Giả thuyết H1: Nhân tố “Sử dụng phương tiện truyền thông” có tác động tích cực
đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.39> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dhokhikah, Y. và ctg (2015); Võ Minh Sử (2019). Thực tế tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, thông qua truyền thông như truyền hình, internet, báo chí người dân tiếp xúc với các thông tin liên quan đến MT, ô nhiễm MT nói chung cũng như RTN nói riêng, từ đó, biết, hiểu và nhận thức đúng về vai trò của cá nhân trong việc chống RTN, chủ động tham gia các phong trào phòng, chống RTN tại địa phương. Trung tâm văn hóa-thể thao và truyền thanh huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền về chống rác thải nhựa, đã mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phong trào phòng chóng RTN, sử dụng các bài tuyên truyền nhằm giúp
người dân hiểu về tác hại của rác thải nhựa từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động chống rác thải nhựa.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Cán bộ MT” có tác động tích cực đến STG của người
dân vào phong trào phòng chống RTN. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến Cán bộ MT có giá trị β = 0.36> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dhokhikah, Y. và ctg (2015). Trên thực tế, vai trò của các cán bộ MT cũng rất quan trọng trong về khuyến khích người dân tham gia vào phong trào phòng, chống RTN. Do đó, để người cán bộ MT có thể thực hiện tốt chức năng của mình thì họ cần chủ động lên kế hoạch các chương trình hành động, huy động sáng kiến, giải pháp từ cộng đồng, bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần hỗ trợ các cán bộ quản lý thông qua việc tập huấn, đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho các cán bộ này. Tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, các tổ chức hội, đặc biệt là hội phụ nữ đã có các hành động thiết thực và hiệu quả, như năm 2020 huyện thành lập 8 tổ phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon ở 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với 80 người tham gia. Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức các cuộc truyền thông về phân loại rác thải nhựa và môi trường biển, đảo. Các ngành, địa phương, các chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tổ chức các đợt ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khai thông cống rãnh, vận động các hộ dân cam kết không xây cất chuồng trại trên sông, các Hội cơ sở còn vận động các hộ gia đình, hội viên phụ nữ duy trì thực hiện tốt việc xử lý rác thải hợp vệ sinh, phối hợp tuyên truyền, vận động hộ gia đình bỏ rác đúng nơi quy định và đúng thời gian để Ban quản lý Công trình Công cộng - Đô thị huyện thu gom và xử lý rác thải theo giờ quy định của từng tuyến đường, những hoạt động nổi bật nêu trên của các tổ chức hội tại huyện Kiên Lương đã giúp cho gia đình, cửa ngõ, đường xá nơi hội viên sinh sống được đảm bảo vệ sinh môi trường. Qua đó góp phần xây dựng môi trường sống ở địa phương xanh – sạch – đẹp và cùng chung sức với chính quyền địa phương trong xây dựng thành công xã nông thôn mới.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Kiến thức về MT” có tác động tích cực đến STG của
người dân vào phong trào phòng chống RTN. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến Kiến thức về MT có giá trị β = 0.416> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3. Về thực tế, để người dân tham gia phong trào phòng, chống RTN thì trước
hết họ cần có kiến thức cơ bản về MT nói chung và RTN nói riêng, như RTN là gì? nguồn gốc của RTN? và các tác hại của loại rác này, từ đó mới có thể thực hiện các hành vi về tham gia phòng và chống RTN. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Harris, P. G. (2006); Dhokhikah, Y. và ctg (2015); Meinhold, J. L., & Malkus, A. J. (2005); Law, C. Y. Y., và ctg (2019). Theo đó, kiến thức môi trường là yếu tố, là điều kiện vô cùng cần thiết trong thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trên cả nước nói chung và tại thị trấn Kiên Lương nói riêng. Vì kiến thức sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Do vậy cần phải trang bị kiến thức cho cả cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách môi trường, cán bộ hội, đoàn thể và các ngành có liên quan để tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Nhận thức của người dân” có tác động tích cực đến STG
