Quá trình hình thành và phát triển của của các công ty cho thuê tài chín hở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 40)

Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Hoạt động cho thuê tài chính đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước đang phát triển. Theo các chuyên gia tài chính, tổng doanh số thuê tài chính toàn cầu hàng năm lên đến 1000 tỷ USD. Tại Mỹ, 80% doanh nghiệp (từ doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn trong top Fortune 500) đều thuê một phần máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Nhật Bản có gần

240 công ty cho thuê tài chính, gần 97% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này với doanh số cho thuê tài chính cũng rơi vào khoản 50 tỷ USD/năm. Tại Trung Quốc, số công ty cho thuê tài chính lên tới 3200 công ty, gần 65% doanh nghiệp sử dụng hình thức này. Các quốc gia phát triển trên thế giới nhận thấy lợi ích, lợi nhuận từ hoạt động cho thuê tài chính, cùng với quá trình công nghiệp hóa toàn cầu, chính phủ các quốc gia trên thế giới khuyến khích mở rộng hoạt động cho thuê tài chính không chỉ quy mô trong nước mà còn quy mô xuyên quốc gia. Điển hình như Nhật Bản, từ những năm 1973, các công ty CTTC đã mở rộng các chi nhánh tại Hong Kong, Singapore, Indonesia, các nước Đông Nam Á, … và bắt đầu thực hiện các hợp đồng thuê tài chính được tài trợ trực tiếp từ công ty mẹ tại nước sở tại.

Về số lượng, theo số liệu của Ngân hàng Nhà Nước, giai đoạn từ 1996-2000 được xem là giai đoạn bắt đầu của các công ty CTTC gồm 5 công ty trực thuộc ngân hàng thương mại, 2 công ty CTTC nước ngoài được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Năm 2007, đã có 8 công ty CTTC trực thuộc ngân hàng Thương mại Việt Nam được đưa vào hoạt động. Giai đoạn 2011 - 2018, Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện tái cơ cấu dành cho các tổ chức phi ngân hàng, nhằm sàng lọc các công ty hoạt động không hiệu quả, cho phép phá sản đối với những tổ chức thua lỗ kéo dài, tỷ lệ nợ xấu cao và tiếp tục cơ cấu với chủ sở hữu mới. Tháng 4/2017, Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam sát nhập thành Công ty TNHH CTTC BIDV-Sumi Trust. Tính đến tháng 12/2018, Việt Nam có 10

công ty CTTC cấp phép hoạt động, trong đó 5 công ty thuộc NHTM, 3 công ty 100% vốn nước ngoài, 1 công ty vốn nhà nước, 1 công ty liên doanh.

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1 Quá trình tăng vốn điều lệ của các công ty CTTC tại Việt Nam từ 2016-2020

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Về quy mô vốn điều lệ, theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP Quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam, mức vốn pháp định quy định cho các Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng. Các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam đều có mức vốn điều lệ cao hơn vốn pháp định quy định (Theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Theo Nghị định 95/2008/NĐ-CP, một số tổ chức cho thuê tài chính đã có mức vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định của công ty tài chính, thỏa điều kiện được phép thực hiện một số nghiệp vụ như cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê và thực hiện hoạt động bao thanh toán đối với bên thuê theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước. Đến nay, có 02 Công ty cho thuê tài chính trưc thuộc NHTM Việt Nam là Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng 01 Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (CILC) và 01 Công ty cho thuê tài

chính liên doanh (BIDV Sumi Trust Leasing) đảm bảo mức vốn điều lệ tương đương vốn pháp định của công ty tài chính. Các Công ty cho thuê tài chính còn lại đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính Phủ.

Năm 2016, tổng vốn điều lệ của các công ty CTTC Việt Nam đạt 6.636,8 tỷ đồng. Đến năm 2017, tổng vốn điều lệ vẫn tăng đều nhưng giảm mạnh vào năm 2018 do Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam bị thu hồi giấy phép theo Quyết định số 679/QĐ-NHNN ngày 12/4/2017 và Công ty CTTC II Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tuyên bố ngừng hoạt động. Giai đoạn, 2018-2020, sau cuộc tái cơ cấu của ngân hàng nhà nước, hoạt động của các công ty CTTC đi vào ổn định.

