Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 63)

Mặc dù hoạt động cho thuê tài chính đã đạt được những thành tựu đáng kể, thế nhưng cũng cần phải nhìn lại một thực tế rằng suốt hơn 20 năm qua hầu như chưa có nhiều doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này. Sự e dè của các doanh nghiệp cũng dễ hiểu, bởi vì ở Việt Nam nó vẫn được xem là hoạt động còn khá mới mẽ khi ngân hàng vẫn là điểm đến đầu tiên của doanh nghiệp mỗi khi cần vốn. Cụ thể là do một số các tác nhân sau:

 Các công ty cho thuê tài chính chỉ đang tập trung khai thác và chưa thực hiện nghiên cứu các ngành, lĩnh vực. Do đó, rất nhiều giai đoạn rơi vào tình thế bị động khi có biến động, biến đổi xu hướng nền kinh tế. Khi Việt Nam là quốc gia đang phát triển cả về kinh tế và xã hội, Nhà Nước có nhiều dự án nhằm phát triển đất nước, các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tham gia các dự án này, các ngân hàng, công ty cho thuê tài chính cũng có cơ hội tài trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư thiết bị. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn còn mới, chưa xác định được mức độ tiềm năng và rủi ro, các công ty cho thuê tài chính hiện nay đều chưa chuyên môn về phân tích các ngành mục tiêu.

 Quy trình thẩm định chưa khảo sát đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các công ty cho thuê tài chính thẩm định qua hồ sơ năng lực do khách hàng cung cấp, sử dụng các công thức lý thuyết để định lượng, và đánh giá doanh nghiệp, trong khi đó, nhiều doanh nghiêp Việt Nam chưa đủ chuyên môn hóa quy trình hạch toán để thể hiện đầy đủ kết quả kinh

doanh bằng số liệu. Bảng câu hỏi thẩm định cứng nhắc, không linh hoạt cho các loại ngành, quy mô doanh nghiệp, hình thức kinh doanh.

 Các công ty cho thuê tài chính vẫn chưa chú trọng việc áp dụng công nghệ vào quản lý, vận hành hoạt động hay dịch vụ khách hàng, việc vận hành theo hướng thủ công dựa vào mô tiếp cũ từ hoạt động ngân hàng gây bó buộc, rườm ra trong quy trình. Đơn cử ở đây như việc thanh toán hàng tháng của khách hàng vẫn còn tiến hành thủ công bằng hình thức giao dịch chuyển khoản trực tiếp tại quầy giao dịch của các ngân hàng gây ra sự bất tiện cũng như rủi ro chậm thanh toán một cách bất đắc dĩ, như việc không thể ra thanh toán tại ngân hàng vì bị lockdown thành phố do dịch covid-19.

 Sự xuất hiện của cho thuê tài chính trên thị trường đến nay vẫn chưa thật sự ấn tượng, các doanh nghiệp vẫn hầu hết chưa biết về hoạt động này, hoặc việc tiếp cận trực tiếp cũng khá khó khăn khi số lượng trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty cho thuê tài chính vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ tập trung chủ yêu ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, và chỉ có 2 văn phòng đại diện cùng 1 chi nhánh của Chailease leasing, Sacombank leasing và BIDV-Sumitrust leasing tại Đà Nẵng.

 Số lương nhân sự ở các công ty CTTC con khá khiêm tốn, tốc độ phát triển cũng như chất lượng đào tạo nhân lực vẫn chưa được các công ty CTTC chú trọng, dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự, hơn nữa việc phát triển quy mô công ty vì đó mà cũng bị giới hạn.

 Chưa có được sự liên kết với các công ty bảo hiểm cũng như sản phẩm bảo hiểm trong cho thuê tài chính cũng không đa dạng so với đối tượng thuê tài chính, tài sản cho thuê, ngành nghề kinh danh đặc biệt như chế biến sản phẩm bằng gỗ, giấy … gây khó khăn trong việc kiểm soát rủi ro đối với công ty CTTC cũng như tạo được niềm tin và an tâm của khách hàng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT NAM 3.1 Tiềm năng phát triển của ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam

