Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi kết thúc mở tổ chức dạy học toán lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh 1 (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Khái niệm năng lực

2.3.1.1 Năng lực trong chương trình Giáo dục phổ thông Tổng thể 2018

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS.

Quá trình hoạt động và phát triển tri thức từ mức độ thấp đến mức độ cao của HS đến một lúc nào đó sẽ giúp cho các em có một năng lực nhất định. Năng lực là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, khái niệm này cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tạo ra tâm lí của con người hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [13].

Phạm Minh Hạc đưa ra định nghĩa: “Năng lực chính là tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [18].

Nguyễn Quang Uẩn và Trần Trọng Thủy thì quan niệm: “Năng lực là một tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả” [19].

Theo Bùi Văn Huệ “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực thuộc hoạt động đó” [20].

Bên cạnh những quan điểm của các tác giả trong nước, một số tác giả nước ngoài cũng đưa ra quan điểm của mình. Denys Tremblay quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [41].

Theo Barnett: “Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn” [21].

Năng lực của mỗi người là khác nhau, khả năng giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân cho thấy năng lực của chính sở thân họ, được bộc lộ ở những tiêu chí cơ sở như tính dễ dàng, chính xác, linh hoạt, nhanh nhẹn, hợp lí, sáng tạo và độc đáo trong giải quyết vấn đề. Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo, không phải là một thuộc tính riêng lẻ hoặc những thuộc tính rời rạc của cá nhân tạo nên.

Năng lực có thể chia làm hai loại: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn trong một hoạt động.

Năng lực của mỗi người một phần dựa trên cơ sở tư chất. Nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục. Việc hình thành và phát triển nhân cách là phương tiện có hiệu quả nhất để phát triển năng lực [19].

Quá trình dạy học và giáo dục hướng đến định hướng phát triển năng lực là điều tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, những yêu cầu về phát triển năng lực là cấp thiết.

sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

2.3.1.2 Phân tích cấu trúc của năng lực

Năng lực là thuộc tính cá nhân gồm hai thành phần là: - Tố chất sẵn có (yếu tố di truyền).

- Quá trình học tập, rèn luyện.

Đặc điểm của năng lực thể hiện qua các cụm từ sau: - Thuộc tính cá nhân - Tố chất

- Quá trình - Huy động tổng hợp - Thực hiện thành công - Hoạt động

- Đạt kết quả - Điều kiện cụ thể

Từ quan niệm trên về năng lực, sự hình thành và phát triển của năng lực có thể được sơ đồ hóa như sau [14]:

Năng lực được phát triển

HS

Huy động Tổng hợp

Có thể nói một cách tóm tắt như sau: Năng lực được hình thành và phát triển qua chuỗi hoạt động huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm học tập đã có để giải quyết một vấn đề cụ thể trong học tập có kết quả (biểu hiện qua: kiến thức mới, kĩ năng mới, thái độ và kinh nghiệm học tập mới được hình thành) với những điều kiện cụ thể. Qua các hoạt động tạo thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm học tập mới, đồng thời các năng lực từng bước được hình thành. Quy trình đó được lặp đi lặp lại qua nhiều bài học, từng bước năng lực được phát triển. Như vậy, sau một tiết học chỉ góp phần hình thành năng lực của HS và sau một quá trình học tập, năng lực mới có thể biểu hiện sự hình thành và phát triển rõ rệt.

2.3.1.3. Phân loại năng lực

Thực hiện hoạt động học tập thành công và có kết quả Kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm (đã có) Kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm (mới)

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm có các loại năng lực sau đây: - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

- Năng lực môn học: các năng lực cụ thể của từng môn học.

 Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.

 Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống…

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi kết thúc mở tổ chức dạy học toán lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh 1 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)