Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hóa giữa đàng trong việt nam với các nước phương tây thế kỷ xvii, xviii 1 (Trang 81 - 116)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Bài học kinh nghiệm

Giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong với phương Tây thế kỉ XVII, XVIII, một vấn đề tưởng chừng đã lùi sâu vào trong quá khứ, nhưng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn với nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để lại cho cả hiện tại và tương lai.

Thứ nhất là bài học về đa phương hóa và đa dạng hóa phương thức giao lưu văn hóa. Trong các thế kỉ XVII, XVIII,ban đầuquan hệ giữa Đàng Trong với một số quốc gia phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã được thiết lập ở những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, sau cùng chỉ còn người Bồ xây dựng được quan hệ tốt đẹp với Chúa. Thông qua người Bồ, chính quyền chúa Nguyễn có thể mua được các hàng hóa, vũ khí, tiếp cận và tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật của phương Tây. Tuy nhiên, việc có quan hệ mật thiết như vậy với người Bồ đã vô tình khiến cho Chúa Nguyễn không ít thời điểm đã phải phụ thuộc vào mối quan hệ này. Điều đó được biểu hiện ở việc hàng năm chúa Nguyễn đều mong đợi tàu buôn của người Bồ đến Đàng Trong mang theo những thứ hàng hóa mà các chúa cần. Để có được sự phục vụ của các nhà truyền giáo trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật, chúa Nguyễn phải thông qua người Bồ để tác động đến giáo phận Macao. Điều này ở một mức độ nhất định đã ảnh hưởng tiêu cực không những đến việc phát triển thương mại mà còn trên lĩnh vực giao lưu văn hóa. Chính vì vậy, bài học về đa phương hóa trong giao lưu văn hóa không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn chúa Nguyễn mà vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, cần phải thấy rằng, ngay từ thế kỉ XVII, XVIII, việc giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong với phương Tây về cơ bản đã diễn ra một cách tự nguyện theo ba con đường khác nhau là thương mại, truyền giáo, du hành đã góp phần hình thành nên các thành tựu trên một số lĩnh vực nhất định. Sự đa dạng trong phương thức, con đường giao lưu văn hóa với phương Tây dưới thời chúa Nguyễn

chính là một ưu điểm nổi bật, cần được duy trì và phát huy trong công cuộc giao lưu văn hóa của đất nước ta trong thời đại ngày nay.

Thứ hai là bài học về giao lưu văn hóa với bên ngoài nhưng phải giữ gìn những truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Từ trong quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ XVII, XVIII, có thể thấy rằng, sự du nhập của những yếu tố văn hóa ngoại lại, đặc biệt là Thiên Chúa giáo đã đem lại cho người Việt ở Đàng trong không ít những điều mới mẽ trong đời sống tinh thần nói chung và tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng. Nhưng ngay từ đầu khi Thiên Chúa giáo du nhập vào, bản thân chính quyền chúa Nguyễn cũng nhận ra những điều xa lạ mà tôn giáo này mang đến với xã hội người Việt. Đặc biệt sự mâu thuẫn với các giá trị văn hóa truyền thống được biểu hiện khá rõ ràng, khi có không ít nhà truyền giáo xem các phong tục tập quán của người bản xứ như thờ cúng tổ tiên, thần linh, lập bài vị, thắp hương, cúng tế Khổng tử, thành hoàng… là mê tín dị đoan và thể hiện một quan điểm phi văn hóa trong việc tiếp nhận những giá trị này của người Việt. Chính điều đó đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cấm đạo Thiên Chúa của chúa Nguyễn. Như vậy, tiếp nhận các giá trị văn hóa của phương Tây, nhưng chúa Nguyễn vẫn gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc và không muốn một bộ phận dân chúng theo Thiên Chúa giáo lãng quên đi những truyền thống đó. Bài học này có lẽ cho đến ngày này vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cách ứng xử đúng đắn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hội nhập và bảo tồn văn hóa.

Thứ ba là bài học giao lưu văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Hiện thực giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong thế kỉ XVII, XVIII cho thấy,quá trình này chỉ diễn ra trên một số lĩnh vực như tôn giáo, ngôn ngữ, khoa học kĩ thuật…, đồng thời quá trình đó cũng mới chỉ đạt được kết quả bước đầu. Điều này là một trong những hạn chế của quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây ở Đàng Trong so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản trong cùng thời gian. Chính vì vậy, khắc phục hạn chế này để tạo dựng quan hệ giao lưu toàn diện trên lĩnh vực văn hóa chính là một bài học nữa từ quá khứ để lại cho hiện tại và tương lai.

