6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Công cuộc trùng tu di sản văn hóa Mỹ Sơn
Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp từ phế tích được phục dựng gần như nguyên vẹn. Có thể kể tên các công cuộc trùng tu tu bổ ở Mỹ Sơn theo tiến trình như sau:
2.2.2.1. Giai đoạn trùng tu Việt Nam và Ý
Là giai đoạn bắt đầu từ năm 2003 đến năm 2011, các chuyên gia Italia đã khảo sát, đánh giá điều kiện địa vật lý, địa chất, thủy văn, thực trạng bảo tồn của khu di tích, đặc biệt là các nghiên cứu khám phá về gạch xây, chất kết dính và kỹ thuật xây dựng gốc. Dự án hợp tác ba bên UNESCO - Việt Nam - Italy về “Thuyết trình và đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn” với tổng kinh phí hơn 1,3 triệu USD, góp phần quan trọng vào việc gia cố, chống xuống cấp, từng bước định hình lại nguyên trạng nhóm tháp G.
Kết quả đạt được:
Trong dự án hợp tác nghiên cứu và trùng tu của Ý tại Mỹ Sơn Trong những năm 1997-2000, thực hiện dự án “Khảo sát, khoanh vùng bảo vệ và quản lý Khu di tích kiến trúc và khảo cổ học Mỹ Sơn”, các chuyên gia Ý đã khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như điều kiện địa vật lý, địa chất, thủy văn... tới thực trạng bảo tồn của khu di tích, đặc biệt là các nghiên cứu khám phá về gạch xây, chất kết dính và kỹ thuật xây dựng gốc.. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, Chính phủ Italia đã tài trợ kinh phí, với sự bảo trợ của UNESCO, triển khai dự án “Bảo vệ Di sản thế giới Mỹ Sơn - Thuyết trình và Tập huấn ứng dụng các chuẩn mực quốc tế trong trùng tu tại Nhóm tháp G - khu di tích Mỹ Sơn”. Cùng với nghiên cứu và phát lộ khảo cổ học trên diện tích hơn 1.800m2, hơn 3.000 hiện vật khảo cổ và mảnh vỡ kiến trúc đã được thống kê, phân loại, các phế tích kiến trúc ở nhóm tháp G đã được tu bổ, gia cố bền vững. Bên cạnh đó các nhà khoa học Ý đã giúp thiết lập ra bản đồ địa lý chi tiết toàn bộ khu vực thung lũng Mỹ Sơn, đây là công trình nghiên cứu quan trọng về địa hình, vị trí địa lý, vị trí những công trình kiến trúc và nền móng di tích còn lại tại Mỹ Sơn.
Những giải pháp kỹ thuật được áp dụng ở dự án trùng tu nhóm tháp G là một bước tiến nổi bật dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học bài bản được thể hiện qua việc sử dụng gạch phục chế và chất kết dính có nguồn gốc thực vật. Quy chuẩn cơ bản về gạch trùng tu di tích Chăm tại Mỹ Sơn được đưa ra và đã đạt được những thành công nhất định. Chất kết dính có nguồn gốc bằng thực vật bước đầu cho thấy những ưu điểm như: không làm tổn hại đến gạch Chăm cổ, đảm bảo được độ khít khi trùng tu mang lại vẻ mỹ quan, và có độ kết dính rất cao sau khi trùng tu. Cũng trong chương trình hợp tác trùng tu này, các chuyên gia Ý đã đào tạo được hơn 100 chuyên gia về công việc khai quật và trùng tu di tích và đặt biệt những người này là người dân địa phương quanh vùng di sản. Do đó luôn luôn đảm bảo nguồn nhân lực cho dự án và đảm bảo thu nhập cho người dân địa phượng.
Về cơ bản, những quan điểm và định hướng áp dụng bảo tồn, trùng tu các di tích tại Mỹ Sơn được áp dụng từ giai đoạn trước vẫn được thống nhất và tiếp nối. Mặc dù có sự khác biệt trong việc sử dụng vật liệu trùng tu, song các giải pháp trùng tu về cơ bản vẫn là gia cố, tái định vị, bảo quản, tu sửa nhỏ và phục hồi chừng mực. Dự án trùng tu nhóm tháp G trở thành sự kiện đánh dấu sự chuyển tiếp giai đoạn của công tác trùng tu đền tháp Mỹ Sơn.
