3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình
quản lý sử dụng đất của huyện Thanh Trì
Huyện Thanh Trì có vị trí địa lý khá thuận lợi do nằm sát với các quận nội thành của thành phố Hà Nội, có hệ thống đầu mối giao quan trọng như qua Cầu Thanh Trì đi các tỉnh vùng Đông Bắc; đường vành đai 3, vành đai 3,5 và trục quốc lộ 1A-1B đi các tỉnh phía Nam; có ga tàu Ngọc Hồi là đầu mối của tuyến đường sắt Bắc Nam. Đây là điều kiện quan trọng để huyện Thanh Trì phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Thanh trì có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao và nằm trong khu vực của huyện có các cơ sở khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, các bệnh viện lớn của Trung ương, trường đại học trong tương lai...là điều kiện giúp cho huyện tiếp cận nhanh chóng với tri thức khoa học công nghệ hiện đại, là điều kiện để tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành cụm công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp Ngọc Hồi) và các cơ sở công nghiệp lớn của Trung ương, các cơ sở công nghiệp địa phương và làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều loại sản phẩm nổi tiếng; nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông sản, thực phẩm có chất lượng cao; thương mại dịch vụ đa dạng, phong phú...
Huyện Thanh Trì là một phần cội nguồn văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đã kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, cảnh quan thiên nhiên nên có điều kiện để phát triển du lịch, tạo dựng môi trường sinh thái bền vững.
3.1.4.2. Hạn chế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy phát triển cao nhưng quy mô các ngành nghề kinh tế còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế để phát triển. Chưa hình thành vùng rau sạch, chất lượng cao; chậm triển khai xây dựng các làng nghề; hoạt động của các Hợp tác xã hiệu quả còn chưa cao.
- Giao thông nội bộ trong khu vực các xã, khu dân cư nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp mặc dù quỹ đất còn nhiều. Cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, nhất là trường mầm non, nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã đã xuống cấp cần được đầu tư.
- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Quy hoạch chung triển khai chưa đồng bộ, quy hoạch chi tiết phát triển các khu đô thị chưa được xây dựng.
- Tốc độ phát triển đô thị còn chậm; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng kết quả chưa cao, còn nhiều vướng mắc trong xử lý.
- Là huyện có tốc độ đô thị hóa cao nên các quy hoạch, chính sách đầu tư cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nên đã tạo ra áp lực trong xử lý điều hành của các cấp chính quyền và đồng thời cũng tạo ra yếu tố tâm lý thiếu tính ổn định cho người dân trong quá trình sử dụng đất và đầu tư phát triển. Đi đôi với quá trình đô thị hóa thì tất yếu đất nông nghiệp bị giảm trong khi việc chuyển đổi nghề, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp cho người dân bị thu hồi đất chưa kịp thời nên sẽ phát sinh nhiều yếu tố phức tạp khác ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh trật tự xã hội...
- Môi trường nói chung đã có sự ô nhiễm (trừ nước sinh hoạt) nhưng do còn nhiều khó khăn vướng mắc nên chưa giải quyết triệt để.
3.2. Đánh giá thực trạng, kết quả, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sửdụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2017 - 2019 dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2017 - 2019
3.2.1. Đánh giá chung kết quảđấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Trì giai đoạn 2017 - 2019
3.2.1.1. Các văn bản pháp luật vềđấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Quyết định 65/2014/ QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 20 tháng 8 năm 2014 về thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội. - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư ngày 15/05/2014 của Chính phủ.
- Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ban hành quy định về việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 30/10/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
3.2.1.2 Quy chếđấu giá quyền sử dụng đất
a/ Tổ chức được giao đấu giá quyền sử dụng đất và đối tượng tham gia đấu giá. - Thành lập Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Thành phố Hà Nội. Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu duy nhất của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có chức năng bán đấu giá các loại tài sản trên phạm vi toàn quốc.
- Đối tượng tham gia đấu giá gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định (gọi chung là người tham gia đấu giá), có khả năng về tài chính và nhu cầu sử dụng đất.
- Các đối tượng khác có liên quan khác. b/ Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
- Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.
c/ Quyền lợi và trách nhiệm của bên tổ chức đấu giá. * Quyền lợi
- Được quyền xét giá, thu tiền theo kết quả trúng giá và quản lý, sử dụng số tiền thu được theo quy định Nhà nước, thực hiện quyền quản lý theo quy chế quản lý đầu tư.
- Yêu cầu bên ký kết hợp đồng đấu giá quyền sử dụng đất cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến thửa đất, khu đất đấu giá quyền sử dụng đất.
- Được bên ký kết hợp đồng thanh toán các khoản chi phí liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản.
* Trách nhiệm
- Thông báo công khai hồ sơ mời đấu giá, gồm cả các thông tin có liên quan tới thửa đất, phiên đấu giá (trừ những yếu tố phải bảo mật theo quy định).
