Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch (Trang 34 - 41)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Trong 20 năm qua, bên cạnh thuận lợi là sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Khu DSVH thế giới Mỹ Sơn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Khó khăn lớn nhất là khu di tích nằm ở dạng phế tích, các nội dung kiến trúc, khảo cổ học, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật xây dựng của khu di tích vẫn còn là những bí ẩn chưa giải mã hết, đòi hỏi các nhà khoa học vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra giải pháp khoa học hữu hiệu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản.

Hiện trạng khu đền tháp Mỹ Sơn trước khi trùng tu

Tình trạng chung của khu di tích có thể chia làm 3 dạng chính:

- (I) Các di tích đã được gia cố, tái định vị, khôi phục từng phần gồm các di tích thuộc nhóm B-C-D. Các di tích này có tình trạng kỹ thuật tương đối tốt song vẫn tiếp tục bị xâm thực bởi môi trường và cây cỏ dại mọc trên các di tích.

- (II) Các di tích đã được phát lộ chưa có điều kiện trùng tu gồm các di tích thuộc nhóm F, một phần nhóm E và một phần nhóm A.

Bảng 2.1. Đánh giá hiện trạng di tích

Nhóm tháp Tình trạng cụ thể

Nhóm tháp A: Trước đây có 13 tháp. Hiện nay chỉ còn các phế tích của 7 tháp là: A1, A8, A9, A10, A11, A12, A13.

- Tình trạng cụ thể của các tháp này như sau:

+ Tháp A1: Còn nền và một số mảng tường phía Bắc, phía Nam và lối vào phía Tây. Phần cao nhất của các mảng tường còn lại này khoảng 4,5m. Tháp A1 đã được phát lộ, gia cố một số phần vào năm 1987-1988.

Toàn bộ phần chân đế của A2, A3, A4, A5, A6, A7 bị sập và hiện còn vùi lấp trong gò đất lẫn gạch vỡ cao hơn 1,5m.

+ Tháp A10: Còn lại nền, các tường phía Đông và góc Tây Nam cao khoảng 4,2m.

+ Tháp A8: Còn đoạn tường mặt phía Bắc và góc tường Đông Nam cao 2,1m.

+ Tháp A9: Chỉ còn dấu vết một đoạn móng. Các phần khác của tháp đã bị dòng suối Thẻ cuốn trôi..

+ Tháp A11: Còn nền và một đoạn tường phía Nam cao khoảng 1,6m.

+ Tháp A12: Sập toàn bộ chỉ còn đoạn tường Đông Nam cao khoảng 5,5m.

+ Tháp A13: Sập toàn bộ chỉ còn góc Đông Bắc cao khoảng 7m. + Tường bao toàn bộ nhóm đền tháp chỉ còn từng đoạn:

Còn đoạn tường mặt phía Bắc và góc tường Đông Nam cao 2,1m. Mặt phía Tây còn hai đoạn 27,7m và 19,7m, cao khoảng 1,2m. Mặt phía Bắc còn hai đoạn dài 25m và 27m.

Mặt phía Nam còn một đoạn khoảng 33m, rộng 1,2m, cao khoảng 1,2m.

Mặt phía Đông còn một phần dài khoảng 40,1m. - Tình trạng chung của các phế tích:

+ Đều bị cây cối xâm thực gây nên những vết nứt nẻ, làm mủn gạch, mất liên kết khối xây. Do chưa có quy hoạch đường tham quan nên các phế tích này thường xuyên bị khách tham quan trèo, dẫm đạp lên.

+ Các hiện vật tìm thấy được của nhóm phế tích này hiện vẫn để nằm rải rác trên mặt đất dãi dầu nắng mưa và chịu sự xâm phạm của các khách tham quan vô ý thức.

các phế tích.

- Tình trạng cụ thể của các phế tích thuộc nhóm này như sau:

+ Các tháp A1’, A2’, A3’: Chỉ còn là một đống gạch đổ nát bị vùi lấp có độ cao từ hơn 1m đến 1,8m.

+ Tháp A4’: Không còn lại dấu vết, chỉ còn lại một số hiện vật của phế tích này nằm rải rác trên mặt đất.

Tình trạng chung của nhóm phế tích này là bị vùi lấp, cây cối xâm thực không rõ hình dáng còn lại.

Nhóm tháp B: Trước đây có 13 tháp, hiện còn 8 phế tích bao gồm:

+ Tháp B1: Là tháp được xây dựng toàn bằng đá, hiện chỉ còn chân đế bằng đá được trùng tu, xếp lại vào thập niên 80. Cao trên 1m. + Tháp B2: Chỉ còn lại phần nền, cao hơn so với mặt đất tự nhiên khoảng 1m.

