KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2017 2019 (Trang 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sửdụng đất của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội dụng đất của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Trì là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có diện tích là 6.349,1ha; có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 01 trị trấn); huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 20050' đến 21000' vĩ độ Bắc và từ 105045' đến 105056' kinh độ Đông.

Hình 3.1. Sơđồ vị trí huyện Thanh Trì

- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; - Phía Nam huyện Thanh Oai, giáp huyện Thường Tín; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội và tỉnh Hưng Yên;

Huyện có mạng lưới và cơ sở hạ tầng thuận tiện về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông; nên có điều kiện thuận lợi để phát triển .

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Được chia làm 2 vùng chính sau:

- Vùng bãi ven đê sông Hồng chiếm 18,70% diện tích của huyện. Độ cao trung bình khoảng 8,0 - 9,5m; các vùng bãi đất canh tác có độ cao từ 7,0 - 7,5m. Vùng này có diện tích chủ yếu nằm trên địa bàn của 3 xã: Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc.

- Vùng nội đồng (vùng trong đê) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện (chiếm 81,30%), chủ yếu là diện tích của 12 xã còn lại và 01 trị trấn. Nhìn chung độ cao địa hình vùng này có địa hình gần như bằng phẳng. Đối với những vùng ngập úng do lớp đất có tính cơ học yếu, các lớp đất sét thấm nước không đáng kể nên tạo ra các lớp cách nước vì vậy tiêu nước bằng con đường thẩm thấu ít; nên không thuận lợi cho việc xây dựng công trình (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường).

3.1.1.3. Khí hậu – thủy văn

Thanh Trì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên có 2 mùa, mùa nóng và mùa lạnh.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.800mm - 2.100mm.. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 86%.

Lượng bốc hơi trung bình 948 mm/năm.

Chịu ảnh hưởng chính của 3 dòng sông Nhuệ, sông Hồng và sông Tô Lịch

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

- Đất phù sa không được bồi có glây.

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu. - Đất phù sa không được bồi glây mạnh.

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu. - Đất cồn cát, bãi cát ven sông.

- Đất còn lại bao gồm: Đất khu dân cư, đất có mặt nước, sông * Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu là sông Hồng có lưu lượng rất lớn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Nhuệ, các hệ thống sông khác và ao hồ có khả năng dự trữ nguồn nước mặt.

- Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm vùng khá phong phú. * Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tên tuổi của các danh nhân như cụ Chu Văn An, Nguyễn Như Đổ, Ngô Thì Nhậm và những công trình tôn giáo, trong đó có nhiều công trình được xếp hạng di tích quốc gia. Một số công trình chùa, đền có kiến trúc cổ, cảnh quan đẹp, đặc sắc như đền Bà Tía xã Vĩnh Quỳnh, chùa thôn Triều khúc xã Tân Triều, chùa Đại Áng, chùa Tự Khoát...

Trong các xã đều có lễ hội truyền thống của làng như lễ hội Lộ của xã Vạn Phúc, lễ hội làng Triều Khúc - Tân Triều, lễ hội Đông Mỹ là lễ hội hàng Tổng của nhiều xã trong huyện và trong vùng. Đặc biệt trong huyện còn có di tích lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa, hàng năm đều tổ chức lễ hội truyền thống.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Về tình hình kinh tế

Giai đoạn 2017 – 2019, kinh tế trên toàn địa bàn huyện tăng trưởng bình quân 14%; trong đó cao nhất là ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 17,12%; công nghiệp 14,32% và thấp nhất là nông nghiệp tăng trưởng bình quân 0,96%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 45,61% năm 2017 lên 63,0% năm 2019.

- Tỷ trọng Thương mại – Dịch vụ tăng từ 23,31% năm 2017 lên 24,5% năm 2019.

- Tỷ trọng Nông nghiệp năm 2017 là 31,08% giảm xuống 12,5% năm 2019.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Nông nghiệp

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện trong những năm qua giảm đi nhưng nông nghiệp của huyện vẫn đang phát triển với tốc độ bình quân 0,96%. Sự phát triển nông nghiệp của huyện trong những năm qua đang có những biến động, diện tích đất nông nghiệp giảm đi và làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp đạt thấp.