của người dân vào phong trào phòng chống RTN. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến này có giá trị β = 0.486> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4. Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn hợp lý bởi khi người dân có nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phong trào phòng, chống RTN thì họ mới tham gia vào các phong trào này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Harris, P. G. (2006); Võ Minh Sử (2019) và phù hợp với địa bàn thị trấn Kiên Lương nói riêng, huyện Kiên Lương nói chung. Vì nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi, điều chỉnh hành vi. Khi người dân càng nhận thức được tác hại của RTN ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đến môi trường sống của con người thì họ sẽ tích cực tham gia giảm thiểu rác thải nhựa, tẩy chay các vật liệu làm bằng nhựa mà thay thế bằng các vật liệu thân thiện với môi trường. Do đó, nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng nhất.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn cơ bản đã giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể như:
Trước hết, tác giả trình bày được thực trạng sự tham gia của người dân trong phong trào phòng chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương, Kiêng Giang. Qua đó,
cho thấy sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa ở địa phương trong thời gian qua vẫn chưa được cao. Nguyên nhân là do công tác truyền thông, tuyên truyền về môi trường nói chung và về rác thải nhựa nói riêng chưa chưa đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kỹ năng, nghiệp vụ trong thực hiện công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, nhất là các tin, bài về môi trường, rác thải nhựa; năng lực, trình độ của cán bộ thực hiện công tác về bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở còn thiếu về chuyên môn và yếu về nghiệp vụ, chưa thường xuyên được đào tạo, tham gia các lớp tập huấn, kỹ năng về môi trường. Mặt khác, kiến thức về môi trường trong cộng đồng dân cư chưa cao, chưa hiểu biết đúng mức về tác hại của rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sống; nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa còn nhiều hạn chế, từ đó chưa thay đổi được hành vi tham gia bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.
Do vậy, kết quả nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến “STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN tại TT. Kiên Lương” gồm nhận thức của người dân; kiến thức về MT; sử dụng phương tiện truyền thông; cán bộ MT. Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ tác động khác nhau đến sự tham gia của người dân vào phong trào phòng chống rác thải nhựa, mức độ tác động của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự tác động giảm dần của các nhân tố như sau: Nhận thức của người dân β = 0,486 Kiến thức về MT β = 0,416; Sử dụng phương tiện truyền thông β = 0,39; Cán bộ MT β = 0,36. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến sự tham gia của người dân vào phong trào phòng chống rác thải nhựa tại thị trấn Kiên Lương
STT Nhân tố Mức độ tác động % tác động
1 Nhận thức của người dân 0,486 29,42
2 Kiến thức về MT 0,416 25,18
3 Sử dụng phương tiện truyền thông 0,39 23,61
4 Cán bộ MT 0,36 21,79
Tổng 100,00
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phần dưới đây tác giả trình bày một số các kiến nghị có liên quan nhằm nâng cao “STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN tại TT. Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”. Về mức độ tác động của các nhân tố, kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 nhân tố vừa nêu trên thì nhận thức của người dân có ảnh hưởng mạnh nhất đến “STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN tại TT. Kiên Lương” do đó tác giả sẽ tập trung vào đề xuất các kiến nghị liên quan đến nhân tố này nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân vào phong trào chống rác thải nhựa ở Kiên Lương.
5.2. Kiến nghị
5.2.1 Nhận thức của người dân
Về nhân tố nhận thức của người dân, tác giả xin đề xuất các kiến nghị sau: - Cần nâng cao nhận thức của người dân trong chống RTN, đồng thời giúp người dân nhận thức rõ chống RTN là trách nhiệm của tất cả mọi người, và mỗi cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong phong trào phòng, chống RTN. Trong MT giáo dục, ngay từ cấp mầm non cần giáo dục, tuyên truyền về kiến thức MT, ý thức BVMT nói chung cũng như RTN nói riêng, hiểu được tác hại của RTN đến sức khỏe và đời sống con người, từ đó, bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh MT mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng trong phòng chống RTN.