+ Tháp B3: Còn tương đối nguyên vẹn về hình khối, cho phép có thể hình dung quy mô của Tháp, có độ cao trên 10m. Tháp đã được trùng tu vào thập niên 80. Tuy nhiên gạch trên bề mặt tháp đã bị phong hoá nhiều và bị cây cỏ, rêu mốc xâm thực. Các phần gạch, chạm khắc trang trí trên gạch ở các bề mặt tháp, đế tháp, sảnh và các tầng tháp bị bong lở, mất mát nhiều. Toàn bộ ngôi tháp bị nghiêng về hướng Tây.

+ Tháp B4: Đã bị sụp đổ hoàn toàn, được trùng tu lại nền vào thập niên 80.

+ Tháp B5: Hình khối chung của tháp còn tương đối nguyên vẹn. Có độ cao khoảng 10,4m tính từ mặt đất tự nhiên. Các phần chân đế tháp, mái tầng 1, mái tầng 2, sảnh vào các cửa giả đã được trùng tu vào thập niên 80. Hiện nay gạch trên tháp có hiện tượng bị phong hoá bởi nấm mốc, thực vật mọc trên tháp.

+ Tháp B6: Chỉ còn phần tầng 1 mặt phía Tây, một phần mặt phía Nam và mặt phía Bắc là tương đối nguyên vẹn. Từ tầng 2 trở lên đã bị mất. Tổng chiều cao của tháp tính từ mặt đất tự nhiên còn lại khoảng 12m. Tháp B6 đã được trùng tu vào thập niên 80. Hiện nay gạch trên tháp vẫn tiếp tục bị phong hoá và xâm thực do khí hậu, nấm mốc và thực vật mọc trên tháp.

+ Tháp B7: Chỉ còn lại phần tầng 1 và một phần nhỏ của tầng 2. Tổng chiều cao còn lại khoảng 3,7m tính từ mặt đất tự nhiên. Tháp đã được gia cố vào thập niên 80. Hiện nay gạch trên tháp vẫn tiếp tục bị phong hoá và xâm thực do khí hậu, nấm mốc và thực vật mọc trên tháp.

+ Tháp B9: Còn lại một phần dấu vết của tháp ở mặt hướng Bắc. + Các tháp khác B8, B10, B11, B12, B13 đều đã bị mất.

Tường bao khuôn viên của nhóm B đã được phát lộ, gia cố và trùng tu vào thập niên 80. Hiện trạng hiện nay của tường bao có độ cao khoảng 0,8m so với mặt đất tự nhiên.

Nhóm tháp C: Vốn có 7 tháp, hiện nay còn đủ 7 tháp. Hiện trạng kỹ thuật bảo tồn của từng tháp như sau:

+ Tháp C1: Còn tương đối đầy đủ hình khối: một phần chân đế và mái tháp đã bị sạt lở, mái tháp sảnh đã bị sạt lở gần hết. Tháp C1 đã được gia cố và trùng tu vào thập niên 80. Hiện nay gạch trên tháp vẫn tiếp tục bị phong hoá và xâm thực bởi khí hậu, nấm mốc và thực vật mọc trên tháp. Độ cao của tháp C1 tính từ mặt đất tự nhiên còn lại khoảng 10,2m.

+ Tháp C2: Hiện trạng còn tương đối đầy đủ tầng 1 và tầng 2. Phần chân đế và đỉnh tháp đã bị mất và sạt lở nhiều. Gạch trên tháp bị phong hoá nhiều. Mặt hướng Đông đã mất gần hết các chi tiết trang trí. Tháp C2 đã được trùng tu, gia cố vào thập niên 80.

+ Tháp C3: Phần tầng 1 của tháp còn lại ở các mặt hướng Bắc, hướng Tây và một phần mặt hướng Nam. Phần đỉnh tháp đã bị sạt lở gần hết. Cửa sảnh hướng Bắc bị sạt lở một bên trụ vào. Chiều cao phần cao nhất còn lại của tháp tính từ mặt đất tự nhiên khoảng 6,5m. Gạch trên tháp đã bị phong hoá và xâm thực nhiều. Các chi tiết trang trí bằng gạch và đá trên tháp bị mất nhiều. Tháp C3 đã được gia cố và trùng tu vào thập niên 80.

+ Tháp C4: Chỉ còn lại phần chân đế có độ cao nhô lên so với mặt đất tự nhiên khoảng 1,8m. Các chi tiết trang trí trên thân tháp chỉ còn lại ở mặt hướng Tây. Các mặt khác đều đã bị mất. Gạch trên tháp bị phong hoá và xâm thực nhiều. Tháp C4 đã được gia cố và trùng tu vào thập niên 80.

