Đời sống văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hóa giữa đàng trong việt nam với các nước phương tây thế kỷ xvii, xviii 1 (Trang 58 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Đời sống văn hóa tinh thần

* Tín ngưỡng – Tôn giáo

Trong các hình thức tín ngưỡng dân gian của người Việt, thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng tồn tại khá phổ biến và lâu dài. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người dân Đàng Trong nói riêng, là nét đẹp văn hóa truyền thống, thấm đượm đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, nhắc con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ khi sinh thời và thờ phụng lúc “về với tiên tổ”. Chính vì vậy, trong quá trình đến Đàng Trong truyền giáo trong các thế kỉ XVII, XVIII, các giáo sĩ phương Tây đã hết sức quan tâm đến hình thức tín ngưỡng này

của người Việt.Qua các ghi chép của một số giáo sĩ như Cristophoro Borri, Alexandre de Rhodes cùng với những bức thư và báo cáo tình hình truyền giáo ở Việt Nam của nhiều giáo sĩ khác gửi về châu Âu thời bấy giờ, việc thờ cúng tổ tiên của người Việt đã được miêu tả hết sức tỉ mỉ và ở đó cũng thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của họ đối với tín ngưỡng này. Những giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam đã nhận thấy sự quan trọng của gia đình trong cộng đồng người Việt. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, đủ tôn ti trật tự như một vương quốc, đủ mọi lễ nghi tôn giáo, mang tính linh thiêng. Tác giả Cristophoro Borri cho biết người Đàng Trong tin vào linh hồn bất tử, cho rằng hồn người quá cố cần ăn uống và bồi dưỡng thân xác, “do đó đôi khi trong năm họ có tục dọn cỗ bàn thịnh soạn và long trọng, con cái cúng tế cha mẹ đã khuất, chồng cúng tế vợ, bạn bè cúng tế người thân thích” [11, tr. 121].Tuy nhiên, đối với Alexandre de Rhodes, việc thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt lại là mê tín dị đoan. Theo ông, những “dị đoan”

này là thông dụng nhất và khó vứt bỏ nhất của người Việt. Chính nó đã cản trở việc tin theo Thiên Chúa giáo của dân chúng bản xứ [5, tr. 57]. Vì thế, không những họ nghèo túng mà còn phải nợ nần bởi muốn theo tục lệ và phép xã giao nên phải chi dụng không những về cỗ bàn mà còn các nghi lễ khác, vừa vô ích, vừa phù phiếm, nhưng theo phép xử thế nên không thể miễn cho mình được. Từ đó, Alexandre de Rhodes đã công khai công kích và chế diễu hình thức tín ngưỡng này của người Việt ở Đàng Trong. Borri trong cuốn “Xứ Đàng Trong” cũng có một số nhận định khắt khe về tín ngưỡng thờ cúng anh hùng và những người có công của người Việt ở Đàng Trong như sau: “Họ còn sai lầm hơn nữa khi thờ phượng linh hồn của những người mà lúc sinh thời từng được coi như bậc thánh, liệt vào trong số các thần linh đầy rẫy trong đền đài, sắp xếp vai vế theo thứ tự dọc hai bên đền: tượng bé, tượng lớn tương ứng với công trạng, tài năng của mỗi vị” [11, tr. 214].

Ngoài thờ cúng tổ tiên, người phương Tây còn chú ý đến tín ngưỡng thờ cúng thần linh của người Đàng Trong . Trong tác phẩm “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà”, John Barrow đã có những miêu tả khá tỉ mỉ về một buổi lễ dâng cúng thần linh của dân chúng bản xứ: “Để bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của mình, người dân nơi đây thường dâng cúng lên ảnh tượng của vị thần linh bảo trợ những lứa đầu của gia súc, gia cầm còn sống hoặc những hoa quả đầu mùa. Những bông lúa chín đầu tiên, quả cau chín đầu tiên, chén đường đầu tiên hoặc bất cứ vật phẩm gì sản xuất ra sẽ được mang đến điện thờ có những ảnh tượng thiêng liêng, đặt ở đó với lòng sùng kính như một vật tạ ơn nhỏ mọn đối với lòng tốt của thánh thần” [31, tr. 134].

