6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Những giá trị của khu di tích Mỹ Sơn
1.2.2.1. Giá trị lịch sử
Giá trị lịch sử chính của khu di tích Mỹ Sơn là sự phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa nói riêng và lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Quần thể di tích Mỹ Sơn được hình thành và phát triển trong 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII). Sự hình thành và phát triển của Mỹ Sơn đã phản ánh khá rõ nét quá trình hình thành và phát triển vương quốc Chămpa. Vì nơi đây được xây dựng phục vụ cho tầng lớp vương gia quý tộc Chăm nên chỉ căn cứ vào kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn cũng đã hình dung được phần nào bộ mặt, sức sống của vương quốc Chămpa giai đoạn đó
Có đến 31 bi ký Chămpa cổ (chiếm hơn 1/5 tổng số 170 bi ký Chămpa đã biết) được phát hiện ở Mỹ Sơn. Khung niên đại bi ký ở đây kéo dài từ thế kỷ thứ V (ở nhóm A) đến thế kỷ XII (ở Kalan B1). 16/31 bi ký cung cấp những niên đại cụ thể, chính xác: sớm nhất là năm 579 ở nhóm E, muộn nhất là năm 1166 ở sân giữa Mandapa D1 và D2. Trong số đó, 13 bia viết bằng chữ Sanskrit, 10 bia viết bằng chữ Chăm cổ, 04 bia dùng cả hai ngôn ngữ và 04 bia không còn đọc được, điều đó đã chứng minh rõ hơn một bề dày của lịch sử văn hóa Chămpa cổ.
Là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, người Chăm không mạnh về sử quan và quốc sử. Nhiều giai đoạn của lịch sử Chăm chỉ được biết đến nhờ các thư tịch cổ của các nước láng giềng. Đặc biệt các bi ký vùng Đông Nam Á nói chung, và các bi ký ở Mỹ Sơn nói riêng thực sự là các kho tài liệu gốc vô cùng quí báu để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử - văn minh vương quốc cổ Chămpa.
1.2.2.2. Giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa của khu di tích Mỹ Sơn là một điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Giá trị văn hóa này được thể hiện trên rất nhiều mặt của khu di tích Mỹ Sơn.
Trước hết là sự nổi bật qua kiến trúc: Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua Chămpa trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng các đền tháp này là tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất, điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc trên gạch và đá hết sức ấn tượng, tinh xảo, cách sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm. Từ những kiểu cổ đại như kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI - giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H). Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X.
Chính vì các đền tháp trong khu di tích Mỹ Sơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản kiến trúc dân tộc Chăm nên không có Mỹ Sơn sẽ là thiếu vắng, hụt hẫng lớn cho lịch sử kiến trúc của người Chăm, và thực tế là tuy Mỹ Sơn không đồ sộ kỳ vĩ như Ăngco (Campuchia), Pagan (Myanma), Bôrôbuđua (Inđônêsia) nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nền nghệ thuật Đông Nam Á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát triển liên tục gần 9 thế kỷ. Như vậy, với số lượng công trình kiến trúc rất lớn (theo thống kê của H.Parmentier, năm 1918 di sản này có 71 kiến trúc; theo kết quả khảo sát năm 2002 của Viện Bảo tồn di tích, hiện còn 57 di tích nhưng chỉ có 30 đền tháp còn tường cao trên 1,0m), phân bố tập trung trong một khu vực nhỏ hẹp, lại đại diện cho hầu hết các phong cách kiến trúc nghệ thuật, vì thế khu di tích Mỹ Sơn có giá trị vô cùng quan trọng trong nghiên cứu kiến trúc nghệ thuật Chăm.
Thứ hai là dấu ấn qua điêu khắc: Mỹ Sơn là nơi tập trung hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Kỹ thuật điêu khắc trên gạch này rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực Đông Nam Á. Tường bên ngoài tháp thường trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S
nối liền nhau. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara (con thú thần thoại có nanh nhọn, có sừng và vòi dài), hình vũ nữ Apsara, sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện. Chúng được xếp khít với nhau và đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính. Điểm nổi bật của nghệ thuật điêu khắc Chăm là thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc lại trăn trở day dứt. Mỗi một giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn riêng với những đường nét kiến trúc khác biệt. Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ cho thấy kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Chămpa mà còn của cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba là dấu ấn qua tôn giáo: Theo sử sách và qua xác minh niên đại của các hiện vật tại di tích thì thánh địa Mỹ Sơn bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ sau đó, nơi này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành đền thờ tôn giáo chính của vương quốc Chămpa cổ. Ngoài chức năng cơ bản là hành lễ giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại. Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo cả về nghệ thuật, kiến trúc và thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Khởi thủy của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia ghi lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Shiva. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hỏa hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho thấy đây là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ IV đến đầu thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo và liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo và sự phát triển của mọi vật, đây cũng được xem là một vòng tuần hoàn của vũ trụ, do đó tại Mỹ Sơn ngẫu tượng Linga thường có 3 phần tương ứng biểu tượng của 3 vị thần chính của Hindu, đó là thần Brahma (vị thần của sự sáng tạo, vị thần tạo dựng ra thế gian), vị thần thứ 2 là thần Vishnu (thần của sự bảo tồn, thần của sự phát triển), vị thần cuối cùng là thần Shiva là vị thần quan trọng nhất, được thờ cúng nhiều nhất trong các vương triều Chămpa (vị thần của sự hủy diệt, sự hủy diệt ở đây không phải tàn phá mọi thứ, mà đó là chấm dứt một sự sống cũ để tạo dựng một sự sống mới tốt hơn). Ba vị thần chính khi thờ chung trong Linga thì đối với người Chăm 3 vị thần là một. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất nhưng có công lớn được phong thần, đây cũng là thể hiện sự hoài niệm về tổ tiên của người Chăm. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nè. Nhưng những gì còn lại ở nơi đây vẫn là vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc độc đáo mang nét riêng biệt. Chính điều này mà đã thu hút sự tò mò của du khách trong và ngoài nước đến khu di tích Mỹ Sơn tham quan và khám phá.