+ Tháp C5: Chỉ còn lại phần chân đế và một phần tường tầng 1 nhô lên so với mặt đất tự nhiên. Các chi tiết trang trí trên gạch và các chi tiết bằng đá hầu như đã mất. Gạch trên tháp bị phong hoá và xâm thực nhiều. Tháp C5 đã được gia cố và trùng tu vào thập niên 80.

+ Tháp C6: Hiện trạng còn hình khối không gian của tháp. Phần chân đế và một phần tầng 1 với độ cao nhô lên khỏi mặt đất khoảng 2,3m. Tháp C6 đã được gia cố, trùng tu vào thập niên 80. Mặt tường phía Nam và phía Tây được tháo dỡ xây lại. Trục góc Tây

Nam đã được phục hồi lại. Hiện gạch trên tháp đang bị phong hoá và xâm thực nhiều.

+Tháp C7: Hiện trạng còn hình khối không gian tầng 1 và một phần tầng 2. Phần đỉnh đã bị sạt lở nhiều. Các chi tiết trang trí trên gạch chỉ còn lại nhiều nhất ở mặt hướng Bắc, các góc Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Đông Bắc và một phần sảnh vào phía Đông. Chiều cao còn lại của tháp nhô lên so với mặt đất tự nhiên khoảng 4,95m. Tháp C7 đã được gia cố, trùng tu vào thập niên 80. Hiện gạch trên tháp đang bị phong hoá và xâm thực nhiều.

Các tường bao nhóm C còn lại ở các mặt Nam, Bắc, Tây đã được gia cố trùng tu vào thập niên 80. Độ cao trung bình 0,8m.

Nhóm tháp D: Trước đây có 6 tháp, hiện nay còn 4 tháp và dấu vết của 2 tháp. Thực chất nhóm D là các công trình kiến trúc thành phần của nhóm C và nhóm B.

Hiện nay một số hiện vật của nhóm B-C-D được đưa vào phòng trưng bày dặt tại vị trí tháp D1 và D2. Một số hiện vật khác được bố trí trưng bày tại các sân trưng bày trong khuôn viên của nhóm tháp. Các hiện vật trưng bày ngoài trời hiện chưa được bảo quản nên hàng ngày bị tác động xấu của khí hậu và các nấm mốc vi sinh vật. Mặt khác các hiện vật này còn bị vi phạm bởi các khách tham quan thiếu ý thức (dẫm đạp, ngồi lên để chụp ảnh...) nên càng ngày càng xuống cấp và ở trong tình trạng kỹ thuật xấu.

Nhóm tháp E: Trước đây có 9 tháp, hiện còn 8 phế tích từ E1 đến E8. Hầu hết các phế tích này đều bị sập đổ, duy nhất tháp E7 còn giữ được hình khối chung.

Nhóm tháp F: Trước đây có 4 tháp từ F1 đến F4. Hiện nay chỉ còn 2 phế tích F1 và F2.

- Tình trạng cụ thể của những phế tích còn lại như sau:

+ Tháp F1: Đã sụp đổ, chỉ còn lại một phần mặt tường hướng Bắc, hướng Nam và hướng Đông. Phần chân đế bị vùi lấp hoàn toàn. Đợt khảo cổ cuối năm 2002 đã phát lộ toàn bộ phần chân đế của phế tích F, bộc lộ nhiều chi tiết trang trí trên gạch và hình khối chung của phần chân đế..

+ Tháp F2: Đã bị sụp đổ chỉ còn lại nền, mảng tường phía Nam cao khoảng 3m và một phần mặt tường phía Bắc cao khoảng 1,2m. Trong đợt khảo cổ cuối năm 2002, một phần nền và chân đế của phế tích F2 đã được phát lộ. Hiện phế tích F2 đang ở trong tình trạng kỹ thuật tương đối nguy hiểm dù đã được giằng chống. Các

mảng tường còn lại đã bị nứt vỡ do bom đạn. Gạch bị xâm thực, mảng tường phía Nam bị nghiêng có nguy cơ bị đổ.

+ Tháp F3 và F4: Hiện không còn dấu vết chỉ còn lại các hố bom ở vị trí của các tháp này.

Đợt khai quật cuối năm 2002 đã phát lộ được tường bao phía tây của nhóm F. Tường rộng khoảng 0,8m và độ cao còn lại khoảng 0,6m, tường bao hướng Đông hiện chỉ còn dấu vết 1 đoạn. Mặt phía bắc không còn dấu vết nào của tường bao.