* Phong tục

Phong tục là những nếp văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người qua bao đời, được mọi người thừa nhận và làm theo. Phong tục có trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội, là một bộ phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc. Chính vì vậy, khi người phương Tây đến Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng trong các thế kỉ XVII, XVIII, xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau, họ đã bỏ công ghi chép khá nhiều về phong tục của người dân bản xứ.

Thứ nhất là hôn nhân và tục đa thê. Hôn nhân là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người và qua đó cũng thể hiện nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Việt ở Đàng Trong. Chính vì vậy, nó cũng thu hút sự quan tâm một số người phương Tây có mặt trên vùng đất này trong các thế kỉ XVII, XVIII. Trong ghi chép của mình, mặc dù không miêu tả chỉ tiết việc tổ chức hôn lễ của người Đàng Trong, nhưng Borri cho biết, không bao giờ ông thấy người Đàng Trong có quan hệ với người trong họ hàng với nhau. Những người dân bình thường trong xã hội thường chỉ có một vợ. Nhưng đối với những người giàu có, càng có thế giá và của cải thì họ có tục lấy nhiều vợ mọn. Những ai không cưới nhiều vợ khi bản thân có nhiều tiền của thì bị coi là keo kiệt. Những vợ mọn được gọi bà hai, bà ba, bà tư tuỳ theo thứ tự mỗi người. Tất cả đều là nàng hầu của bà vợ cả. Bà này được trọng nể là vợ đích thực, vợ chính thức. Chính bà vợ này chọn các nàng hầu tuỳ theo ý mình và cưới về cho chồng. Hôn nhân của họ không bền chặt vì luật xứ Đàng Trong cho phép li dị, tuy không phải chỉ để tuỳ ý và tuỳ thích của bên này hay bên kia. Để li dị, điều cần thiết phải làm trước tiên là chứng tỏ được tại sao mình xin li dị, vì có nhiều tội nặng tỏ tường, nếu có tội thật thì được xin li dị và lấy người khác. Vì chồng quản lí tài sản của vợ nên họ cũng bỏ nhà mình đến ở nhà vợ mới. Họ được vợ nuôi, vợ lo cho hết các việc trong nhà, còn chồng ở trong gia đình chẳng làm gì, không vất vả gì và nếu chỉ có một vài đồng thì họ cũng bằng lòng vì được mọi sự cần dùng về ăn uống và ăn mặc [31, tr. 102]. Trong “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà” , Jean Borow cũng cho biết sự phổ biến của tục đa thê trong xã hội Đàng Trong: “xuất phát từ cách ứng xử mang tính kẻ cả của mình, người đàn ông, thậm chí ở những tầng lớp bình dân đều coi phái nữ được dành cho họ sử dụng, còn những người ở địa vị cao hơn thì coi họ như những kẻ hầu hạ mua vui cho mình. Một đàn ông khi xét ra có lợi thì có thể lấy bao nhiêu bà vợ hay nàng hầu cũng được, không luật lệ hay quy tắc nào giới hạn số lượng” [31, tr. 103].

Thứ hai là tang ma của người Đàng Trong. Phong tục tang ma của người Việt thể hiện yếu tố tâm lý, đó là sự nuối tiếc và đưa tiễn người thân về bên kia thế giới. Đọc những tài liệu của Alexandre de Rhodes, giới nghiên cứu có thể tìm thấy không ít nội dung về tang ma của người Việt ở Đàng Trong: “Hầu hết trong đám tang, họ có thói quen mở đầu đám bằng một tấm trường bằng lụa cao bằng năm mươi gang tay có bốn người khỏe mạnh cầm, trên đó viết bằng chữ vàng tên người qua cố…Con cái nếu còn sống thì đi trước linh cửu, mặc áo tang, thảm thiết rêu rao những việc tốt và những ai

cần săn sóc mình đã nhận được ở người quá cố…” [5, tr. 52]. Ông còn miêu tả thái độ của những người trong gia đình, tỏ ra vẻ buồn rầu và giọng thương xót, rên rỉ, khóc lóc làm cho mọi người động lòng thương, có khi họ lăn xuống đất để cho người khiêng dẫm chân lên. Đặc biệt người ở đây rất mê tín, nhất là trong việc chọn nơi chôn cất người quá cố. Trong “Xứ Đàng Trong”, Borri cũng đề cập tới một chi tiết nhỏ về đám tang của người Đàng Trong đó là người Châu Âu khi để tang thì mặc đồ đen, còn họ dùng màu trắng [11, tr. 88 ]