1.2.2.3. Giá trị giáo dục
Việc Thánh địa Mỹ Sơn trở thành điểm tham quan hấp dẫn của các thành phần khách du lịch cả trong và ngoài nước đã nói lên các giá trị mà di tích này đang chứa đựng, trong đó giá trị giáo dục của khu di tích Mỹ Sơn thông qua việc bảo tồn và phát huy quần thể di tích là giúp các thế hệ hiểu hơn về văn hóa dân tộc, trân trọng các giá trị văn hóa trong lịch sử, gắn liền với tiến trình lịch sử phát triển của đất nước. Việc tổ chức các chương trình ngoại khóa về với các điểm di tích, di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn không chỉ giúp các em học sinh, sinh viên có thêm những hiểu biết về lịch sử, mà còn xây dựng, nuôi dưỡng cho các em những ý thức tốt nhằm bảo tồn, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của người xưa. Tại đây các em sẽ được tạo các cơ hội học tập và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của vương quốc Chămpa cổ, bức tranh văn minh Đông Nam Á thời sơ sử cũng như khám phá các phong cách kiến trúc, điêu khắc độc đáo đa dạng của những ngôi đền tháp. Cạnh đó, các em cũng hiểu hơn về những nỗ lực gìn giữ trong công tác bảo tồn, và phát huy giá trị di sản của các cơ quan ban ngành đối với cụm di tích này.
Tiểu kết chương 1
Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. Đây là nơi phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á, là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa và những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Địa điểm này cũng là nơi giúp chúng ta hiểu thêm hơn về văn hóa dân tộc, trân trọng các giá trị văn hóa trong lịch sử, gắn liền với tiến trình lịch sử phát triển của đất nước.
Mỹ Sơn ra đời từ thế kỷ IV, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua Chămpa trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng các đền tháp này là tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất, điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc trên gạch và đá hết sức ấn tượng, tinh xảo, cách sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Mỹ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 °C. Vào mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 16 °C. Sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm cao ở nơi đây đã và đang tác động xấu đến di tích. Do đó các quan điểm nói về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn phải bảo đảm tính toàn vẹn và tính xác thực theo các quy định của Công ước Bảo tồn di sản của thế giới, đồng thời góp phần đảm bảo sự bền vững cho di tích kiến trúc có giá trị đặc biệt này. Vì vậy công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là cấp bách và quan trọng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn
2.1.1. Bộ máy quản lý
Ngày 26 tháng 8 năm 2016, UBND huyện Duy Xuyên có Quyết định số 4813/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý DSVH Mỹ Sơn, trên cơ sở tổ chức lại bộ máy Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn, quyết định có hiệu lực từ ngày 1/9/2016.
Theo quyết định, Ban Quản lý DSVH Mỹ Sơn được bổ sung tăng cường các chức năng nhiệm vụ trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn, đặc biệt trên lĩnh vực gìn giữ và bảo vệ 1.158 ha rừng đặc dụng vùng cảnh quan di sản Mỹ Sơn. Theo quyết định mới, bộ máy quản lý hiện nay bao gồm Ban Giám đốc và 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ và một đội vận chuyển. Gồm có:
(Nguồn: Ban quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn, 2019) Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL Di sản Văn hoá Mỹ Sơn
Việc điều chỉnh bổ sung chức năng, cơ cấu tổ chức đơn vị quản lý khu Di sản Mỹ Sơn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nâng cao vai trò vị thế đơn vị quản lý nhà nước về di sản, giúp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị hoạt động hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích có
nghiệp vụ chuyên môn, từng bước đáp ứng nhu cầu công việc theo hướng phù hợp với tình hình thực tế. Đây là lực lượng quan trọng, là nguồn lực có chất lượng, của để dành cho khu di sản trong hiện tại và tương lai.
Mỹ Sơn là khu di tích đã được công nhận là DSVH thế giới do vậy khu di tích cần được tổ chức quản lý một cách chặt chẽ và thống nhất nhằm mục đích bảo tồn, khai thác và phát huy hợp lý và có hiệu quả các giá trị của khu di tích. Khu di tích Mỹ Sơn cần được đặt dưới sự quản lý toàn diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương theo sự phân cấp cụ thể: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý di tích.
- Trung tâm bảo tồn di sản di tích Quảng Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thực hiện các dự án về bảo tồn, trùng tu và các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn.
- UBND huyện Duy Xuyên quản lý nhà nước về địa giới hành chính, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và dịch vụ du lịch theo quy hoạch được duyệt nhằm khai