Tuy do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhưng kết quả sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì và phát triển theo hướng giảm dần sản xuất ngành trồng trọt mà đặc trưng là chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi.

* Công nghiệp

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2017 – 2019 đạt 13,32%; trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp do Trung ương và thành phố quản lý tăng chậm (chỉ đạt 11,50%) so với tốc độ tăng trưởng bình quân 22,70% ngành công nghiệp – xây dựng do huyện quản lý.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã hoàn thành xây dựng và phát huy hiệu quả cụm công nghiệp Ngọc Hồi, đã thu hút 34 doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động, đến nay cụm công nghiệp tiếp tục được mở rộng thêm 18,20 ha.

Đi đôi với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; huyện đã chú trọng phát triển làng nghề truyền thống như dệt Triều Khúc, mây tre đan Vạn Phúc, miến Hữu Hòa... Một số làng nghề phát triển mạnh như làng nghề truyền thống Tân Triều với các ngành nghề chủ yếu như dệt, thu mua lông vũ... ở đây hiện có 42 công ty và hợp tác xã, trên 400 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp với trên 1000 lao động, doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng. Huyện đang tiếp

tục đầu tư mở rộng làng nghề Tân Triều và xây dựng dự án làng nghề Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc...

* Thương mại dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện, nhưng lại có vai trò khá quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thu nhập cho hộ gia đình. Hơn nữa các ngành thương mại dịch vụ cũng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người về hưu nhưng còn sức khỏe, tạo việc làm cho học sinh, thanh niên không có điều kiện theo học ở các bậc cao hơn.

3.1.2.3. Dân số và lao động

Dân số của huyện tính đến 31/12/2019, có 275.303 người. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 105.162 người (chiếm 51,4% dân số).

Tỷ lệ hộ giàu tăng lên 29,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,8% theo chuẩn hiện hành.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Thanh Trì năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện Thanh Trì năm 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 Đường quốc lộ, lộ tỉnh, huyện lộ Km 30,7 1.2 Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,

đường xóm, liên xóm Km 462,32 1.3 Đường thủy Km 8 1.4 Đường sắt Km 14,5 1.5 Cầu Cái 3 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp 3 Năng lượng

3.1 Hệ thống điện nông thôn Km 420,359 3.2 Hệ thống trạm biến áp Trạm 407

3.3 Số hộ dùng điện % 100

4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hóa xã, huyện Cái 17 4.2 Số chợ trong toàn huyện Cái 14 4.3 Số di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 43 5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 21

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 35 5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.4 Cơ sở đào tạo nghề Cơ sở 7

5.5 Trường dạy trẻ khuyết tật Trường 01

5.6 Điểm văn hóa xã Điểm 42

3.1.3. Tình hình qun lý và s dng đất huyn Thanh Trì

3.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. - Chỉ thị số 635/2013/CT-UB, ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các xã dự kiến có điều chỉnh địa giới hành chính thuộc huyện Thanh Trì.

- Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2013 ban hành quy định về trách nhiệm của các phòng, ban, UBND xã, thị trấn và cán bộ công chức, viên chức có liên quan đến việc triển khai thực hiện đối với công tác cấp GCN QSDĐ ở, gắn liền với tài sản trên đất, nhằm phân định trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể đảm bảo chất lượng.

* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Chất lượng xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện ngày càng được nâng cao làm tài liệu cơ sở cho việc phục vụ các công tác chuyên môn liên quan.

* Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Có xây dựng được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới tạo ra cơ sở để quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. Hàng năm, dựa vào kết quả điều tra hiện trạng của năm trước, kết hợp với các dự án được thành phố phê duyệt. Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất cho năm sau và thông qua Hội đồng nhân dân huyện, làm căn cứ để các ngành, các phường thực hiện việc giao đất và thu hồi đất.