2.2.2.2. Trùng tu tháp E7 của Viện bảo tồn di tích Việt Nam
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Viện Bảo tồn di tích, triển khai Dự án trùng tu bảo tồn tháp E7, với nguồn kinh phí gần 9 tỷ đồng. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp cho di tích, các chuyên gia của Viện Bảo tồn Di tích đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau để gia cố, gia cường, định vị, phục hồi nhiều chi tiết kiến trúc của tháp E7 một cách tỉ mỉ, hài hòa, gần với nguyên bản và phù hợp với không gian kiến trúc Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Dự án này là bước thực tiễn hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vật liệu xây dựng và chất kết dính, tiếp nối kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu chung với các chuyên gia Italia. Đây cũng là sự tiếp nối phương pháp trùng tu đã được thực hiện ở nhóm tháp G. Đồng thời, khẳng định công tác trùng tu các đền tháp Mỹ Sơn đã qua một giai đoạn mới, ở một cấp độ cao hơn về khoa học.một trong số các kiến trúc Kosagrha có mái cong hình thuyền còn nguyên vẹn nhất về hình dáng kiến trúc.
Đánh giá hiện trạng tháp E7 trước khi tu bổ. Mặc dù được xem là kiến trúc còn nguyên vẹn nhất trong nhóm đền tháp E nhưng E7 cũng không tránh khỏi bị xuống cấp, hư hại nặng nề. Bộ mái cong hình yên ngựa đã bị hư hại, sụt lở từ trước cả khi H. Parmentier tiến hành khảo sát, đo vẽ ở Mỹ Sơn, bởi trong bản vẽ của mình H. Parmentier cũng chỉ thể hiện phần mái này bằng những nét đứt giả định. Qua thời gian, phần mái này càng hư hại nặng nề hơn. Các viên gạch xây đã mất khả năng liên kết, nhiều chỗ diềm mái tầng dưới cũng bị xô, tụt. Khi H. Parmentier khảo sát, tại mỗi góc của tầng mái dưới vẫn còn những tháp góc nhỏ, hình vuông, nhưng nay những tháp này cũng bị hư hại, không còn nhận dạng được nữa. Đợt khai quật khảo cổ học vào các
năm 2004 và 2011, các nhà Khảo cổ học Việt Nam và Italia đã tìm được tại khu vực xung quanh E7 những mảnh ngói úp nóc, với phần đầu vểnh cong hình sừng bò cho thấy trước kia những viên ngói này được trang trí trên nóc mái. Cửa ra vào E7 được làm trên phần tường phía Bắc, nhưng cũng bị hư hại nặng, vòm cuốn phần sảnh đã bị sụp đổ toàn bộ. Dấu vết hiện nay cho thấy, phần vòm này được xây nhô ra khỏi thân tháp 1,0m. Các bậc cấp bằng đá dẫn vào trong tháp cũng bị mất, chỉ còn một phần trụ đá của khung cửa ra vào. Phần vòm cuốn phía trên cửa bị xô, sập, kéo theo nguy cơ sụp đổ của cả hệ thống tường, diềm mái tại vị trí này. Năm 2004, một bộ khung bằng gỗ tứ thiết đã được dựng lên để chống đỡ, nhằm khắc phục tạm thời, ngăn chặn nguy cơ sụp đổ phần vòm phía trên, trước khi có được giải pháp tu bổ khả thi. Cửa ra vào nối giữa hai phòng trong nội thất E7 cũng trong tình trạng sập đổ tương tự và cũng đã được gia cố bằng các cột chống. Đợt khai quật trong lòng E7 đầu năm 2005 cho thấy chính giữa nền của phòng trong (phòng phía Đông) có một bục (bệ) hình vuông, xây bằng gạch Chăm, kích thước khoảng 1m x 1m, độ cao hiện còn khoảng 0,2m
Kết quả đạt được sau khi trùng tu. Kiến trúc Kosa grha E7 đã được đưa về tình trạng kỹ thuật ổn định, đảm bảo khả năng tồn tại bền vững, lâu dài. Đánh giá cho thấy toàn bộ các thành phần gốc của E7 còn tồn tại đã được bảo tồn nguyên vẹn ở tình trạng kỹ thuật tốt nhất có thể. Các yếu tố gốc, đặc trưng của tháp E7, sau trùng tu, được bảo tồn cụ thể như sau:
- Thứ nhất, hình khối kiến trúc với đầy đủ các thành phần cấu thành của một Kosa grha tiêu biểu, niên đại thế kỷ X còn lại tại Mỹ Sơn, đã được bảo tồn tối ưu. Sau khi tu bổ, ngôi tháp vẫn giữ được nguyên vẹn hình thức và uy mô khi so sánh với bản vẽ ghi và ảnh tư liệu lưu trữ của EFEO (Viện Viễn Đông Bác cổ), được thực hiện vào đầu thế kỷ XX.
