Chính sách Nhà Nước và quy định pháp luật dành cho hoạt động cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

nghiệp vượt qua rào cản này.

2.2.1.3 Chính sách Nhà Nước và quy định pháp luật dành cho hoạt động cho thuê tài chính thuê tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động, thanh tra và giám sát các hoạt động của tổ chức cho thuê tài chính.

Từ năm 1995 đến nay, NHNN Việt Nam vẫn tiếp tục ban hành các Điều Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhằm quản lý hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Quyết định số 149/QĐ-NHNN về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua được ban hành. Tháng 10/1995, ban hành Nghị định 64/1995/NĐ-CP Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Đến 09/02/1996, Thống đốc NHNN ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/1995/NĐ-CP, được xem là cơ sở pháp lý đầu tiên của hoạt động cho thuê tài chính.

Ngày 12/12/1997, Quốc hội ban hành Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, có đề cập một số định nghĩa về cho thuê tài chính. Đến lần sửa đổi năm 2010, Luật các Tổ chức tín dụng mới có mục riêng quy định hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, cho đến nay Luật đã được sửa đổi bổ sung 3 lần.

Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính. Trong thời gian thực hiện, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định sửa đổi, bổ sung như Nghị định 65/2005/NĐ-CP, Nghị định 95/2008/NĐ-CP.

Song song các Nghị định Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định Chính phủ. Thông tư số 08/2001/TT- NHNN hướng dẫn Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà Nước ban hành. Năm 2004, Thống đốc NHNH ban hành Thông tư 07/2004/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2001/TT- NHNN về hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp của công ty CTTC gồm tên; mức vốn điều lệ; địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động; tỷ lệ cổ phần; thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc) và thành viên ban kiểm soát.

Ngày 15/06/2004, quyết định của Thống Đốc NHNN số 731/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính. Quy chế này hướng dẫn hoạt động cho thuê vận hành của công ty cho thuê tài chính được NHNN Việt Nam cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 42 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, NHNN Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính thông qua Thông tư 05/2006/TT- NHNN. Thông tư 07/2006/TT-NHNN hướng dẫn về việc mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính và ngày 21/05/2007, Thông tư 02/2007/TT-NHNN sửa đổi Khoản 5 của Thông tư này đề cập nội dung về đồng

tiền sử dụng trong giao dịch mua và cho thuê lại là đồng Việt Nam và yêu cầu điều kiện đối với giao dịch mua và cho thuê lại bằng ngoại tệ.

Căn cứ điểm b, Khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2001/NĐ-CP, NHNN ban hành Thông tư 08/2006/TT-NHNN ngày 12 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu thuê tài sản là máy móc, thiết bị, Phương tiện vận chuyển để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh và các dự án đầu tư phục vụ đời sống trong nước.

Thông tư số 09/2006/TT-NHNN ngày 23 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn hoạt động bán khoản phải thu từ hoạt động thuê tài chính. Giao dịch bán khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (gọi tắc là Bán khoản phải thu) là việc công ty CTTC bán các khoản phải thu trong thời hạn còn lại của hợp đồng thuê tài chính cho bên mua là các tổ chức hoạt động tại Việt Nam và cá nhân cư trú tại Việt Nam, nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho thuê tài chính và tăng nguồn vốn hoạt động. Công ty CTTC vấn tiếp tục thu tiền thuê từ bên thuê và sử dụng số tiền này để trả cho bên mua khoản phải thu.

Để xử lý các rủi ro dự phòng cho các khoản tín dụng của cho thuê tài chính, Ngân hàng Nhà Nước ban hành các Quyết định về việc trích lập quỹ dự phòng và quản lý rủi ro tín dụng. Giám độc Ngân hàng Nhà Nước ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN để phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từ hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Các quy định của Nhà Nước được nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm tối thiểu rủi ro tín dụng, hướng dẫn các hoạt động cho thuê tài chính. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê tài chính chiếm tỉ trọng nhỏ, nhiều quy định và hướng dẫn chưa thật sự rõ ràng, bám sát hoạt động thực tế, gây ra hạn chế trong quy trình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính như quy định về huy động vốn, các hoạt động của cho thuê tài chính, tổng dư nợ, mở rộng chi nhánh, quy định về thu hồi và xử lý tài sản thuê, khấu trừ thuế các khoản của hoạt động thuê tài chính…