Thứ tư là bài học về vai trò chủ động của người Việt trong việc quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc với các nước. Trong các thế kỉ XVII, XVIII, giao lưu văn hóa theo chiều hướng “từ Đông sang Tây” đã chứng kiến quá trình truyền bá một số thành tựu văn hóa, phản ảnh đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt ở Đàng Trong sang phương Tây. Tuy nhiên, điều đáng nói là người Việt đã không phải là chủ thể của quá trình đó. Trên thực tế, trong giai đoạn này, người phương Tây đã giữ vai trò là chiếc cầu nối đưa các thành tựu văn hóa phương Tây đến với người Việt và đồng thời thông

qua các cách thức khác nhau cũng đã giúp truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt sang châu Âu. Hiện thực trong quá khứ này đã khiến người Việt trong thời đại ngày nay phải suy nghĩ và hành động để khẳng định vai trò chủ động của mình đối với việc truyền bá và giới thiệu với thế giới các giá trị văn hóa của dân tộc.

KẾT LUẬN

Những cuộc phát kiến địa lý đã đưa đường dẫn lối cho các nước phương Tây tìm đến phương Đông từ rất sớm. Trong thế kỉ XVI, XVII, sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cùng với sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của giai cấp tư sản đã tạo nên những chuyển biến quan trọng trong tình hình kinh tế - xã hội châu Âu. Nhu cầu mở rộng khu vực truyền giáo và thị trường buôn bán đã thúc đẩy các nước phương Tây mà cụ thể trong giai đoạn này là Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,... tìm đến Đàng Trong Việt Nam, nơi tài nguyên phong phú, dồi dào, tính cách người dân phóng khoáng, chính quyền cởi mở với giao thương.

Những tiếp xúc đầu tiên giữa Đàng Trong Việt Nam với các nước phương Tây đã diễn ra trước thế kỉ XVII chủ yếu thông qua các giáo sĩ thuộc các dòng tu khác nhau và một vài hoạt động buôn bán nhỏ lẻ của thương nhân, tuy chưa đạt được kết quả khả quan, nhưng cũng đã góp phần đặt nền móng cho quá trình giao lưu ở giai đoạn thế kỉ XVII, XVIII. Trong khi đó, bối cảnh lịch sử của Đàng Trong Việt Nam ở thế kỉ XVII, XVIII cũng thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây của vùng đất này. Mưu đồ ly khai khỏi thế lực họ Trịnh và cục diện phân tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài trong nửa đầu thế kỉ XVII đã quyết định chính sách kinh tế - chính trị của các chúa Nguyễn: vừa phải chống lại áp lực truy bức của họ Trịnh, vừa phải không ngừng tìm kiếm các mối quan hệ mới với các quốc gia phương Tây để củng cố tiềm lực kinh tế, quân sự của mình. Các đời chúa Nguyễn đều thi hành chính sách mở cửa thông thương với các nước phương Tây, trong một số giai đoạn nhất định có tạo điều kiện cho các giáo sĩ đến truyền đạo Thiên Chúa giáo. Chính điều này đã hình thành nên những tiền đề cho quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ XVII, XVIII.

Quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ XVII, XVIII có những bước phát triển đáng kể là do sự tác động của một số nhân tố. Thứ nhất là sự chủ động tiếp cận, tìm hiểu, truyền bá các giá trị văn hóa của giáo sĩ, thương nhân phương Tây vào Đàng Trong. Thứ hai là tính cách cởi mở, phóng khoáng của người dân xứ Đàng Trong cùng chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn đã giúp Đàng Trong trở thành khu vực tiếp xúc giao lưu văn hóa với phương Tây khá sớm. Qua việc khai thác nhiều nguồn sử liệu khác nhau, có thể thấy rằng, quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ XVII, XVIII mang tính hai chiều. Những thành tựu văn hóa phương Tây mà người Việt ở Đàng Trong Việt Nam tiếp nhận trong thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện ở một số phương diện. Đó là sự du nhập và bám rễ vững chắc của Thiên Chúa Giáo dù trải qua nhiều sóng gió được tạo ra từ chính sách cấm đạo của chúa Nguyễn, để trở thành một tôn giáo được tổ chức quy cũ thu hút số

lượng không nhỏ dân chúng Đàng Trong tin theo. Sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ cũng là minh chứng cho quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây như kĩ thuật đúc súng, đóng tàu, thiên văn học, y học cũng được chúa Nguyễn cởi mở tiếp nhận thông qua việc các sử dụng một số giáo sĩ phương Tây trong triều đình với vai trò là thầy thuốc, nhà toán học, thiên văn học, thợ đúc súng - một việc làm chưa có tiền lệ trong lịch sử. Kết quả của quá trình du nhập các thành tựu văn hóa phương Tây trong giai đoạn này đã có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế, xã hội, văn hóa Đàng Trong, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ở các giai đoạn tiếp theo. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các giá trị văn hóa của Đàng Trong cũng được ghi chép tỉ mỉ và truyền bá, lan tỏa sang các nước phương Tây. Tuy chưa thật sự đầy đủ, nhưng qua một số nội dung được ghi chép trong các tác phẩm, du ký, tường trình, báo cao hay thư từ của các giáo sĩ, thương nhân và nhà du hành phương Tây, những giá trị văn hóa của người Việt ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVII, XVIII như ẩm thực, trang phục, phương tiện đi lại, nhà cửa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, cách chữa bệnh hay văn hóa giao tiếp ứng xử...cũng đã phác họa những nét chủ đạo. Đặc biệt, đương thời, những tư liệu này đều được chuyển về lưu trữ hoặc xuất bản ở châu Âu, đã giúp giới thiệu cho người phương Tây về nền văn hóa của người Việt ở Đàng Trong trong giai đoạn này.