- Tình trạng kỹ thuật chung của nhóm F: là rất xấu, đặc biệt là sau khi khai quật khảo cổ, phát lộ. Cần có những biện pháp gia cố khẩn cấp cho nhóm phế tích này. Hiện trên mặt đất thuộc nhóm F có nhiều hiện vật bằng đá nằm rải rác. Cùng trong đợt khai quật cuối năm 2002 đã phát hiện thêm một số hiện vật thuộc nhóm F, trong đó có một lá đề bằng đá.

Nhóm tháp G: Nhóm tháp G hiện đang được trùng tu theo chương trình dự án hợp tác quốc tế do Chính phủ Italia tài trợ thông qua UNESCO. Các thành phần kiến trúc của nhóm tháp gồm có 5 phế tích từ G1 đến G5.

- Tình trạng cụ thể của từng tháp như sau:

+ Tháp G1: Đền thờ này còn nguyên vẹn nhất trong các phế tích của nhóm G nhưng cũng đã bị sụp đổ, mất dấu vết phần mái. Phần cửa ra vào đổ sạt mất nửa phía Bắc. Các mặt tường ở G1 vẫn đang tiếp tục sạt lở bởi các vết nứt lớn, các vị trí mặt tường phía Bắc và Đông thuộc góc Đông Bắc tháp hiện đang được chống đỡ tạm thời bằng các khung giàn sắt và gỗ, tránh nguy cơ sạt lở trong mùa mưa. + Tháp G2: Sau khi phát lộ khảo cổ học, phần còn lại của phế tích này đã được xuất lộ bao gồm các bậc đá phía đông và tây cùng một số khối tường xây với các gờ chỉ trang trí trên phần thân tháp và một số vị trí ốp phù điêu kala ở chân tháp. Tất cả các khối xây đều đang trong tình trạng bị xô lệch, nứt, nghiêng, rất nguy hiểm. Độ cao lớn nhất có thể xác định được còn lại khoảng 1,8m. Toàn bộ phần đế tháp đang được chống đỡ, gia cố tạm thời tránh sụp đổ. + Tháp G3: Trước khi được trùng tu, G3 cũng chỉ là một đống gạch đổ nát chỉ có thể xác định được một phần quy mô mặt bằng và các lối vào. Các phần tường còn lại hầu hết gạch bị mủn nát và có chiều cao khoảng 0,8m đến 2,1m.

.

có thể xác định được quy mô, lối vào các cửa sổ của phế tích này. Phần tường xây còn lại bị cây mọc đè lên, xuyên qua gây nên các vết nứt lớn. Gạch xây bị mủn nát, phong hoá. Chiều cao còn lại của tường khoảng hơn 1m.

+ Tháp G5: Đã sụp đổ hoàn toàn chỉ có thể hình dung được qua quy mô nền tháp. Các khối gạch bị rễ cây mọc xuyên qua. Các phần tường còn lại không quá 10 hàng gạch và cao khoảng 0,6m. + Tường bao của nhóm G: Tường bao khu sân đền chính được xây bằng đá ong. Sau quá trình khai quật và phát lộ khảo cổ học, các đoạn tường nửa phía Bắc nhóm tháp đã được trùng tu, gia cố, nửa phía Nam sẽ được tiếp tục trùng tu trong năm 2007.

Nhóm tháp H: Nhóm tháp này có 4 phế tích từ H1 đến H4. Hiện còn dấu vết của cả 4 tháp.

- Tình trạng cụ thể của từng phế tích trong nhóm này như sau: + Tháp H1: Đền thờ chính này đã bị sập đổ chỉ còn lại các tường ở phía Tây Bắc nhô lên trên đống đổ nát, cao khoảng 5,5m so với mặt đất hiện trạng và một phần chân đế của sảnh vào cao khoảng 1,2m. Các phần còn lại chỉ có thể xác định được quy mô mặt bằng qua dấu vết phần chân đế. Các phần tường hiện trạng còn khá rõ các chi tiết gờ tường, trụ tường, một phần của cửa giả và một số chi tiết phần chân đế.

+ Tháp H2: Chỉ còn lại phần chân đế vùi lấp dưới gạch vụn và đất chỉ có thể xác định được quy mô mặt bằng. Các phần tường còn lại này cao khoảng từ 1m đến 1,8m.

+ Tháp H3: Chỉ có thể xác định được quy mô mặt bằng qua phần nền còn lại. Phần nền gạch còn lại này cao khoảng 0,6m.

+ Tháp H4: Bị sập đổ hoàn toàn chỉ còn lại một đống gạch vụn không thể xác định được quy mô cũng như hình khối mặt bằng. + Tường bao nhóm H: Chỉ còn lại một số đoạn ở góc Đông Nam,

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)