3.1.1 Tiềm năng phát triển của ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam

Với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển năng lượng sạch thì Việt Nam đã và đang thu hút lượng lớn vốn FDI từ các Quốc Gia lớn, tính đến ngày 11 tháng 11 năm 2021, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp nguồn tài chính lên tới 25,27 tỷ USD bao gồm viện trợ không hoàn lại, vốn tín dụng, và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam thông qua 212 dự án. Danh mục hiện nay của Việt Nam gồm 33 dự án đang triển khai, với tổng mức cam kết ròng lên đến 6,69 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được một danh sách lớn và đa dạng các hoạt động hỗ trợ phân tích và tư vấn (ASA), với 27 nghiên cứu đang được triển khai hiện nay. Nhiều chương trình hỗ trợ phân tích và tư vấn (ASA) đã huy động thêm được sự hỗ trợ từ các đối tác cấp quốc gia và các quỹ tín thác của các đối tác phát triển. Việc thu hút được nhiều vốn đầu tư cũng như sự phát triển ngày một tăng của nền kinh tế đã tạo thêm nhiều cơ hội phát triển cho cách ngành nghề liên quan như vận tải, logistics, xây dựng, công nghiệp chế tạo … đó cũng là những ngành nghề có tỷ lệ đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải số lượng lớn, là các tài sản thuê tài chính chủ yếu của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam.

Và hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thể hiện qua việc đã ký kết 02 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đánh dấu bước chuyển mình to lớn của kinh tế Việt Nam và trong số đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên được hưởng lợi nhiều từ CPTPP. Gia nhập CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó có thị trường tài chính.

Việc đón bắt cơ hội, vượt qua thách thức cạnh tranh là một yêu cầu lớn đối với nền kinh tế, trong đó đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện các loại thị trường và CTTC cũng là một cơ hội để chúng ta phát triển thị trường tài chính, học hỏi các kinh nghiệm, tri thức về quản trị, quản lý và phát triển dịch vụ.

3.1.2 Mục tiêu thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam

Trong hơn 20 năm hoạt động, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam đã có nhiều sự cải tiến cũng như tiến bộ vượt bậc, từng bước phát triển và hoàn thiện hơn. Ở Việt Nam hiện nay đã có 10 công ty cho thuê tài chính trong đó có 3 doanh nghiệp nước ngoài, 2 doanh nghiệp liên doanh và 5 doanh nghiệp quốc nội với số dư nợ cho thuê tài chính tăng trưởng đều qua các năm. Các công ty cho thuê tài chính nhìn chung hầu như đều dã hoạt động tương đối hiệu quả với mức lợi nhuận tăng trưởng dương từng năm. Tuy nhiên, so với thị trường có tiềm năng vô cùng lớn tại Việt Nam thì các công ty cho thuê tài chính vẫn chưa tận dung và khai thác tốt cũng như chức năng của hoạt động cho thuê tài chính. Vì thế trong giai đoạn 2020- 2030, giai nhiều khó khăn của nền kinh tế khi phải đối phó với đại dịch covid-19 và trong tương lai, ngành cho thuê tài chính Việt Nam cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể để có thể vừa thích nghi cùng với đại dịch vừa phát triển, thực hiện tốt vai trò là cầu nối vốn khác cho nền kinh tế, đồng thời tạo nền tảng cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai.

Theo quyết định chính phủ số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam phải thực hiện được các mục tiêu sau :

 Đối phó với đại dịch covid-19 cũng như phát triển ở giai đoạn hậu Covid-19.

 Kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các công ty cho thuê tài chính, trong đó đặc biệt là công ty cho thuê tài chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giúp cho thị trường cho thuê tài chính Việt Nam trở nên cân bằng hơn. Chuẩn bị tốt các phương án, kịch bản nợ xấu có thể

 Tiếp tục duy trì và phát triển dư nợ cho thuê, tăng trưởng qua các năm và đảm bảo sự ổn định của thị trường cho thuê tài chính.

 Các công ty cho thuê tài chính cần phải mở rộng tìm kiếm và gia tăng nguồn vốn kinh doanh của mình trong và ngoài nước nhằm tránh được rủi ro thanh khoản và đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

 Kết hợp với các cơ quan, ban ngành để sớm hoàn chỉnh các văn bản dưới luật và luật nhằm đảm bảo sự an toàn hành lang pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính.

 Phát triển sản phẩm trên thị trường cho thuê tài chính đa dạng hơn và hình thành, phát triển các thị trường hỗ trợ, cộng sinh cùng với hoạt động cho thuê tài chính như thị trường trao đổi mua bán các loại máy móc, phương tiện, thiết bị đã qua sử dụng, thị trường bảo hiểm...

Để thực hiện được các mục tiêu như trên, các công ty cho thuê tài chính Việt Nam cần phải có những định hướng chính xác và đúng đắn trong qua trình phát triển. Việc định hướng để phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam là vô cùng quan trọng giúp cho các công ty CTTC cũng như doanh nghiệp đi thuê có thể hoạch định được con đường phát triển trong tương lai và giúp cho thị trường tài chính cảu Việt Nam phát triển phù hợp theo với xu thế hiện tại, phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Như vậy, việc định hướng này cần được nghiêm túc xem xét dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

 Phát triển cho thuê tài chính phải phù hợp với bối cảnh và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ lớn từ đại dịch Covid-19, tái cấu trúc lại nền kinh tế giai đoạn dịch và hậu dịch Covid-19, ổn định thị trường, các vấn đề lớn khác như giảm lạm phát…

 Phát triển hoạt động cho thuê tài chính phải đồng nhất với pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào ngành cho thuê tài chính của Việt Nam nói riêng và nên kinh tế Việt Nam nói chung, đồng thời tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết, phù

 Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính phải dựa trên cơ sở đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt thị trường vốn và thị trường chứng khoán.