Bảng 3.2. Kết quảđo đạc đơn vị hành chính huyện Thanh Trì năm 2019 STT Đơn vị hành chính Tổng diện tích (ha) 1 Thị trấn Văn Điển 90.5 2 Xã Đại Áng 525.2 3 Xã Đông Mỹ 277.0 4 Xã Duyên Hà 276.4 5 Xã Hữu Hòa 296.3 6 Xã Liên Ninh 423.3 7 Xã Ngọc Hồi 380.6 8 Xã Ngũ Hiệp 324.4 9 Xã Tả Thanh Oai 809.3 10 Xã Tam Hiệp 320.0 11 Xã Tân Triều 299.4 12 Xã Thanh Liệt 349.2 13 Xã Tứ Hiệp 421.6 14 Xã Vạn Phúc 529.1 15 Xã Vĩnh Quỳnh 642.8 16 Xã Yên Mỹ 384.1

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện trong thực tiễn mà chỉ thực hiện dưới dạng văn bản. Để đánh giá một cách khách quan hơn công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ta nghiên cứu kết quả thực hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019 Loại đất Mã loại đất Kết quả thực hiện Din tích thông kê (ha) Din tích theo quy hoch s dng đất So sánh (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) Nhóm đất nông nghiệp NNP 3,169.6 3,083.3 86.4 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3,165.8 3,248.5 - 82.7 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 13.7 17.3 - 3.6

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)

- Đất nông nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất đã được UBND thành phố phê duyệt năm 2019 trên địa bàn huyện Thanh Trì có 3,083.3 ha; kết quả thực hiện năm 2019 (theo thống kê đất đai của huyện Thanh Trì tính đến hết ngày 31/12/2019) là 3,169.6 ha; cao hơn quy hoạch sử dụng là 86.4 ha.

- Đất phi nông nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất đã được UBND thành phố phê duyệt năm 2019 trên địa bàn huyện Thanh Trì có 3,248.5 ha; kết quả thực hiện năm 2019 (theo thống kê đất đai của huyện Thanh Trì tính đến hết ngày 31/12/2019) là 3,165.8 ha; thấp hơn quy hoạch sử dụng là 82,7 ha.

- Đất chưa sử dụng: theo chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được thành phố Hà Nội phân bổ là 17,3 ha; kết quả thực hiện năm 2019 (theo thống kê đất đai của huyện Thanh Trì tính đến hết ngày 31/12/2019) là 13,7 ha; thấp hơn quy hoạch sử dụng là 3.6 ha.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 NNP PNN CSD Kết quả thực hiện Chỉ tiêu QHSDĐ ĐVT: ha Hình 3.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất năm 2019

(Nguồn: Phòng Tài nguyên huyện Thanh Trì)

Qua biểu đồ hình ta thấy các chỉ tiêu sử dụng của nhóm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp năm 2019 đều chưa thực hiện được so với kế hoạch sử dụng đất năm 2019 đã được phê duyệt và có sự chênh lệch khá lớn so với quy hoạch và kế hoạch. Điều này cho thấy việc dự báo nhu cầu thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng các chỉ tiêu trong kế hoạch đã được phê duyệt chưa sát với thực tế nhu cầu và tốc độ phát triển.

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Để đảm bảo tính công bằng xã hội, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sử dụng đất của dân, huyện Thanh Trì phải thực hiện phân bổ quỹ đất hợp lý tránh tình trạng sử dụng đất không hiệu quả gây ảnh hưởng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

* Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất.

UBND huyện thực hiện chặt chẽ công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi hộ gia đình, cá nhân, tập thể bị thu hồi đất nhằm giúp cho người dân ổn

định cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần tránh nhằm tránh gây thất thoát cho nguồn ngân sách.

* Việc đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện được quan tâm đặc biệt nên có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cấp giấy chứng nhận, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nhà nước và pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Việc thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện luôn được thực hiện hàng năm và đã giao nộp và được lưu trữ theo quy định của Nhà nước.

3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì

Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019 được thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019 (đến hết ngày 31/12/2019) TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích tự nhiên 6.349,1 100 1 Đất nông nghiệp NNP 3.169,6 49.92

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2.302,5 36,26

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.171,5 34,20 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.475,0 23,23 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 696,5 10,97 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 131 2,06

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 125,7 1,98

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.165,80 49,86

2.1 Đất ở OCT 1.013,6 15,96

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 919,1 14,48

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 94,4 1,49

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2017 2019 (Trang 39)