Thứ ba là tục ăn trầu, để tóc và móng tay. Theo phong tục của người Việt, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm và ý nghĩa. Miếng trầu đi đôi với lời chào “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Như vậy, việc mời khách bằng những miếng trầu đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của người Việt. Tục ăn trầu của người Việt ở Đàng Trong đã làm cho nhiều người phương Tây có mặt tại khu vực này thế kỉ XVII, XVIII ngạc nhiên và hiếu kì.Thừa saiBorri đã mô tả tương đối cụ thể về tục ăn trầu của người dân xứ này như sau: “Trầu cau đã têm được sắp đầy trong cơi và người ta nhai suốt cả ngày, không chỉ ở nhà mà còn trên đường, lúc trò chuyện, song người ta không nuốt mà nhai xong thì nhổ bã đi. Người ta chỉ thưởng thức mùi vị và tính chất của hỗn hợp vốn rất tốt cho dạ dày này”. [11, tr. 62]. Việc ăn trầu ở Đàng Trong phổ biến đến mức nhà nào tới nhà khác chơi đều mang theo trầu cau tặng cho khách để đáp lễ. Lượng trầu cau được tiêu thụ lớn đến nỗi thu nhập chính của xứ này là nhờ trồng cau như dân Ý trồng ô liu và những loại trái cây khác vậy.

Từ xưa, người Việt đã rất coi trọng hàm răng và mái tóc vì “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Mái tóc là một trong những yếu tố để đánh giá nét đẹp của một con người. Trong tác phẩm “Xứ Đàng Trong” Borri cũng cho biết, phụ nữ và đàn ông Đàng Trong đều để tóc xõa và rủ xuống vai, có người để tóc dài chấm đất và càng dài được cho là càng đẹp. Tóc của người Việt đen, tóc mọc dài một cách tự nhiên và được chải rất cẩn thận. Cả đàn ông và phụ nữ đều để tóc dài, xõa xuống tận gót chân hoặc là tết tóc lại, búi tóc lên thành búi to ở trên đỉnh đầu, còn những người quý phái, những quan tòa và binh lính quấn lại những bím tóc tết đó ở quanh cổ cho chúng khỏi đập vào mặt. Chính điều này đã gây khó khăn lớn cho những người phương Tây khi vừa đến “xứ sở kì lạ này” trong việc phân biệt đàn ông và phụ nữ. Ở nơi đây, để tóc ngắn không những bị coi như dấu hiệu của sự thô tục, mà còn là biểu thị sự suy thoái [31, tr. 108].

Người Đàng Trong còn để móng tay dài và xem đó là đặc trưng phân biệt họ với kẻ bình dân và những người lao động chân tay do tính chất công việc nên luôn phải cắt móng. Theo miêu tả của Borri, quý tộc để móng dài đến nổi chỉ cầm được vật gì thật mỏng manh và họ không tán thành việc những người phương Tây thường cắt tóc và móng, bởi vì họ cho rằng những thứ đó sinh ra là để điểm tô cho con người [11, tr. 87].