- Thứ hai, bảo tồn được các thành phần trang trí gốc của di tích gồm các khối trang trí đế tháp, trụ áp tường, gờ chỉ, ô hộc trang trí trên tường tháp.
- Thứ ba, bảo tồn được các thành phần kết cấu chịu lực chính, nguyên gốc như tường tháp, vòm mái xây gạch; khung cửa, xà cửa, lanh tô... bằng đá sa thạch; kỹ thuật xây dựng, cách thức liên kết nguyên gốc không những được bảo tồn về hình thức, mà còn được đảm bảo duy trì chức năng chịu lực và sự ổn định lâu dài.
- Thứ tư, bảo tồn được toàn bộ các thành phần vật liệu nguyên gốc còn lại của tháp như gạch xây tường, các thành phần kiến trúc, thành phần trang trí bằng đá sa thạch... kể cả các thành phần đã bị rơi, vỡ đã được tái định vị về vị trí nguyên gốc, bảo tồn trong tình trạng ổn định. Toàn bộ kiến trúc tháp E7 đã được gia cố, tu bổ đảm bảo sự ổn định, bền vững lâu dài với những giải pháp trùng tu được lựa chọn, kết hợp có điều tiết, áp dụng một cách chuẩn xác trên từng thành phần của tháp. Các thành phần trang trí như những tai lửa bằng đá sa thạch tại các góc mái hay các mảng gạch bị mất liên kết, rơi vỡ đã được được xử lý gia cố, gắn, nối, tái định vị về vị trí nguyên gốc theo phương pháp anastilosis.
Trong quá trình trùng tu tháp E7, các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc khai quật khu vực xung quanh tháp, lòng tháp và một số đoạn tường bao quanh tháp. Các cuộc khai quật đã tìm thấy gần 200 hiện vật, gồm phần trang trí đầu viên ngói Chămpa, một số mảnh vỡ của các vật dụng được làm bằng đất nung và nhiều viên ngói mũi lá còn nguyên vẹn.
Những hiện vật này được bàn giao cho Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn quản lý, bảo vệ, trưng bày phục vụ khách tham quan du lịch và nghiên cứu.
2.2.2.3. Chương trình hợp tác với chính phủ Nhật bản
Là chương trình bắt đầu từ năm 1999 đến 2005. Chương trình hợp tác với chính phủ Nhật bản đã đem lại nhiều kết quả hạ tầng như xây dựng Nhà trưng bày, nghiên cứu giới thiệu Mỹ Sơn do tổ chức JICA tài trợ với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Nhà trưng bày có tổng quan như sau:
- Nhà giới thiệu, trưng bày: 935,32m2
- Nhà hành chính: 261,53m2
- Nhà vệsinh: 102,90m2
Tổng diện tích mặt bằng sử dụng: 1.299,75m2
Các công trình của nhà trưng bày-giới thiệu-nghiên cứu được bố trí dọc theo dòng suối Khe Thẻ chỉ xây trệt một tầng. Phòng trưng bày được thiết kế thông thoáng, có khả năng chứa một lượng lớn khách tham quan nhờ vào hệ thống cửa quay theo trục đứng ở bên trên cộng với 4 bức tường bao quanh có gần 2000 lỗ thông khí nhờ xếp các thanh đá. Nhà trưng bày được thiết kế gồm các thành phần sau
- Phác thảo Khu di tích Mỹ Sơn
- Mô hình tỉ lệ 1/180 bao quát thể hiện bình đồ của quần thể đền tháp của khu di tích, kích thước 3,60m x 4,65m.