Từ trong chính quá trình giao lưu mang tính hai chiều như đã đề cập ở trên, có thể thấy rõ vai trò cầu nối của người phương Tây, đặt biệt là các nhà truyền giáo trong việc đưa những thành tựu văn hóa phương Tây đến với người Việt ở Đàng Trong và ngược lại chính họ cũng là lực lượng giúp truyền bá các giá trị văn hóa của người Việt sang châu Âu thời bấy giờ. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò của giáo sĩ và con đường truyền giáo, quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây còn diễn ra theo con đường thương mại và du hành gắn liền với hoạt động của giới thương nhân và một số nhà du hành phương Tây đặt chân đến Đàng Trong thời bấy giờ. Quá trình này về cơ bản diễn ra một cách tự nguyện và liên tục, đã thể hiện ảnh hưởng tích cực trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội đối với xã hội Đàng Trong thời bấy giờ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ XVII, XVIII không có những hạn chế. Trên thực tế, sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong đã mang đến những sự xáo trộn lớn về mặt chính trị xã hội, mà để giải quyết vấn đề này, chính quyền Đàng Trong đã phải thi hành chính sách cấm Thiên Chúa giáo. Tính thiếu toàn diện trong các lĩnh vực giao lưu cộng với những hạn chế trong phạm vi và mức độ tiếp nhận văn hóa của hai bên đã khiến cho quá trình giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong và phương Tây trong các thế kỉ

XVII, XVIII chưa đạt tới được những kết quả mỹ mãn. Và chính những hạn chế được đề cập ở trên đã trở thành căn cứ lịch sử cho việc rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích đối với quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới trong hiện tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU GỐC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

[1] Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt Nam duới các vua triều Nguyễn, NXB Văn học, Hà Nội.

[2] Nguyễn Văn Ánh (2015), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [3] Đỗ Bang, Hà Minh Hồng (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch

sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, NXB Thuận Hóa, Huế.

[4] A. Salles (2001), “Những người Pháp phục vụ Gia Long”, trong Những người bạn cố đô Huế, tập 9, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 285-296.

[5] Alexandre de Rhodes (1994), Hành trình và truyền giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[6] Huỳnh Công Bá (2017), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, NXB Thuận Hóa, Huế [7] Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Khoa học và công

nghệ (2016), Hội thảo khoa học Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc Ngữ, Điện Bàn, Quảng Nam.

[8] Bùi Hạnh Cẩn (1978), “Ý đồ và hoạt động của các giáo sĩ nước ngoài trên đất Việt Nam thế kỉ 17-18”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2 (179), tr. 28-40.

[9] Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

[10] Cristoforo Borri (2003), “bản tường trình về sứ mạng mới mới của các linh mục thuộc phái đoàn Dòng Tên ở vương quốc Đàng Trong”, trong Những người bạn cố đô Huế, tập 18, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 345-517.

[11] Cristophoro Borri (2019), Xứ Đàng Trong, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[12] Charles B. Maybon (2011), Những người châu Âu ở nước An Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

[13] Nguyễn Duy Chính (2017), Đàng Trong thời Chúa Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, TP Hồ Chí Minh.

[14] Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ Quốc Ngữ 1620-1659, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn. [15] Việt Chương (2001), Thời Nam - Bắc triều (Trịnh - Nguyễn phân tranh), NXB Phụ

nữ, Hà Nội.

[16] Nguyễn Mạnh Dũng (2011), “Về hoạt động thương mại của công ty Đông Ấn Pháp với Đại Việt (nửa cuối thế kỉ XVII - đến giữa thế kỉ XVIII)”, trong Người Việt với biển, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 337-250.

thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX - Nguyên nhân và hê ̣quả, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[18] Nguyễn Mạnh Dũng (2015), Về tình hình ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVIII, In trong cuốn Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 365-386.

[19] Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học, Hà Nội.

[20] Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[21] Gaide (2001), “Y học châu Âu tại AnNam xưa và nay”, trong Những người bạn cố đô Huế, tập 8, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 283-314.

[22] H. Cosserat (1998),“Những người Pháp phục vụ Gia Long”, trong Những người bạn cố đô Huế, tập 4, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 168-211.

[23] Bùi Thị Hà (2014), “Sự phổ biến y học Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 451, tr. 59-61. [24] Hội khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng (2019), Kỷ yếu Hội thảo khoa học 100 năm

chữ quốc ngữ ở Việt Nam, Đà Nẵng.

[25] Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 1, NXB Hiện Tại, Sài Gòn.

[26] Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 2, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[27] Dương Văn Huy (2015), “Chính sách hướng biển của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI - XVIII”, trong Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 420-446.

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hóa giữa đàng trong việt nam với các nước phương tây thế kỷ xvii, xviii 1 (Trang 81 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)