Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính đối với các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

3.2 .4Đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, mạng lưới khu vực kinh doanh

3.3 Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính đối với các cơ quan

quan quản lý và Ngân hàng Nhà Nƣớc:

 Tạo điều kiện để huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính Tại khoản 2, điều 45 của Luật các Tổ chức tín dụng và tại khoản 1 Điều 16/2001/NĐ-CP chỉ cho phép công ty cho thuê tài chính nhận được tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên hay không được nhận tiền gửi không kỳ hạn theo khoản 3, Điều 2, Luật các Tổ chức tín dụng. Điều này khiến các công ty cho thuê tài chính

khó cạnh tranh vói các tổ chức tín dụng và làm hạn chế khả năng huy dộng vốn vì trong thực tế nhiều khách hàng có nhu cầu gửi ngắn hạn. Vì vậy, Luật các Tổ chức Tín dụng và Nghị Định 16/2001/NĐ-CP cần bổ sung bằng cách cho phép các công ty cho thuê tài chính huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn giúp các công ty cho thuê tài chính nâng cao khả năng thu hút khách hàng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất sẵn có.

Bên cạnh việc sửa đổi văn bản pháp luật, Chính phủ có thể hỗ trợ thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn cho các công ty cho thuê tài chính. Cụ thể, Chính phủ cho phép các công ty cho thuê tài chính được tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ như Nguồn viện trợ phát triển chính thức, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ tiền tệ quốc tế, các dự án tài trợ của Chính phủ, Ngân hàng. Thông qua những quỹ ưu đãi như vậy sẽ thể hiện khuyến khích của Chính Phủ đối với các công ty cho thuê tài chính cũng như đối với loại hình dịch vụ còn khá mới này tại thị trường Việt Nam.

 Tăng cường công tác quản lý và thực hiện hoạt động cho thuê: Môi trường pháp lý là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của dịch vụ cho thuê tài chính trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong thị trường tài chính tiền tệ ngày càng cao. Kinh nghiệm từ các nước có thị trường thuê mua phát triển cho thấy một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này. Vì vậy, vấn đề đặt ra với Việt Nam là phải hoàn thiện hành lang pháp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển.

Về vấn đề quản lý và thực hiện, đề nghị NHNN và các cơ quan hữu quan kiểm soát được hoạt động và tình hình cho thuê tài chính trên thị trường để có được những biện pháp kịp thời và phù hợp khắc phục những khó khăn và những bất cập để chế độ cho thuê tài chính được hoàn thiện hơn. Một biện pháp lâu dài để quản lý dễ dàng hơn cho thuê tài chính ở Việt Nam có thể đưa ra là các cơ quan chức năng nên nghiên cứu ban hành Luật cho thuê tài chính hay Luật khuyến khích công nghiệp cho thuê tài chính (theo kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp cho thuê tài chính phát triển). Tạo được một văn bản pháp quy cụ thể và chi tiết sẽ khiến

các doanh nghiệp không bị lúng túng trong vấn đề pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính, cũng thuận lợi hơn cho cơ quan chức năng khi xử lý vi phạm, không phải dẫn chiếu đến văn bản này hay văn bản khác. Mặc dù ở Việt Nam đã ban hành một số văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính, nhưng các văn bản này vẫn chưa hoàn chỉnh và còn một số bất cập chưa đủ để đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể. Bên cạnh đó, cũng phải tăng cường công tác quản lý và thực hiện các văn bản pháp lý hiện hành của các chủ thể cho thuê tài chính để đảm bảo tính nghiêm khắc của luật pháp và đảm bảo lợi ích xã hội, như việc thành lập một ban thanh tra về cho thuê tài chính để kiểm soát hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính.

 Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho thuê tài chính:

Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày cho các cán bộ tín dụng nhằm nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, tác nghiệp một cách có bài bản và khoa học hơn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng để đó thực sự trở thành nơi khai thác thông tin phong phú và đáng tin cậy cho các công ty cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng làm việc nhanh chóng và chính xác hơn.

 Về chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính:

Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô rất quan trọng của Nhà nước. Thuế không chỉ đơn thuần tạo ra khoản thu cho ngân sách Nhà nước mà nó còn thể hiện sự ưu đãi cuả Nhà nước đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực nhất định. Thông qua việc đánh thuế, Nhà nước có thể kích thích sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định bằng cách dành cho ngành đó, lĩnh vực đó những mức thuế ưu đãi. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chính sách thuế của Chính phủ đối với ngành cho thuê tài chính rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự phát triển của hoạt động này, đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai ban đầu.

nghiệp đó được khấu trừ thuế GTGT ngay sau khi hoàn thành việc mua bán tài sản, nhưng doanh nghiệp thuê tài sản thông qua nghiệp vụ CTTC thì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đó lại phải khấu trừ thuế GTGT trong suốt cả thời gian thực hiện hợp đồng CTTC, nghĩa là doanh nghiệp phải vay cả thuế GTGT kéo dài suốt thời gian trả nợ, có thể từ 3-5 năm và như vậy, chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải chịu thêm một khoản không đáng có. Vì vậy, đối với Luật thuế GTGT (sửa đổi), đề nghị cho các doanh nghiệp thuê tài chính được khấu trừ ngay thuế GTGT sau khi ký kết hợp đồng CTTC.

Thứ hai, xin được miễn thuế GTGT và có công văn hướng dẫn hoạch toán cụ thể tài sản cho thuê tài chính trong trường hợp đặc thù. Trong nghiệp vụ CTTC có dịch vụ mua và cho thuê lại, ví dụ như doanh nghiệp có tài sản nhưng vì thiếu vốn lưu động, hoặc muốn đổi mới thiết bị thì doanh nghiệp có thể bán tài sản đó cho công ty CTTC (bản chất nó giống như việc doanh nghiệp thế để lấy vốn, nhưng quyền sở hữu sẽ tạm được chuyển giao cho bên CTTC trong suốt quá trình chấp tài sản thuê tài chính) và công ty CTTC sẽ cho doanh nghiệp này thuê lại chính tài sản đó, hết thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp được nhận quyền sở hữu tài sản đó (chỉ phải trả phí mua lại tài sản). Đây thực chất không phải là hoạt động kinh doanh mua bán thông thường để khi doanh nghiệp xuất hóa đơn bán phải chịu 10% thuế GTGT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có phát sinh doanh thu khi có chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra, mà đó chính một trong những hình thức tín dụng của CTTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ tài CHÍNH tại các CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w