- Quá trình lịch sử và văn hoá của khu di tích
- Khu di tích Mỹ Sơn và các phế tích quan trọng khác của Chămpa - Giới thiệu về các nhà nghiên cứu, bảo tồn liên quan đến khu di tích - Đặc tính mỹ thuật và kiến trúc của khu di tích
- Ảnh chụp khu tháp A1 trong những năm đầu thế kỷ XX - Đặc điểm kiến trúc của khu di tích
- Các cột trang trí thể hiện 3 phong cách điển hình của kiến trúc Mỹ Sơn (hiện vật gốc)
Đặc điểm nghệ thuật và văn hoá Chămpa - Văn khắc Chămpa (hiện vật gốc)
- Văn hoá và truyền thống Chămpa thể hiện trên các hình tượng điêu khắc
- Khôi phục gian thờ chính điện của ngồi đền Hindu Chăm-pa của khu di tích (người Chăm phục dựng)
Nội dung của các bảng thuyết minh và minh họa (in màu trên các tấm panel kích thước 90cm x 150cm)
- Lời giới thiệu
- Các di tích cổ ở Đông Nam Á và các vương quốc cổ Chămpa
- Mối quan hệ hải thương giữa vương quốc Chămpa và các nước khác xưa kia ở Châu Á
- Khu di tích Mỹ Sơn và các di tích quạn trọng khác của nghệ thuật Chămpa - Quá trình phát triển của kiến trúc đền tháp tại khu di tích
- Văn bia cổ nhất bằng tiếng Phạn (Bia Võ Cạnh) - Những văn bia quan trọng ở Mỹ Sơn
- Các kiểu văn bia ở Mỹ Sơn (1/2) - Các kiểu văn bia ở Mỹ Sơn (2/2) - Các kiểu tóc
- Các loại trang phục : sampot và xà-rông - Các điệu múa và nhạc cụ
- Hình tượng các loài vật trang trí - Nghệ thuật điêu khắc ở Mỹ Sơn - Nghi lễ tại ngôi đền Chăm-pa
- Ngôi đền Chămpa và không gian tế tự, bao gồm bảng thuyết minh về không gian tế tự
- Phong cách nghệ thuật của trụ cửa : trước phong cách Đồng Dương
- Phong cách nghệ thuật của trụ cửa : phong cách Đồng Dương (khoảng năm 875) - Phong cách nghệ thuật của trụ cửa : sau phong cách Đồng Dương
- Các kiểu cấu trúc cửa chính
- Quá trình phát triển của phức hệ đền tháp Mỹ Sơn từ thế kỷ thứ VII đến XIII - Những nhà nghiên cứu và trùng tu đã làm việc tại Mỹ Sơn trong thế kỷ XX (1/2) - Những nhà nghiên cứu và trùng tu đã làm việc tại Mỹ Sơn trong thế kỷ XX (2/2) Nhà Trưng bày giới thiệu nghiên cứu khu di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm Mỹ Sơn có chức năng:
- Như là một nhà bảo tàng trưng bày hiện vật tại chỗ nhằm cung cấp các thông tin và giới thiệu tổng quan về Khu di tích Mỹ Sơn với du khách.
- Quảng bá một cách có hiệu quả về Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn cho cả trong và ngoài nước. Cung cấp các đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của khu di tích.
- Làm giàu hơn sự hiểu biết của du khách về các đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của khu di tích Mỹ Sơn, nâng cao sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích này.
Chương trình hợp tác Việt Nam- Nhật Bản với dự án phục hồi, xây dựng, nâng cấp cảnh quan khu vực di tích Mỹ Sơn. Ngày 30/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1915/QĐ-TTg phê duyệt “Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008- 2020”, với tổng diện tích là 11.580.000m2, tổng mức đầu tư 282 tỉ đồng. Đây là một Dự án quy mô lớn và
mang tính toàn diện, mở ra cơ hội để không chỉ bảo tồn và phát huy giá trị di tích Mỹ Sơn, mà còn góp phần bảo tồn cả hệ sinh thái rừng trong không gian rộng lớn của thung lũng Mỹ Sơn- nơi có quần thể di tích kiến trúc và điêu khắc Chămpa cổ thường được gọi là Thánh địa Mỹ Sơn.
Kết quả đạt được trong dự án :
Xây dự hoàn thiện xong không gian nhà bảo tàng Mỹ Sơn tại vị trí ngoài thung lũng, đầu suối Khe Thẻ ngay lối vào thăm quan khu đền tháp. Qua đó giúp du khách và các nhà nghiên cứu có một cái nhìn tổng quan toàn bộ khu đền tháp trước khi vào thăm quan thực địa di tích. Bảo tàng cũng là nơi lưu giữ hiện vật tại Mỹ Sơn
2.2.2.4. Giai đoạn trùng tu Việt Nam và Ấn Độ
Căn cứ Bản Ghi nhớ về Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