 Hoàn thiện và phát triển thị trường cho thuê tài chính Việt Nam phải dựa trên một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ. Tham khảo và vận dụng có chọn lọc các ưu thế và chuẩn mực quốc tế về cho thuê tài chính, nhất là các nước ở châu Á có môi trường kinh tế và pháp lý tương đồng với Việt Nam.

 Thực hiện cho thuê tài chính phải đồng bộ và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của quốc gia và chính sách phát triển của các ngành kinh tế.

3.1.3 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2020-2030

Từ nay đến năm 2030, các công ty cho thuê tài chính Việt Nam nhận thức được rằng hoạt động cho thuê tài chính là một lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó có hoạt động cho thuê cũng đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới. Vì vậy, bản thân các Công ty CTTC phải thường xuyên đổi mới hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng trọng tâm vào các mục tiêu lâu dài và cụ thể hóa các mục tiêu đó trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Với phương châm hoạt động : Phát triển - An toàn - Hiệu quả - Bền vững, các công ty cho thuê tài chính đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng tăng, các chỉ tiêu về tài chính đều đảm bảo, đóng góp thành tích vào kết quả kinh doanh của ngành cũng như xây dựng hình ảnh đẹp về ngành cho thuê tài chính trong thị trường tài chính Việt Nam.

Các công ty CTTC luôn cố gắng vừa đẩy mạnh kinh doanh, vừa tăng cường quản lý, củng cố hoạt động, coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, lấy tự kiểm tra làm cơ sở chính nhằm phát hiện và kịp thời xử lý những thiếu xót xảy ra, thực hiện giao khoán kinh doanh đến từng cán bộ tín dụng, dựa trên cơ sở gắn quyền lợi và trách nhiệm với hiệu quả công tác của từng người.

 Tăng trưởng nguồn vốn huy động : Mỗi năm từ 20-25%

 Tăng trưởng dư nợ: Mỗi năm từ 15-30%

 Lợi nhuận các năm luôn dương.

 Luôn hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận được giao từng năm.

 Kiểm soát mức độ nợ xấu dưới 3%

Trong hoạt động cho thuê, các công ty CTTC chủ trương đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi loại hình kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề và tài sản cho thuê, tập trung vào những dự án có tính khả thi cao, ngành nghề có triển vọng phát triển. Hướng đầu tư sẽ được mở rộng nhưng các Công ty CTTC vẫn xác định tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận doanh nghiệp có số lượng lớn, năng động và phát triển nhanh.

3.2 Các giải pháp phát triển cho thuê tài cho các công ty cho thuê tài chính

3.2.1 Đẩy mạnh việc cải thiện, phát triển các chiến lược về kinh doanh, đa dạng tài sản thuê tài chính

Với sự vận hành ngày một nhanh của nền kinh tế, mọi thứ đều thay đổi dần theo thời gian thì chiến lược về kinh doanh cũng vậy, đồng nghĩa với việc các công ty cho thuê tài chính cần định vị lại khách hàng mục tiêu cùng với những sản phảm thích hợp có thể phát triển trong tương lai. Do đó, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cần phải cải thiện chiến lược kinh doanh về khách hàng, về sản phẩm, về tài sản cho thuê tài chính để phù hợp với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phù hợp với sự phát triển của kinh tế của Việt Nam.

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của các công ty CTTC chủ yếu vẫn tập trung vào phân khúc khách hàng quy mô vừa và các tài sản mới có tính thanh khoản cao, nơi mà hầu như rủi ro rất thấp và bỏ qua các cơ hội phát triển đối với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, các công ty CTTC cần thay đổi chiến lược kinh doanh, vừa mở rộng quy mô thị trường các doanh nghiệp vừa và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cập nhật các kiến thức, thông tin vể các loại máy móc thiết bị, dây chuyển sản xuất đã qua sử dụng … mở rộng danh mục tài sản cho thuê tài chính.

3.2.2 Nâng cao chất lượng, cải thiện quy trình thẩm định

 Quy trình thẩm định:

Hiện nay, quy trình thẩm định vẫn đã và đang là bài toán khó khăn của cả công ty cho thuê tài chính lẫn người đi thuê, việc quy trình vẫn còn đang mang xu hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w