2.1.2 Các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam

Cho thuê tài chính trở thành một sản phẩm dịch vụ phổ biến tại thị trường các công ty tài chính ngân hàng, dường như là một sản phẩm dễ bán và dễ quản lý nhưng nó yêu cầu khác về kỹ năng bán hàng, chính sách rủi ro tín dụng, giải pháp giải quyết tối ưu hơn nhu cầu của người vay so với khoản vay ngân hàng thông thường.

Hầu như các công ty con cho thuê tài chính có hệ thống quản trị, quản lý, bán hàng, hệ thống thẩm định tách biệt với các ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ ngân hàng mẹ.

Các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng:

 Công ty CTTC TNHH MTV Á Châu (Giấy phép số 06/GP-NHNN ngày

2/7/2018)

 Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công thương Việt Nam (Giấy phép số 04/GP-CTCTTC ngày 20/3/1998)

 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Giấy phép số 05/GP-CTCTTC*66/GP-NHNN ngày 31/10/2017)

 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Giấy phép số 65a/GP-NHNN ngày 31/10/2017).

 Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Giáy phép số 06/GP-CTCTTC ngày 27/8/1998).

Tại một số thị trường, Thuê Tài Chính vẫn là một sản phẩm mới, các công ty cho thuê tài chính phi ngân hàng thâm nhập thị trường cho thuê tài chính sớm và gần như dẫn đầu thị trường về dư nợ. Trong khi các ngân hàng chịu sự quản chế nghiêm ngặt, thì các công ty thuê tài chính có thể tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính mà không cần đủ điều kiện để được cấp phép hoạt động ngân hàng.

Tại Việt Nam, các công ty Cho Thuê Tài Chính phi ngân thường thuộc các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Họ đối mặt với sức cạnh tranh lớn từ các ngân hàng truyền thống và các công ty thuê tài chính thuộc ngân hàng bởi danh xưng “ngân hàng chính thống” và sự chiếm lĩnh thị trường tài chính ngân hàng của các ngân hàng mẹ.

Các công ty cho thuê tài chính không trực thuộc ngân hàng:

 Công ty CTTC TNHH MTV Kexim Việt Nam (100% vốn nước ngoài, giấy phép số 72/GP-NHNN ngày 2/7/2018).

 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (117/GP-NHNN ngày

24/4/2008)

 Công ty CTTC TNHH MTV Quốc Tế Chailease (100% vốn nước ngoài, giấy phép số 09/GP-NHNN ngày 09/10/2006).

 Công ty CTTC TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ (Giấy phép số 79/GP-NHNN ngày 19/3/2008).

 Công ty TNHH CTTC BIDV - Sumi Trust (Giấy phép số 176/GP- NHNN ngày 21/8/2017).

2.2 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính

2.2.1 Các nhân tố khách quan

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Các yếu tố biến đổi kinh tế tác động lớn đến hoạt động tài chính nói chung và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính nói riêng.

Giai đoạn 2010 – 2012, kinh tế thế giới đầy bất ổn với cuộc khủng hoảng công nợ tại Hy Lạp, các chính sách tiền tệ càng thắc chặt do tình hình lạm phát leo thang. Tháng 5/2010, NHNN nâng mức lãi suất cơ bản từ 8%/năm lên 9%/ năm nhằm mục đích thắc chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Cuộc đua lãi suất chính thức bắt đầu và kéo dài đến đầu năm 2012. Tháng 11/2010, lãi suất cho vay VND tăng từ 13%- 14%/năm lên tới 19%-21%/năm tuỳ theo từng loại khoản vay. Tháng 2/2011, Chính phủ ban hành nghị quyết số 11 về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vimô, đảm bảo an sinh xã hội, lệnh cho NHNN hạ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%. Từ tháng 5/2012 sa,u nhiều nỗ lực của chính phủ, lạm phát giảm từ 20% đến xuống dưới 7%, lãi suất cho vay cũng giảm từ trên dưới 20%/năm xuống còn ± 12%

- 13%/năm. Cho đến nay, Chính Phủ và NHNN vẫn tiếp tục nỗ lực ổn định kinh tế,

ổn định tình hình tài chính và lãi suất trong thực trạng kinh tế, xã hội có nhiều biến động như hiện nay.