* Cách chữa bệnh

Về cách chữa bệnh thông dụng nhất ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVII, XVIII là bắt mạch, chẩn đoán bệnh và bốc thuốc, ngoài ra cũng có bệnh họ cũng cần phải chích máu. Một số người phương Tây quan tâm cách chữa bệnh của các thầy thuốc bản địa. Họ tỏ ra thích thú và khâm phục tài chữa bệnh của các vị thầy thuốc bản xứ, vì vậy họ quan sát và ghi chép một cách cẩn thận. Trong tác phẩm “Xứ Đàng Trong”, Borri đã nói rất nhiều đến cách chữa bệnh của người Đàng Trong. Ông cho biết, các thầy thuốc thuộc khu vực này vừa là người khám, chữa bệnh, đồng thời cũng là một dược sĩ. Ông đánh giá rất cao về tài nghệ của các vị thầy thuốc: “Người ta thường thấy nhiều bệnh vô danh và các thầy thuốc châu Âu không chữa được thì đã được khám phá và được các lương y bản xứ chữa khỏi một cách dễ dàng. Không ít lần thầy thuốc người Bồ đã chê một bệnh nhân, coi như xong rồi thế nhưng bệnh nhân này lại được chữa lành một cách dễ dàng nếu gọi được một lương y bản xứ” [11, tr. 94]. Có một số bệnh cần phải chích máu, và việc chích máu này đã được Borri nhận xét là “tiết kiệm máu hơn cách người ta làm ở châu Âu” [11, tr. 95]. Một điều kì diệu khác (theo quan điểm của Borri) đã được ông ghi chép lại cẩn thận, đó là các thầy thuốc người Đàng Trong không cần băng bó hay buộc cột mà vẫn có thể làm ngừng chảy máu ở vết thương khiến da khép lại và lành ngay sau khi vừa chích máu xong bằng cách dùng “nước bọt” ấn lên vết thương.Borri cũng cho chúng ta biết, trong nghề thầy thuốc ở Đàng Trong có hiện tượng “giấu nghề”, giống như trong các nghề truyền thống khác trên đất nước Việt Nam. Các thầy thuốc không có người phụ tá và họ tự tay khám bệnh và bốc thuốc, một phần vì “họ không dám tin tưởng vào một người nào khác bốc thuốc theo đơn họ đưa ra” nhưng quan trọng hơn là họ “sợ lộ bí mật của các liều thuốc họ cho” [11, tr. 95]. Chính sự dấu giếm này đã gây khó khăn cho việc truyền nghề và nhiều phương thuốc dân gian đã biến mất. Về loại thuốc giúp người ốm khỏi bệnh, Borri nhận thấy, thuốc các vị thầy thuốc bản xứ ở đây dùng thì không giống với thuốc ở châu Âu. Các vị thuốc chủ yếu là do các thầy thuốc tự mình đi hái về. Đó là các loại cỏ, rễ, đặc biệt bên cạnh các vị thuốc từ rể và cỏ đó thì có một loại củ cũng được ông nhắc đến rất nhiều trong cách chữa bệnh của các thầy thuốc đó là “củ gừng”. Ông viết: “Thường họ bốc một ít thuốc đó với một chút gừng, rồi đem sắc trong nước, rồi lấy nước sắc đó cho bệnh nhân uống” [11, tr. 65-66]. Khi bị bệnh trúng gió, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn phải lấy một tấm vải thấm vào nước gừng đun sôi để đắp lên người và Borri xem đây là vị thuốc kì diệu làm khỏi đau mình mẩy do gió lạnh hay gió độc. Borri cũng nhắc tới một loại “cỏ xổ”, là một loại thuốc thần kì của các thầy thuốc bản xứ, chỉ cần uống rồi sau đó đắp loại cỏ này lên vết thương thì sẽ rất nhanh lành. Ông kể lại trường hợp của chính ông bị ngã từ trên cao xuống, bên chỗ dạ dày va phải một tảng đá khiến ông thổ ra máu và đau ngực. Sau một

thời gian uống thuốc theo cách bên châu Âu không khỏi, ông được một thầy thuốc bản xứ cho uống một thứ cỏ mà theo ông “giống như cỏ xổ”, lại cho ăn sống cỏ đó và lấy cỏ làm thành cao đắp lên trên dạ dày và ông nhanh chóng bình phục sau mấy ngày. Hay một người đồng sự của Borri bị bọ cạp cắn, tưởng chừng vô phương cứu chữa cho đến khi một thầy thuốc bản địa đến, nấu một thứ bột gạo, đắp vào chân người bệnh, lấy vải quấn xung quanh cho hơi và khói nóng không bay đi và kết quả là người bệnh bớt đau nhức, rồi khoẻ mạnh như thể chưa bao giờ bị đau. Như vậy, mặc dù thời kì này ở phương Tây y học có nhiều tiến bộ hơn ở phương Đông, nhưng Borri cũng đã thừa nhận rằng các thầy thuốc ở Đàng Trong “cao tay” hơn. Theo nhận xét của người Tây phương, những cách chữa bệnh này đều rất kì diệu, vì có thể làm cho bệnh nhanh lành và có thể chữa được rất nhiều bệnh mà y học phương Tây bấy giờ tưởng chừng như không thể cứu được.

* Văn hóa giao tiếp

Người Đàng Trong cư xử với người Âu châu nhã nhặn và lịch sự hơn, dù sự tự tôn của họ rất cao. Người dân cho rằng, nổi giận là một việc gì đó rất hèn hạ. Trong khi tất cả những nước Á Đông khác nhìn người Âu châu như những kẻ phàm phu tục tử, căm

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hóa giữa đàng trong việt nam với các nước phương tây thế kỷ xvii, xviii 1 (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)