- Xây dựng và ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất làm căn cứ tổ chức đấu giá.
- Kiểm tra, xác định tư cách người tham gia đấu giá và xét giá.
- Xác nhận kết quả trúng giá làm căn cứ để cấp có thẩm quyền giao (cho thuê) đất.
- Hội đồng đấu giá có trách nhiệm hoàn thành thủ tục pháp lý, công nhận kết quả thắng giá và làm thủ tục giao đất cho người trúng giá.
d/ Quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia đấu giá. * Quyền lợi
- Đảm bảo an toàn trong khi tham gia đấu giá.
- Khi không trúng giá hoặc không tiếp tục tham gia đấu giá sẽ được hoàn trả tiền đặt cọc sau phiên đấu giá.
- Người tham gia trúng đấu giá thì được xác nhận kết quả trúng đấu giá và làm các thủ tục nhận đất, xác lập quyền sử dụng đất theo quy định.
- Đối với trường hợp người tham gia trúng giá đối với dự án giao đất có thời hạn thì khi hết thời hạn có nhu cầu sử dụng tiếp thì được gia hạn và phải nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm gia hạn.
- Người tham gia phải có đơn xin tham gia đấu giá hợp lệ theo mẫu in sẵn, nộp đơn theo đúng thời hạn quy định tại thông báo đấu giá của Hội đồng đấu giá.
- Người tham gia đấu giá khi vào phòng đấu giá phải mang theo giấy chứng minh thư nhân dân và phiếu tham dự đấu giá, trường hợp không có giấy chứng minh thư nhân dân phải có đơn xin xác nhận của Công an xã, phường nơi cư trú.
- Khi tham gia đấu giá phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế quy định của phiên đấu giá.
3.2.1.3. Quy trình thực hiện một dự án đấu giá quyền sử dụng đất
Quy trình gồm 7 bước:
Bước 1: Lập và phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP: Đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Nội dung này Ban quản lý dự án đề nghị bỏ với lý do Luật đấu giá không quy định. Tuy nhiên, quan điểm phòng TNMT, Luật đấu giá chỉ quy định trình tự, thủ tục từ khi hoàn thành các thủ tục để đấu giá, tức là từ khi ký hợp đồng đấu giá, nên đề nghị giữ nguyên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình và dự thảo quyết định;
- Giấy tờ liên quan đến pháp lý của thửa đất đấu giá; - Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Tên, địa chỉ của đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Phòng TNMT thẩm định và trình UBND quận phê duyệt. Bước này các đơn vị không có ý kiến tham gia;
khởi điểm của các thửa đất đấu giá. Gồm các trường hợp như sau:
- Đấu giá để thực hiện dự án đầu tư hoặc thửa đất đấu giá có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên (Khoản 2, Điều 4 Quyết định 35/2017/QĐ-UBND) thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Đơn vị được giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ nộp qua Sở TNMT. Nội dung này không quy định thời gian;
- Đối với thửa đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng để giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân tự xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc cho thuê đất trả tiền 1 lần để tự xây dựng cửa hàng, ki ốt kinh doanh (Không thuộc trường hợp UBND thành phố giao cho TTPTQĐ Hà Nội). Đơn vị được giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ nộp qua phòng tài chính kế hoạch (Thời gian 5 ngày); phòng tài chính kế hoạch thẩm định trình UBND quận phê duyệt (Nội dung phòng tài chính kế hoạch chưa có ý kiến về thời gian);
- Đấu giá đất để cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi, đất chưa sử dụng. UBND xã hoàn thiện hồ sơ nộp qua phòng tài chính kế hoạch (Thời gian 5 ngày);
Bước 4: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
Gồm 5 bước nhỏ: Từ thông báo mời thầu, thành lập tổ tư vấn đến việc ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá.
Ban quản lý dự án có ý kiến là thông báo công khai lựa chọn tiêu chí bán đấu giá theo quy định và trình chỉ định thầu. Phòng TNMT có quan điểm phải tổ chức đấu thầu, trừ trường hợp có 1 đơn vị tham gia đấu thầu;
Bước 5: Tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất
Thực hiện theo quy định của Luật đấu giá. Đề xuất thành lập tổ giám giát đấu giá hay giao ban đơn vị tổ chức thực hiện việc giám sát.
Bước 6: Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Hoàn thiện hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp thuộc thẩm quyền thành phố nộp qua Sở TNMT, trường hợp thuộc thẩm
quyền của UBND quận nộp tại phòng TNMT.
Bước 7: Thu tiền trúng đấu giá, bàn giao đất ngoài thực địa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện việc thu tiền và bàn giao đất ngoài thực địa, hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người trúng đấu giá;