Ngoài ra, đối với các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng Nhà Nước không thuộc lĩnh vực tài chính, cho thuê tài chính vẫn là hình thức mới mẻ, do đó các quy trình thực hiện pháp lý dành riêng cho hoạt động cho thuê tài chính vẫn không có sự đồng nhất và hỗ trợ. Đăng ký vận hành, lưu hành tài sản thuê tài chính và quy định các chứng từ vận hành, lưu hành tài sản thuê tại các cơ quan Nhà Nước không thống nhất. Các cơ quan quản lý tài sản, đặc biệt là các phương tiện vận tải không thống nhất về việc đăng ký tài sản ở các tỉnh khác nhau trên Việt Nam và hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào được ban hành công khai. Các cơ quan chức năng vẫn đang sử dụng quy trình dành cho tài sản thế chấp ngân hàng để quản lý tài sản thuê tài chính, trong khi tính chất hoàn toàn khác nhau. Tài sản cho thuê tài chính thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê tài chính, nhưng được sử dụng bởi bên thuê, tại địa điểm của bên thuê. Trên thực tế, Công ty CTTC phải đối mặt với nhiều khó khăn như thủ tục mua bán, thanh toán, tranh chấp, thu hồi tài sản, … Đặc biệt là thu hồi tài sản, viêc xử lý của các cơ quan bảo vê pháp luật không nhất quán, quy trình giải quyết tranh chấp bị phức tạp hóa. Theo Hiệp hội Cho thuê tài chính, cơ quan chức năng thường quy về các vụ án hình sự kinh tế, truy vấn quá trình thuê, gây khó khăn cho các bên. Công ty CTTC gặp khó khan trong việc thu hồi và xử lý tài sản thuê nguyên nhân chính là do bên thuê không hợp tác trong việc giao trả tài sản thuê, chưa được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và chính quyền đia phương dù đã có Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP. Hoat động của công ty cho thuê tài chính bị ảnh hưởng bởi hành vi này của bên thuê,, đồng thời tăng nguy cơ tín dụng. Quy định cho phép bên thuê giao trả tài sản và các giấy tờ liên quan trong vòng 30 ngày. Đối với nhiều bên thuê không có thiện ý hợp tác, đây là thời gian để tẩu tán tài sản hoặc hủy tài sản hoặc bán phụ tùng tài sản và không giao hoặc giao trả tài sản không nguyên vẹn. Khoản 1 Điều 28 Nghi định 16/2001/NĐ- CP nếu bên thuê không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì:

Công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê mà không chờ có phán quyết của Toà án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê chưa trả theo hợp đồng;

Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa là 60 ngày, bên cho thuê phải xử lý xong tài sản cho thuê. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu của bên thuê và các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê. Nếu số tiền thu được không đủ thanh toán, bên thuê có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu đó cho bên cho thuê;

Trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty cho thuê tài chính đã xử lý xong tài sản cho thuê, nếu số tiền thu được vượt quá số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả cho bên thuê số tiền chênh lệch đó;

Trong thời gian bên cho thuê xử lý tài sản thuê, nếu bên thuê hoàn trả được toàn bộ số tiền thuê theo hợp đồng thì bên cho thuê chuyển quyền sở hữu tài sản thuê cho bên thuê như trường hợp đã hoàn thành hợp đồng thuê

Quy định này chỉ đảm bảo trong trường hợp, tổng số tiền thuê tương đương giá trị tài sản thuê tại thời điểm ký hợp đồng. Với trương hợp số tiên thuê nhỏ hơn giá trị tài sản thuê, như vậy chỉ đảm bảo thu hồi tiền thuê cho bên thuê chứ không đảm bảo thu hồi nguồn vốn cấp tín dụng. Do đó, không đảm bảo quyền lọi của bên cho thuê

Hiện nay các công ty CTTC vẫn chưa có được sự bảo hộ từ pháp luật khi hệ thống pháp lý chưa thống nhất giữa các ban, ngành cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w