- Cần nâng cao ý thức phân loại rác thải, cũng như RTN, có thể khuyến khích người dân ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, thực hiện thu gom, vận chuyển RTN đến đúng nơi quy định. Tại các văn phòng, cơ quan không sử dụng nước uống đóng chai bằng nhựa thay vào đó sử dụng thiết bị đựng nước uống bằng các cốc thủy tinh hoặc các vật liệu khác có thể sử dụng nhiều lần thay chai nhựa hiện nay.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc cần phải sử dụng các sản phẩm thân thiện với MT như túi đựng thân thiện với MT thay vì túi nilong, sử dụng bình nước, ống hút riêng thay vì chai nhựa, ống hút sử dụng 1 lần,… hạn chế sử dụng túi nilon. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với MT cũng cần có sự phối hợp của các DN sản xuất, kinh doanh trong việc tích cực tham gia chương trình giảm thiểu RTN bằng cách thay đổi thiết kế bao bì, sử dụng vật dụng bao gói, đựng thực phẩm bằng nguyên vật liệu thân thiện với MT, chuyển sang sử dụng túi ni-lông tự hủy thay cho túi ni-lông thông thường, thực hiện các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải, túi thân thiện MT khi đi mua sắm tại siêu thị, khuyến khích nhà cung cấp sử dụng bao bì thân thiện với MT, tăng cường các sản phẩm xanh tới người tiêu dùng.
- Không xả rác đặc biệt là RTN bừa bãi trên đường phố làm mất mỹ quan văn minh đô thị. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
5.2.2 Kiến thức về MT
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức về MT có ảnh hưởng đến STG phong trào phòng chống RTN của người dân, về nhân tố kiến thức MT, tác giả đề xuất rằng cần giáo dục các kiến thức về MT đến người dân, các kiến thức này bao gồm kiến thức về nguồn gốc của RTN như RTN xuất phát từ túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn …; biết được tác động của RTN đối với MT - động vật - con người; sự ảnh hưởng của RTN đến chính sức khoẻ con người; đến hoạt động sống của sinh vật biển,…
Trong giáo dục, cần thiết kế bài giảng, kết hợp với các phương pháp giảng dạy ở các cấp học, độ tuổi, tâm sinh lý của người học để truyền đạt nội dung về BVMT, chống RTN. Thay vì lên lớp và giảng dạy các nội dung về chống RTN theo phương pháp truyền thống – thầy giảng, trò lắng nghe, ghi chép, các giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về RTN và ni lông, giao bài tập nhóm thuyết trình trước lớp cũng như yêu cầu học sinh khảo sát việc sử dụng bao bì ni lông ở HGĐ, làng
xóm… Khi trực tiếp tìm hiểu, khám phá, các em sẽ vỡ ra được nhiều điều về tác hại của bao bì ni lông đến MT sống, đến sức khỏe con người.
Về nội dung giảng dạy liên quan đến kiến thức về MT, nên thường xuyên cập nhật tin tức thời sự, cung cấp cho học sinh các thông tin mới nhất về khoa học, y tế liên quan RTN. Những bài báo với những con số đáng tin cậy quả là có sức tác động mạnh mẽ đến nhận thức của học sinh, làm thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi. Khi nhà trường làm tốt công tác giáo dục ý thức học sinh ứng xử tích cực với MT và sức khỏe bản thân, chắc chắn rằng những hành xử đẹp sẽ nảy sinh và dần dà được củng cố thành thói quen tốt. Quan trọng hơn nữa là học sinh nhận thức sâu sắc về tác hại của bao bì ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Chính các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực nhất tác động đến người thân và mọi người xung quanh.
5.2.3 Sử dụng phương tiện truyền thông
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, internet có ảnh hưởng STG của người dân trong phong trào phòng, chống RTN, về nhân tố này, tác giả đề xuất các kiến nghị như sử dụng đa dạng các kênh phương tiện truyền thông, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống RTN như thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về MT, các cuộc vận động quần chúng tham gia chống RTN... Tổ chức biên soạn và phát hành những tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về BVMT, về RTN.
Tăng cường tuyên truyền về tác hại của túi nilon và các sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần đến sức khỏe con người và MT xung quanh; hướng dẫn một số biện pháp nhằm khắc phục hạn chế sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa một lần trong sinh hoạt. Các cơ quan truyền thông đại chúng như kênh truyền hhinfh thị trần Kiên Lương phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về MT và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về MT; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông MT; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát
hiện và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, chống RTN.
5.2.4 Cán bộ môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cán bộ MT có ảnh hưởng đến STG của người dân trong phòng trào phòng, chống RTN, về nhân tố này tác giả đề xuất các kiến nghị như sau:
- Tổ chức cho các cán bộ MT được tham gia các khóa tập huấn, trang bị kỹ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động cộng đồng trong phòng chống RTN, và huy động