vi khác của con người, bị ảnh hưởng bởi việc học tập quan sát. Dựa trên các nguyên tắc học, thưởng, phạt, nêu gương và hình thức mẫu. Nó cũng liên kết hành vi đạo đức với tình huống và gán nó vào một mô tả hoặc trình độ ổn định
Hành vi
hoặc một giai đoạn phát triển đặc biệt (Rafee, 2003). Theo lý thuyết này, mọi người học hỏi lẫn nhau bằng các khái niệm như quan sát hành vi, bắt chước và làm mẫu. Do đó, dựa trên kiến thức về MT thông qua học tập bằng cách quan sát hành vi của người làm mẫu đối với MT sẽ ảnh hưởng đến người học về các hành vi đối với MT của họ sau này (Seif; 2000). Beerhuve (2001) tin rằng các vấn đề MT như ô nhiễm RTN trên thực tế là do trách nhiệm giáo dục MT yếu kém trong thời thơ ấu, do đó, kiến thức về MT có ảnh hưởng đến hành vi của con người đối với MT.
2.4 Các nhân tố tác động đến STG của người dân trong BVMT 2.4.1 Phương tiện truyền thông 2.4.1 Phương tiện truyền thông
Sử dụng phương tiện truyền thông thường đề cập đến việc tiếp xúc hoặc chú ý đến phương tiện truyền thông, bao gồm các phương tiện truyền thống như truyền hình hoặc báo chí và Internet. Trong các nghiên cứu về MT, các nhà nghiên cứu thường đo lường việc sử dụng phương tiện truyền thông của mọi người cho nội dung chung, các vấn đề công cộng hoặc cho nội dung cụ thể về MT như vấn đề chống RTN. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động tích cực của sử dụng truyền thông đến các vấn đề chung của công cộng và các vấn đề cụ thể về MT. đối với vấn đề MT, kiến thức và hành vi vì MT. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc phủ sóng truyền hình về MT làm tăng hiểu biết của mọi người về vấn đề MT (Brother, Fortner, & Mayer, 1991). Sự chú ý của phương tiện truyền thông, thông tin tin tức về vấn đề ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm về vấn đề này đối với công chúng (Ader, 1995). Tuy nhiên, McLeod, Glynn, & Griffin (1987) trực tiếp điều tra tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với khán giả và nhận thấy rằng việc sử dụng phương tiện truyền thông mang lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quan tâm đến vấn đề MT của mọi người nhưng không tạo ra hành vi BVMT của họ. Chan (1988) tìm thấy bằng chứng rằng sử dụng phương tiện truyền thông có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi BVMT thông qua các chuẩn mực xã hội, việc đưa tin, thông tin, truyền thông về tái chế rác thải nói chung hay RTN nói riêng có thể tạo thành áp lực xã hội và làm tăng ý định tái chế chất thải của cộng đồng.
2.4.2 Cán bộ MT
Dhokhikah và ctg (2015) khi thực hiện nghiên cứu về STG của cộng đồng trong việc giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt (HSW) đã xác định cán bộ môi trường là một trong các nhân tố tác động đến STG của cộng đồng trong giảm thiểu chất thải. Theo Dhokhikah, Y. và ctg (2015) thì cán bộ MT được định nghĩa là người từ một hiệp hội địa phương hoặc các khu vực lân cận, thực hiện chức năng cung cấp cho công chúng những tư vấn và hướng dẫn về MT, chẳng hạn như cách phân loại rác thải và cách ủ rác để phân hủy. Sự tồn tại của cán bộ MT góp phần hỗ trợ việc phổ biến thông tin về các vấn đề MT nói chung cũng như phong trào chống RTN nói riêng, từ đó, thể cải thiện thái độ, hành vi và hành động của cộng đồng địa phương đối với MT. Để nâng cao trình độ hiểu biết của cộng đồng, ý thức, hành vi của cộng đồng trong tham gia các phong trào BVMT, cán bộ MT phải phổ biến đến cộng đồng để động viên, hướng dẫn, tư vấn về phân loại, tái chế và làm phân rác thải.
