Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN và kết quả phân tích EFA cho thấy các
nhân tố: Sử dụng phương tiện truyền thông;Cán bộ MT; Kiến thức về MT; Nhận thức của người dân có tác động đến STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN.
Phương trình hồi quy:
STG = β1 PTTT + β2 CBMT +β3 KTMT + β4 NTND + ε
Trong đó:
- Biến PTTT: Sử dụng phương tiện truyền thông - Biến CBMT: Cán bộ MT
- Biến KTMT: Kiến thức về MT
- Biến NTND: Nhận thức của người dân
- STG: STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN. - ε : hệ số nhiễu
- β: hệ số hồi quy.
Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (RSquare=0.685). Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted Square) trong mô hình này là 0,677 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 67.7%. Điều này cũng có nghĩa là có 67.7% sự biến thiên STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mô hình.
Bảng 4.14: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình
Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ các
biến độc lập hay không.
Giả thuyết H0 là: β1 = β2 = β3 = β4 = 0 Kiểm định F và giá trị sig.
Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, chúng ta có thể kết luận các biến đốc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này đồng nghĩa mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu các biến.
Bảng 4.15: Bảng phân tích ANOVA
Kết quả từ bảng 4.15, cho thấy giá trị Sig = .000(< 0.05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp và có thể sử dụng được.
Bảng 4.16: Bảng kết quả hồi quy
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .415 .225 1.848 .067 PTTT .218 .026 .390 8.412 .000 .964 1.037 CBMT .246 .032 .360 7.737 .000 .959 1.043 KTMT .239 .027 .416 8.908 .000 .950 1.053 NTND .303 .029 .486 10.542 .000 .976 1.025
(Nguồn: phụ lục kết quả nghiên cứu)
phương tiện truyền thông; Cán bộ MT; Kiến thức về MT; Nhận thức của người dân đều < 5% và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (<2) điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến độc lập.
Phương trình hồi quy:
STG = 0.39PTTT + 0.36CBMT + 0.416KTMT + 0.486NTND
Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với STG của người dân vào phong trào phòng chống RTN ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, nhân tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 4 nhân tố ảnh hưởng STG thì nhân tố Nhận thức của người dân ảnh hưởng mạnh nhất đến STG với Beta = 0.486; nhân tố Kiến thức về MT ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.416; nhân tố Sử dụng phương tiện truyền thông ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.39; nhân tố Cán bộ MT ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0.36.
Kết quả các kiểm định gồm kiểm định giả thiết về ý nghĩa của hệ số hồi quy; Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; Kiểm định về tính độc lập của phần dư; Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội được trình bày ở phụ lục nghiên cứu. (Xem: Phụ lục 6: kết quả nghiên cứu định lượng)