Giai đoạn 2012 – 2019, thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế tế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn và các nhân tố khó lường. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu cùng với việc giảm giá đồng nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm sáng như lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp; chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với diễn biến của thị trường; hệ thống tài chính, ngân hàng đạt được một số thành công ban đầu nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động; dự trữ ngoại tệ đạt mức cao; tín dụng tăng trưởng khá; môi trường thể chế đang dần được cải thiện; xu hướng kinh doanh của khu vực doanh nghiệp có nhiều tín hiệu khả quan, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư được củng cố và tăng lên; tái cấu trúc kinh tế bước đầu có chuyển biến; xuất khẩu duy trì mức tăng khá; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao; tổng cầu nội địa mạnh hơn. Công tác an sinh xã hội được tăng cường, việc làm của người lao động tăng lên, nhờ đó thu nhập và đời sống dân cư được cải thiện hơn.

Đặc biệt ở giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện mở rộng chính sách phát triển kinh tế qua việc ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam vào ngày 08 tháng 03 năm 2018. Mở ra cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong nước, song bên cạnh đó cũng là những thách thức lớn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính vô cùng lớn.

Giai đoạn 2019 – 2021, thị trường tài chính Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Tín dụng tăng trưởng chậm, các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc cho vay do thị trường biến động mạnh, mặc khác doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất. Chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng do sự luân chuyển vốn chậm của nền kinh tế và của doanh nghiệp dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp gặp khó khan ngiêm trọng, mất khả năng thanh toán nợ vay. Đứng trước khó khăn này, các tổ chức tín dụng phối hợp với ngân hàng nhà nước đã chuẩn bị các Phương án hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo thanh khoản thị trường, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ..

Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do biến động kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ hội do chính sách phát triển và duy trì nên kinh tế của Nhà Nước. Quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp có xu hướng dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần công nghiệp khai khoáng và từ thâm dụng vốn lao động sang ứng dụng công nghệ cao vào công nghiệp. Năm 2016 – 2020, các công ty cho thuê tài chính đánh mạnh tài trợ vào thị trường công nghiệp, các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam, các ngành đang được Chính Phủ thúc đẩy đầu tư như dệt may, giày da, điện tử, sắt thép, điện …, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị máy móc nhằm mở rộng quy mô sản xuất, lắp đặt.

2.2.1.2 Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

công nghệ cao vào trong sản xuất và vân hành các hoạt động kinh doanh. Sư tiến bộ và thay đổi nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ kiến cho các dây chuyền sản xuất trở nên nhanh lỗi thời hơn, yêu cầu các doanh nghiệp thay đổi, nâng cấp thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao.

Trong thời gian vừa qua, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo nên nhiều chuyển biến lớn trong hầu hết các lĩnh vực và tạo ra nhiều đột phá trong việc sản xuất trí tuệ nhân tạo, chế tạo robot, in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ nano, lưu trữ năng lượng, ứng dụng tin học… thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này được xem như là điểm nhấn của kỷ nguyên số và có tác động mạnh mẽ đến cách ngành, các nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, do đó xu hướng chuyển giao công nghệ này đã và đang diễn ra rất nhanh buộc các doanh nghiệp trong nước phải tìm cách thay đổi và thích nghi để tránh tụt hậu so với thế giới. Và đương nhiên, để thực hiện được thì các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết hỗ trợ vốn, cho thuê tài chính là giải pháp quan trọng, chính yếu giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản này.

2.2.1.3 Chính sách Nhà Nước và quy định pháp luật dành cho hoạt động cho thuê tài chính thuê tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động, thanh tra và giám sát các hoạt động của tổ chức cho thuê tài chính.

Từ năm 1995 đến nay, NHNN Việt Nam vẫn tiếp tục ban hành các Điều Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhằm quản lý hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Quyết định số 149/QĐ-NHNN về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua được ban hành. Tháng 10/1995, ban hành Nghị định 64/1995/NĐ-CP Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Đến 09/02/1996, Thống đốc NHNN ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/1995/NĐ-CP, được xem là cơ sở pháp lý đầu tiên của hoạt động cho thuê tài chính.

Ngày 12/12/1997, Quốc hội ban hành Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, có đề cập một số định nghĩa về cho thuê tài chính. Đến lần sửa đổi năm 2010, Luật các Tổ chức tín dụng mới có mục riêng quy định hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, cho đến nay Luật đã được sửa đổi bổ sung 3 lần.

Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính. Trong thời gian thực hiện, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định sửa đổi, bổ sung như Nghị định 65/2005/NĐ-CP, Nghị định 95/2008/NĐ-CP.

Song song các Nghị định Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước ban hành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w