2.4.3 Kiến thứcvề MT
Kiến thức về MT có mối tương quan chặt chẽ với hoạt động MT nói chung và tham gia vào các phong trào BVMT nói riêng (Yencken và cộng sự, 2000). Kiến thức về MT được kết nối với việc cải thiện thái độ của công dân đối với MT (Barraza và Walford, 2002), từ đó, thúc đẩy tham gia, thực hiện BVMT. Thông qua giáo dục về MT có thể hỗ trợ cho thực hiện các hành động tác động đến MT và tạo ra nhận thức, mối quan tâm và cũng như thừa nhận tác động của STG cộng đồng đến việc BVMT (Salequzzaman và Stocker, 2001).
Kiến thức ngày càng gia tăng và lan rộng trong những năm gần đây do các chiến dịch giáo dục và đặc biệt là do các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin nhiều hơn về các vấn đề MT nói chung cũng như các loại chất thải nói riêng, đặc biệt là thông qua các nguồn như báo chí - nguồn thông tin chính về các vấn đề MT. Cui (2002) thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy sự thiếu kiến thức về MT dẫn đến người dân chưa hiểu được hành vi của con người ảnh hưởng đến MT như thế nào, mọi người thường không nhận ra rằng hành động của chính họ đang gây hại cho MT. Tất nhiên, những trường hợp ngoại lệ là những người có học thức hơn. Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy dấu hiệu cho thấy rằng việc có các kiến thức MT cơ bản, được giáo dục
về BVMT là điều kiện tiên quyết để nuôi dưỡng thái độ và hành vi ít gây hại cho MT ở Trung Quốc (Hong, 1998; Xi, Fan, & Deng, 1998) .
2.4.4 Nhận thức của người dân
Định nghĩa về nhận thức MT được gọi là nhận thức về các vấn đề MT và tích cực tham gia vào các tổ chức MT (Mei et al., 2016). Chính nhận thức là yếu tố kích hoạt để nuôi dưỡng thái độ tích cực và tình cảm đối với hành vi tích cực đối với MT. Nhận thức về MT là yếu tố chính đối với các mối quan tâm về bảo tồn và nâng cao MT (Maniam, 2015). Sự thiếu hụt nhận thức về MT trước các vấn đề MT đang làm cản trở những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nhằm đối mặt với những căng thẳng về MT (Keles, 2012).
Mehedi Masud và cộng sự (2013) thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra xem liệu nhận thức về biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến thái độ của mọi người và thực hiện các hành vi BVMT hay không, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về MT và hành vi ủng hộ, BVMT của mọi người. Nó chỉ ra rằng những người có mức độ nhận thức cao về biến đổi khí hậu có nhiều khả năng thực hiện các hành vi vì MT hơn những người có nhận thức thấp về vấn đề này.
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Xác định được vai trò quan trọng và tất yếu trong phong trào chống RTN không ai khác là ngoài người dân và các bên liên quan. Vì vậy từ nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu trước về STG của người dân, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Căn cứ đề xuất biến nghiên cứu
STT Nhân tố Căn cứ đề xuất
1 Sử dụng phương tiện truyền thông Dhokhika,Y và ctg (2015) Võ Minh Sử (2019)
2 Cán bộ môi trường Dhokhika,Y và ctg (2015)
3 Kiến thức về môi trường
Harris, P.G (2006)
Dhokhika,Y và ctg (2015) Meinhold,J.L., &
Malkus,Q.J.(2005); Law,C.Y.Y, và ctg (2019)
4 Nhận thức của người dân Harris, P.G (2006)
Võ Minh Sử (2019)
Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương này trước hết trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Cụ thể, trước hết tác giả trình bày về lý thuyết STG của người dân gồm khái niệm về STG của người dân, mức độ tham gia của người dân, lý thuyết về nhựa và RTN. Tiếp đó, tác giả trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu và các lý thuyết nền giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân trong BVMT nói chung và trong tham gia phong trào phòng chống RTN. Các nội dung này là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dântrong chống RTN tại TT. Kiên Lương, H. Kiên Lương, Kiên Giang gồm: Sử dụng phương tiện truyền thông; Cán bộ MT; Kiến thức về MT; Nhận thức của người dân.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận văn như sau:
Hình 3.1: Khung nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
3.2 Qui trình nghiên cứu
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 3.2.1.1 Mẫu nghiên cứu 3.2.1.1 Mẫu nghiên cứu
Khung chọn mẫu của đề tài là: HGĐ, cá nhân trên địa bàn TT. Kiên Lương, H. Kiên Lương T. Kiên Giang.
Theo Kinnear và Taylor (1992) “Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